Nguyên liệu
- 30g gạo tẻ
- 30g cá thu
- 15g đậu xanh không vỏ (đậu xanh cà)
- 1 củ hành tím nhỏ
- 2 cây hành
- 3 cây ngò rí
- Các gia vị cần thiết
Cách thực hiện
- Đậu xanh nhặt bỏ hạt lép, hạt mốc, đãi sạch rồi ngâm nước trong khoảng 3 giờ.
- Sau đó, bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu đến khi chín nhừ.
- Cá thu rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn rồi ướp với hành tím băm nhỏ, một chút xíu muối hay nước mắm.
- Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào phi thơm hành, cho cá thu vào xào chín.
- Khi cháo chín nhừ, cho cá vào đảo đều rồi đun sôi lại.
- Thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ vào cháo rồi nêm nếm lại sao cho phù hợp với bé.
Các lợi ích của cá thu đối với bé
Nhiều mẹ rất quan tâm việc thêm cá thu vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Nguyên do là loại cá này không chỉ là thực phẩm ăn dặm mới lạ, ngon miệng cho các bé mà cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
- Bảo vệ tim mạch: Tuy bạn có thể bổ sung protein cho bé từ nhiều thực phẩm khác nhưng một số nguồn protein có thể có quá nhiều calo cho trẻ nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim. Nguồn protein từ cá thu lại rất giàu omega-3 và ít chất béo bão hòa. Lượng protein này sẽ giúp bảo vệ tim mạch và hạn chế mảng bám ở động mạch.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Cá thu chứa omega-3 giúp máu lưu thông đều đặn cũng như tăng cường trao đổi chất. Điều này là rất quan trọng trong việc giúp bé phát triển khỏe mạnh.
- Hỗ trợ tế bào hồng cầu: Lượng vitamin nhóm B dồi dào trong cá thu có thể kích thích quá trình tạo hồng cầu ở trẻ, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
- Giúp xương và răng chắc khỏe: Cá thu chứa nhiều các khoáng chất giúp xương và răng chắc khỏe như canxi, kali, selen và magie.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Việc tiêu thụ cá thu có thể giúp bé tăng kháng thể và chống lại các vi khuẩn gây bệnh và nhanh lành các vết thương hơn.
- Tăng cường hoạt động tế bào: Trong cá thu có chứa omega-3 và folate giúp bảo vệ tế bào da khỏi các bệnh như chàm eczema và vảy nến. Bên cạnh đó, omega-3 cũng góp phần hình thành và phát triển tế bào thần kinh cho bé.
- Tăng cường chất xám: Việc bổ sung cá thường xuyên vào chế độ ăn của bé sẽ giúp phát triển chất xám ở trung tâm não cũng như điều tiết trí nhớ và cảm xúc. Omega-3 trong cá cũng có thể giúp bé bớt căng thẳng.
- Giảm nguy cơ tiểu đường type 1 ở bé: Tiểu đường type 1 là tình trạng hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong tuyến tụy khiến tuyến tụy không sản xuất insulin. Omega-3 trong cá thu có thể thay đổi hệ thống miễn dịch và kháng viêm, giúp giảm nguy mắc bệnh này.
Mẹ cần chú ý những gì trong cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm?
Khi áp dụng những cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm trên, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Lựa cá thu tươi ngon: Trong cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm, để có bát cháo ăn dặm thơm ngon cho bé, bạn cần lựa được cá thu thật tươi. Khi lựa, bạn nên chọn những miếng cá có thịt trong, da bóng và không bị nát.
- Sơ chế cá thật kỹ: Cá thu là loại cá biển có mùi tanh đặc trưng nên bé có thể sẽ không ăn nếu bạn không sơ chế cá kỹ để loại bỏ mùi tanh. Cách nấu cháo cá cho bé không bị tanh là bạn cần cạo sạch vảy, bỏ ruột, làm sạch cá rồi ngâm và rửa cá với nước vo gạo, rượu, gừng, giấm hay nước muối trong 15 phút. Sau đó, bạn nên rửa cá lại bằng nước lạnh để khử hoàn toàn mùi tanh và loại bỏ da và xương.
- Chỉ cho bé ăn lượng vừa phải: Cá thu tuy bổ dưỡng nhưng lại có hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác nên có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ. Vậy nên, bạn chỉ cho bé ăn cá thu với một lượng vừa phải. Bạn có thể tham khảo lượng cá bé nên ăn theo độ tuổi như sau:
- Trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi: 1/4 – 3/4 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 1/2 – 1 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
- Trẻ từ 7 – 11 tuổi: 1 – 1,5 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 140g cá mỗi lần.
- Theo dõi xem trẻ có phản ứng không: Trẻ có thể bị dị ứng với cá biển với các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban, nôn, đau bụng, đau đầu, khó thở và tụt huyết áp… Vậy nên, bạn cần theo dõi xem trẻ có phản ứng dị ứng không khi bé mới tập làm quen với cá thu nhé.
Các cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm không hề khó và đem lại cho bé một bữa ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Nếu bé cưng nhà bạn có chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng, bé sẽ có thể phát triển thật khỏe mạnh và toàn diện đấy.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!