Công thức tính điểm xét tuyển học bạ của Học viện Ngân hàng như thế nào?

Trao 50 suất học bổng cho sinh viên Học viện Ngân hàng BAV – MB Digital Hub: Không gian trải nghiệm ngân hàng số cho sinh viên Học viện Ngân hàng

Năm 2022, Học viện Ngân hàng tuyển 3.200 sinh viên bằng 5 phương thức gồm xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, dựa vào học bạ THPT, xét năng lực ngoại ngữ và kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cụ thể, Học viện Ngân hàng dành tới 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 25% chỉ tiêu xét học bạ THPT; 15% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS Academic, TOEFL iBT).

Ngoài ra, nhà trường còn xét tuyển dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (chiếm 10% chỉ tiêu).

Một, với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học bạ THPT, Học viện Ngân hàng tuyển 802 chỉ tiêu. Thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển đối với ngành đăng ký, nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: Có học lực năm lớp 12 đạt loại giỏi và có điểm xét tuyển cao hơn hoặc bằng mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển của ngành xét tuyển, cụ thể:

Điểm xét tuyển theo phương thức xét học bạ của Học viện Ngân hàng được tính theo công thức:

Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên + Điểm cộng đối tượng.

Trong đó, M1, M2, M3 là điểm trung bình cộng ba năm học THPT của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm ưu tiên bao gồm cả khu vực, đối tượng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, trường thêm 1,5 điểm cộng đối tượng với thí sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên.

Như vậy, theo công thức này, nếu không có điểm ưu tiên và điểm cộng đối tượng, thí sinh cần đạt trung bình gần 8,7 điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển mới đỗ vào ngành lấy điểm thấp nhất. Với những ngành lấy 28,25 điểm, các em cần đạt trung bình hơn 9,4 mỗi môn.

Hai, với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) đối với ngành đăng ký nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: Thứ nhất phải có học lực năm lớp 12 đạt loại giỏi. Thứ hai phải có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 100 điểm trở lên. Trường tuyển 320 chỉ tiêu theo phương thức này.

Ba, với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) đối với ngành đăng ký nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: Có học lực năm lớp 12 đạt loại giỏi; có chứng chỉ ngoại ngữ IELTS đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT đạt từ 72 điểm trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Nhật đạt từ N3 trở lên (chỉ riêng đối với chương trình đào tạo Kế toán định hướng Nhật bản và Công nghệ thông tin định hướng Nhật Bản).

Học viện Ngân hàng dành 478 chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Thí sinh đăng ký xét bằng phương thức này cũng cần có học lực lớp 12 đạt loại giỏi, có chứng chỉ IELTS đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT từ 72 điểm hoặc tiếng Nhật N3 trở lên (đối với chương trình đào tạo Kế toán và Công nghệ thông tin định hướng Nhật Bản).

Các mức điểm và điều kiện như trên đủ để trúng tuyển Học viện Ngân hàng. Tuy nhiên theo quy chế tuyển sinh năm nay, để trúng tuyển chính thức, thí sinh phải được công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng mọi phương thức lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 22/7 đến 20/8.