Dấu hiệu nhận biết rắn xuất hiện – Cần làm gì khi bị rắn cắn – Khử Trùng Xanh GFC

Rắn là loài bò sát không chân có họ hàng với cá sấu và thằn lằn. Thân chúng đầy vảy và chúng có thể nuốt các loài vật khác to hơn đầu của chúng rất nhiều.Hầu hết các loài rắn là sinh vật nhút nhát và chúng có xu hướng tránh tiếp xúc với con người. Chúng chỉ tấn công nếu bị dồn vào góc hay bị khiêu khích, trong đa số trường hợp, chúng tấn công để tự vệ. Tuy nhiên, cũng có khi gặp rắn trong nhà và nếu bạn gặp rắn, chúng tôi khuyến cáo bạn liên hệ với cơ sở bảo tồn động vật hoang dã để được trợ giúp. Hãy kiểm tra các dấu hiệu thường gặp như da rắn lột, và biết phải làm gì để ngăn chúng vào nhà hay công ty của bạn

Những dấu hiệu nhận biết rắn xuất hiện xung quanh nhà bạn

Hiếm khi bạn thấy rắn ở Việt Nam, trừ khi nhà hay doanh nghiệp của bạn có vườn hay không gian trống gần các khu vực cực kỳ hẻo lánh. Đa số các trường hợp, rắn chỉ có thể đi ngang qua khu vực vườn của bạn thôi.

Các dấu hiệu thường gặp cần để ý xem có rắn trong nhà hay doanh nghiệp của bạn hay không gồm:

  • Xác lột – rắn lột xác khoảng 6 lần một năm. Quá trình này gọi là thay da
  • Dấu vết – có thể thấy trên bụi mờ hay bề mặt có cát, nhất là qua các khu vực đất trống hẻo lánh.
  • Khu vực đất trống hẻo lánh, đồng hay bụi rậm.
  • Vườn có hồ, gỗ, đá hay đống gạch vụn.
  • Vườn có cỏ cao không dọn.
  • Bò sát là loài nhút nhát và thường sẽ lẩn trốn để tìm vật che chở nếu bị người hay thú cưng phát hiện.

Những điều bạn cần làm khi có dấu hiệu rắn xuất hiện

Có vài việc bạn có thể làm để ngăn rắn:

  • Cắt cỏ thường xuyên để cỏ ngắn lại.
  • Không chất đống gỗ, đá và xà bần.
  • Bịt các lỗ mà rắn có thể trốn như dưới nhà kho, sàn nhà và tường
  • Xây hàng rào hay tường quanh hồ để che chắn.

Rắn quanh nhà

Những điều bạn cần lưu ý khi bị rắn cắn

Thế giới có hàng trăm loài rắn nhưng chỉ một số ít là rắn độc. Tuy nhiên, nếu tỏ ra sợ hãi, đau đớn và hoảng loạn mà hầu hết chúng ta đều cảm thấy khi vô tình đối mặt với rắn, chúng ta sẽ không thể nào dễ dàng xác định được xem loài rắn mà chúng ta đang đối mặt có phải là rắn độc hay không.

Học và chỉ cho bạn và gia đình cách cảnh giác với rắn là một phần quan trọng để bảo vệ bạn và gia đình khỏi bị rắn cắn. Sự cảnh giác này về Rắn và vết rắn cắn là cách tiếp cận có 3 nhánh:

  • Ý thức được sự nguy hiểm của rắn và có biện pháp né tránh chúng.
  • Hãy ngăn chặn không cho rắn vào nhà và vườn nếu bạn có thể.
  • Biết được các triệu chứng khi bị rắn cắn và cách thức điều trị phù hợp.

Nọc độc của rắn ảnh hưởng thế nào?

Sự nguy hiểm do bị rắn cắn và tính độc hại của nọc rắn chích vào nạn nhân có mức độ khác nhau tùy theo loài rắn.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn cũng phụ thuộc vào từng loài và điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phân loại rắn độc theo nhóm dựa vào các đặc điểm của nọc độc. Các trường hợp bắt buộc điều trị vết rắn cắn được xác định xem nọc độc có gây hại đến tế bào không, có ảnh hưởng đến máu huyết hay nọc độc tác động đến thần kinh không và nếu điều trị sai không chỉ không có ích mà có thể còn làm cho nạn nhân trở nên nguy hiểm hơn.

  • Ảnh hưởng hưởng đến quá trình phân bào: một tác nhân hay quy trình mà độc hại đến các tế bào và ảnh hưởng đến chức năng hay hủy hoại tế bào.
  • Ảnh hưởng đến máu huyết: Một tác nhân hay quy trình có thể hủy hoại các tế bào hồng cầu và khiến màu không đông, dẫn đến chảy máu trong và xuất huyết.
  • Nọc độc tác động đến thần kinh: Một tác nhân hay quy trình hủy hoại hay tiêu diệt thần kinh hay các mô thần kinh.

Nọc độc của các loài rắn độc sẽ có biểu hiện ra sao

1. Nọc độc của rắn hổ lục và rắn Vipe có hại đối với tế bào

  • Thường có 2 vết răng ở chỗ vết cắn.
  • Vết cắn gây đau tức thì và sưng lên, bầm tím và phồng giộp
  • Các triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn và chóng mặt.
  • Cố định chân tay lại nhưng không được cản trở máu huyết lưu thông.

2. Nọc độc của rắn độc Châu Phi và rắn hổ mang tác động đến thần kinh

  • Thường có 2 vết răng ở chỗ vết cắn
  • Khi bị cắn có cảm giác giống như bị chích và ít hoặc không bầm tím và sưng.
  • Các triệu trứng bao gồm cảm giác bối rối, chóng mặt, nói không rõ, khó nuốt và khó thở
  • Cố định chân tay lại và hạn chế để máu lưu thông từ vết cắn về tim.
  • Trông nom nạn nhân cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

3. Nọc độc của rắn ráo và rắn nho ảnh hưởng đến máu

  • Đôi khi có thể thấy vết chích ở chỗ vết thương
  • Vết cắn thường không đau lắm nhưng trong vòng 1 giờ máu sẽ chảy ra nhiều ở chỗ vết cắn và bất kỳ vết đứt hay trầy xước nào trên cơ thể nạn nhân.
  • Các triệu chứng có thể là đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn.
  • Mặc dù sẽ rất hữu ích nếu hạn chế máu và bạch huyết chảy, nhưng quan trọng là không gây bầm tím vì có thể dẫn đến bị chảy máu dưới da sau đó.
  • Nếu Nọc độc phun vào mắt người, hãy sử dụng ngay bất kỳ chất lỏng nào có ở đó, có độ trung tính như nước hoặc sữa, nhưng mọi chất lỏng đều có tác dụng và rửa sạch mắt.

Vết cắn của rắn

Những điều nên làm và không nên làm khi bị rắn độc cắn

Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị Rắn cắn, nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng. Nếu không có triệu chứng gì trong vòng dưới nửa giờ sau khi bị rắn cắn khi đó có thể nghĩ là rắn đó không phải là rắn độc, chúng không thể tiêm nọc độc vào hoặc rắn đã quá già và có ít hoặc không có nọc độc nữa.

1. Điều bạn nên làm:

  • Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.
  • Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết đưa nạn nhân đến chỗ có bóng râm.
  • Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
  • Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.
  • Rửa sạch và băng bó vết thương cẩn thận để không tạo áp suất và gây bầm tím.
  • Sẵn sàng trông nom nạn nhân nếu cần thiết
  • Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

2. Điều bạn không nên làm

  • Có thể có những quan điểm khác nhau về những gì nên làm khi bị rắn cắn, sự thống nhất về những gì không nên làm phải được nhất quán:
  • Cho phép nạn nhân cử động hay tự ấn lên vết thương.
  • Chích vết cắn ra hoặc cố gắng nặn nọc độc ra.
  • Cho nạn nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì đặc biệt là rượu
  • Sử dụng thuốc tím hay dung dịch nào để bôi lên hoặc gần chỗ vết cắn.
  • Sử dụng nước pha xà phòng xoa xung quanh vết cắn
  • Để các dải quấn quá dài.
  • Để nạn nhân ở một mình
  • Lấy đá trườm lên vết thương
  • Ngâm bộ phận bị thương vào bất kỳ dung dịch nào

XEM THÊM: Rắn – Những loại rắn độc phổ biến hiện nay