Cách làm máy phát điện bằng sức gió từ motor là một trong những sáng tạo của người dùng. Với khả năng biến đổi cơ năng thành điện năng hiệu quả. thiết bị này sẽ là phương tiện hữu ích cho hộ gia đình ở vùng núi, hải đảo không có nguồn điện để sinh hoạt. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng motor để làm máy phát điện bằng sức gió với chi phí rẻ nhất và nhanh chóng.
Các vật liệu chuẩn bị để làm máy phát điện bằng sức gió
-
- Motor máy phát điện (Mức giá 730.000đ)
- Một bộ cánh quạt xử lý hướng gió ( có thể tự chế từ ống nhựa PVC)
- Trụ đỡ Tower: được làm bằng kim loại có khả năng chịu lực cao. Tốt nhất hãy sử dụng ống inox giúp hạn chế rung lắc trong quá trình sử dụng.
- Hệ thống dây điện để kết nối máy phát điện đến các thiết bị điện.
Các bước chế tạo máy phát điện bằng sức gió từ motor điện
Cách tự chế máy phát điện gió bằng motor thực ra không quá khó, người dùng chỉ cần thực hiện đúng quy trình theo những bước dưới đây là đã có thể sử dụng được hiệu quả rồi đấy.
Bước 1: Chế tạo quạt gió
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Chúng ta tiến hành làm cánh quạt gió bằng chiếc ống nhựa PVC. Ống nhựa này người dùng có thể mua ở nhiều cửa hàng điện nước. Sử dụng ống nhựa có đường kính khoảng 10cm, chiều dài 60cm. Tạo ra 4 cánh quạt có kích thước bằng nhau.
Bước 2: Thiết kế Hub để gắn cánh quạt và động cơ
Sau khi đã chế tạo thành công quạt gió. Bước tiếp theo sẽ tạo một bộ hub ở trung tâm để cố định các cánh quạt. Bạn có thể sử dụng bánh răng hoặc ròng rọc để cố định cho cánh quạt. Lưu ý, bộ phận hub cần phải vừa với trục của động cơ.
Lắp cánh quạt vào bánh răng và cố định chúng bằng ốc. Sử dụng nắp để che đi phần đầu của cánh quạt.
Bước 3: Chế bộ định hướng gió tuabin
Để làm được bộ phận này, người dùng phải sử dụng một thanh gỗ có chiều dài khoảng 70cm. Đầu của thanh gỗ này gắn với motor, đầu kia gắn với tấm nhôm cứng có độ dài khoảng 30cm và rộng 24cm. Nên điều chỉnh linh hoạt để các bộ phận được khớp nối với nhau.
Bước 5: Chế tạo trục đỡ bằng kim loại
Ở bước này, chúng ta tiếp tục sử dụng 1 trục kim loại có hình trụ tương đương với thanh gỗ ở bước 4. Trục này được sử dụng với chức năng là trục đỡ. Bên trong trục rỗng để luồn dây điện vào trong.
Bước 6: Làm hệ thống điều khiển điện tử
Nếu bạn hiểu biết về lĩnh vực điện thì có thể tự sáng tạo cho mình một bảng điều khiển điện tử. Tuy nhiên những ai không thành thạo thì nên mua hệ thống điều khiển tại các cửa hàng kinh doanh linh kiện điện tử. Sau đó ráp vào máy phát điện gió tự chế nữa là hoàn thành xong.
Bước 7: Dựng tháp tuabin gió
Sau khi lắp ráp thành công. Lúc này bạn tiến hành dựng chân tháp xuống đất và cố định. Sử dụng dây điện để kết nối máy phát điện gió với thiết bị điện. Việc còn lại chỉ cần chờ quạt quay là đã có điện để sử dụng
Chi phí linh kiện làm máy phát điện bằng sức gió từ motor điện
-
- Động cơ điện: 730.000 VNĐ
- Ống nhựa PVC: 100.000 VNĐ
- Bánh răng: 120.000 VNĐ
- Ròng rọc kéo: 50.000VNĐ
- Cọc gỗ và nhôm phế liệu: 0 VNĐ
- Cáp nguồn (dây điện cũ nếu có): 0 VNĐ
- Ắc quy điện: 590.000 VNĐ
- Bộ biến tần: 50.000 VNĐ
- Sơn: 30.000 VNĐ
Chi phí: 1.670.000 VNĐ
Có thể thấy, cách làm máy phát điện gió bằng motor dễ vừa đơn giản mà chi phí khá rẻ. chắc chắn đây sẽ là một sự lựa chọn tốt tối với hộ gia đình không có nguồn điện sử dụng.
Ở bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn cách làm máy phát điện gió bằng motor đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Tham khảo ngay để biết cách lắp đặt nhé. Hoặc nếu cần tư vấn kỹ hơn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0937 623 786.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!