Hướng dẫn sử dụng xe đạp thể thao cơ bản | DNGBIKE

Hướng dẫn sử dụng xe đạp thể thao cơ bản cho người mới bắt đầu sử dụng

Xe đạp, một phương tiện di chuyển thô sơ đang được mọi người sử dụng thịnh hành để đi làm, đi học, tập thể dục, đi phượt, leo đèo đổ dốc hay những cuộc đua xe lớn mang tầm quốc tế như Tour The France.

Xe đạp thể thao giờ đây không chỉ còn dành cho giới trẻ hay những người hoạt động thể thao chuyên nghiệp nữa mà ngay cả sinh viên, dân văn phòng, hay những người lớn tuổi, … cũng đều có thể sắm cho mình một chiếc xe đạp thể thao.

Hướng dẫn sử dụng xe đạp thể thao cho người mới bắt đầu

Mặc dù đã phổ biến như vậy nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu nhiều về xe đạp thể thao thế hệ mới với cấu hình phức tạp hiện đại hơn so với xe đạp thô sơ ngày trước chỉ với 1 đĩa, 1 xích, 1 líp.

Xe đạp thể thao thời đại 4.0 đa dạng mẫu mã với các cấu hình khác nhau giúp người đạp có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vậy xe đạp thể thao ngày nay có gì khác và cách sử dụng chúng như thế nào?

Cùng DNGBIKE tìm hiểu cách sử dụng xe đạp thể thao cơ bản dành cho người mới bắt đầu.

1. Giới thiệu về bộ đề chuyển đổi tốc độ của xe đạp thể thao:

Xe đạp thể thao thường có 2 bộ phận chuyển tốc nằm trên ghi đông xe đạp (tay lái) với 2 dạng: núm vặn hoặc cần gạt (tay đề xe đạp). Bên tay trái là bộ chuyển đổi tốc độ đĩa (đề đĩa), tay phải là bộ chuyển đổi tốc độ líp (đề líp).

Bộ chuyển tốc đĩacó 3 tốc độ đóng vai trò quyết định tốc độ khi đạp xe:

+ Đĩa số 1 (đĩa nhỏ nhất) dùng cho địa hình leo dốc, đạp nhẹ xe di chuyển chậm.

+ Đĩa số 2 (đĩa vừa ở giữa) xe di chuyển với tốc độ vừa phải, đạp bình thường

+ Đĩa số 3 (đĩa lớn nhất) dùng trong trường hợp muốn đi nhanh hoặc khi tập luyện (Dành cho các cung đường bằng phẳng, dễ đi, thường dùng để đua thiên về tốc độ)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE ĐẠP - XE ĐẠP ĐÀ NẴNG

– Bộ chuyển tốc độ líp thường có từ 7 đến 12 tốc độ với mục đích chia nhỏ tốc độ đạp. Ví dụ sử dụng kết hợp đề líp 9 tương ứng với đề đĩa 3 như sau :

+ Đĩa 1 có thể kết hợp với líp số 1, 2, 3 và số 4. Ưu điểm: Đạp nhẹ, xe di chuyển chậm vượt qua những địa hình có độ dốc cao > 15 %.

+ Đĩa 2 có thể đạp với líp số 1 đến số 9 (nhưng khuyến khích chỉ nên kết hợp đĩa số 2 với líp số 3 đến số 7). Dùng cho đường bằng khi người sử dụng đạp ở tốc độ bình thường.

+ Đĩa 3 có thể kết hợp với líp số 5 đến số 9 . Ưu điểm : Đạp chậm lấy đà cho xe tăng tốc, thường được dùng cho quãng đường rút hoặc trong khi tập luyện với mụch đích rèn luyện sức khoẻ.

Hướng dẫn sử dụng bộ đề xe đạp đúng cách

Hướng dẫn sử dụng bộ đề xe đạp thể thao cho người mới

Trong trường hợp líp có nhiều hơn 9 tốc độ ta có thể nới rộng khung số cho phù hợp, 1 đĩa có thể đi kèm với nhiều líp hơn.

2. Hướng dẫn sử dụng xe đạp thể thao có tốc độ

Trong khi xe di chuyển, người sử dụng đang đạp thì mới có thể chuyển tốc độ. Khi chuyển lưu ý không đạp ngược pedan (bàn đạp), dễ gây quấn đề, bung líp và trượt xích. Xe trong trạng thái dừng hoặc đỗ không chuyển đề hoặc giả nếu có chyển thì khi xuất phát quý khách nên đạp tiến ngay ở vòng quay đầu tiên. Khi đã cố định tốc độ có thể đạp tiến lui tuỳ ý.

Để chạy xe an toàn và thoải mái, trong khi lái xe phải chú ý phối hợp với chiều cao của mỗi người, chiều dài (phần ngắn nhất) của đùi phải lớn hơn chiều cao của xe 1inch (25mm); Phải điều chỉnh phù hợp giữa yên xe và ghi đông, khi điều chỉnh phải chú ý đến ký hiệu độ sâu cho phép cắm vào phần thấp nhất của pô tăng và cọc yên, để tránh nguy hiểm . Điều chỉnh yên xe và ghi đông xe đạp: Đứng phía trước ghi đông, hai đùi kẹp chặt bánh xe trước, hai tay nắm lấy tay cầm của ghi đông, điều chỉnh ghi đông vuông góc 90 độ với thân xe, rồi xiết thật chặt cọc ghi đông; Sau khi điều chỉnh độ cao, góc độ của yên xe thích hợp, rồi xiết thật chặt tay quay cốt yên (hoặc ốc khóa cốt yên).

Điều chỉnh thắng xe: Bóp chặt 2 má phanh vào vành xe, nới lỏng ốc của bu lông phanh, xoay vặn điều chỉnh bu lông, điều chỉnh khoảng cách má phanh và vành xe khoảng 2mm rồi xiết chặt ốc của bu lông phanh

3. Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng xe đạp đúng cách

Xe đạp khi đưa vào sử dụng rất nhiều bộ phận của xe sẽ bị mài mòn tiêu hao, bu long, ốc vít dễ bị lờn răng, tuôn lỏng, nếu không chú ý đến hiện tượng phát sinh đó, sẽ dễ tạo nên các chướng ngại, khi vận hành dễ xảy ra nguy hiểm, cho nên hàng ngày phải chú ý kiểm tra, bảo dưỡng.

Hướng dẫn bảo dưỡng xe đạp đúng cách

Kiểm tra các bộ phận xe đạp: Các tính năng và hoạt động của các bộ phận trên xe có bình thường không, các bu long, ốc vít có bị hỏng, hóc, tuột lỏng không, các bộ phận có hiện tượng gì khác thường không… Tất cả đều phải hết sức chú ý. (Xem ngay bộ dụng cụ sửa xe đạp đa năng cần thiết cho người đạp xe) Bảo dưỡng xe đạp: Để đảm bảo chắc chắn xe vận hành an toàn, ngoài việc kiểm tra các bộ phận có hỏng hóc không, cần phải thường xuyên tăng cường bảo dưỡng các bộ phận như: thắng xe, bộ thay đổi tốc độ, các bộ phận truyền động… (Xem ngay bộ bảo dưỡng xe đạp cơ bản cần có để bảo vệ chiếc xe yêu quý của bạn luôn mới)

>>> Lưu ý dành cho người mới bắt đầu học cách sử dụng xe đạp thể thao: Dây thắng nếu có hiện tượng bung, sứt có thể gây sự cố đứt thắng, rất nguy hiểm, cần phải thay mới ngay. Các sự cố như: té ngã, tông xe, hoặc lọt xe vào chỗ lõm của mặt đường từ đó có thể gây ra những sự cố lớn, do đó nếu gặp phải những trường hợp trên cần phải kiểm tra ngay lập tức, khắc phục sự cố trước khi vận hành tiếp tục.