1/ Cách tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Vietinbank
Công thức tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Vietinbank
Lãi tiền gửi không kỳ hạn = Số tiền gửi x số tháng gửi x lãi suất/12 = Số tiền gửi x số ngày gửi x lãi suất/365
Tổng số tiền tiết kiệm nhận được cuối kỳ = Số tiền gửi + tiền lãi gửi tiết kiệm
Ví dụ Khách hàng A có số dư tài khoản thanh toán tại Vietinbank là 20 triệu đồng. Vậy số tiền này được tính lãi tiền gửi không kỳ hạn hiện tại của Vietinbank là 0,1%/năm.
Sau 1 tháng (30 ngày) số dư tiền gửi trong tài khoản thanh toán sẽ sinh lãi như sau:
Lãi tiền gửi không kỳ hạn = 20.000.000 x 30 x 0,1%/365 = 1.644 đồng
Tổng số tiền nhận được cuối kỳ = 20.000.000 + 1.644 = 20.001.644 đ
2/ Cách tính lãi gửi tiết kiệm Vietinbank hàng kỳ
Khi bạn gửi một kỳ hạn và tất toán toàn bộ tiền gửi khi đến hạn thì tiền lãi được tính theo lãi đơn, tức là lãi suất gửi tiết kiệm chỉ tính một lần dựa trên số tiền gửi ban đầu.
Cách tính lãi tiết kiệm này áp dụng cho các trường hợp gửi tiết kiệm online và chọn phương thức đáo hạn là tất toán cả gốc và lãi HOẶC trường hợp gửi tiết kiệm tại quầy và đáo hạn sổ tiết kiệm khi đến hạn.
Công thức tính lãi gửi tiết kiệm ngân hàng Vietinbank theo từng kỳ hạn
Tiền lãi gửi tiết kiệm = Số tiền gửi x số tháng gửi x lãi suất/12
Tổng số tiền tiết kiệm khi tất toán = Số tiền gửi + tiền lãi gửi tiết kiệm
Ví dụ: Gửi tiết kiệm 100 triệu Vietinbank lãi bao nhiêu với thời hạn gửi 3 tháng lãi suất gửi tiết kiệm là 5%.
- Tiền lãi = 100.000.000 x 3 x 5%/12 = 1.250.000
- Tổng số tiền tiết kiệm nhận được sau 3 tháng= 100.000.000 + 1.250.000 = 101.250.000
3/ Cách tính lãi suất tiết kiệm tích lũy Vietinbank
Khi bạn chọn hình thức gửi tiết kiệm online, gửi một khoản ban đầu và chọn hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng thì số tiền gửi tiết kiệm này sẽ được tính theo lãi suất kép. Tức là toàn bộ số tiền được tất toán của kỳ hạn gửi trước bao gồm cả gốc và lãi được tiếp tục gửi sang kỳ hạn mới. Bạn cũng có thể gửi tiết kiệm tại quầy và chọn hình thức là gửi góp để được tính lãi kép.
Công thức tính lãi kép trên thế giới: FV = PV x (1+r/n)^nt
- FV (Future Value): giá trị tương lai, hay gọi là số tiền tiết kiệm nhận về trong tương lai
- PV (Present Value): giá trị hiện tại, hay gọi là số tiền gốc gửi ban đầu
- r – Interest Rate: lãi suất gửi tiết kiệm
- n – số lần tiền lãi được nhập gốc mỗi năm
- t – số năm gửi tiết kiệm
Ví dụ, gửi tiết kiệm 200 triệu, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 5,6%. Chọn hình thức lãi nhập gốc quay vòng (tức là cứ sau mỗi 6 tháng thì lãi nhập và gốc để tiếp tục gửi với kỳ hạn 6 tháng tiếp theo). Sau 3 năm nhận được bao nhiêu tiền lãi?
Tổng tiền tiết kiệm thực nhận sau 3 năm = 200.000.000 x (1 + 5,6%/2)^(2*3) = 236.041.673
Tiền lãi nhận được sau 3 năm= 236.041.673 – 200.000.000 = 36.041.673
⇒ Kiểm tra lại tiền lãi bằng cách tính theo lãi suất đơn = số tiền gửi * số tháng gửi * lãi suất gửi/12
Số lần gửi Số tiền gửi
(tiền gốc đầu kỳ)
Tiền lãi mỗi kỳ Cách tính tiền lãi 1 200.000.000 5.600.000 =200.000.000*6*5,6%/12 2 205.600.000 5.756.800 = 205.500.000*6*5,6%/12 3 211.356.800 5.917.990 = 211.151.250*6*5,6%/12 4 217.274.790 6.083.694 = 216.957.909*6*5,6%/12 5 223.358.485 6.254.038 = 222.924.252*6*5,6%/12 6 229.612.522 6.429.151 = 229.054.669*6*5,6%/12 Ngày đáo hạn Tổng tiền nhận được = 229.612.522 + 6.429.151 = 236.041.673
Trong bảng tính trên, kỳ hạn gửi là 6 tháng một lần, mà gửi tiền trong 3 năm nên tổng số lần gốc nhập lãi là 6 lần. Như vậy dù tính bằng công thức lãi kép hay công thức lãi đơn từng kỳ hạn gửi thì số tiền nhận được khi đáo hạn là bằng nhau.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!