Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm đơn giản, an toàn, giàu dinh dưỡng | Organica

1/ Cẩn thận khi chọn gạo làm bột gạo cho bé ăn dặm

Bột gạo ngon hay không? Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng hay không? Và đặc biệt là có an toàn và phù hợp với thể trạng của con bạn hay không?… 90% phụ thuộc vào loại gạo mà mẹ sử dụng để làm bột gạo cho bé ăn dặm. Thế nên, trước khi học cách làm bột gạo thì mẹ cần biết cách chọn gạo đúng chuẩn.

Gạo như thế nào là đúng chuẩn?

Gạo phải đảm bảo an toàn

Bột gạo là thành phẩm từ gạo sau khi xay mịn. Chính vì vậy, nếu gạo không đảm bảo an toàn thì bột gạo cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là ở độ tuổi ăn dặm, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ cực kỳ yếu ớt.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại gạo “sạch”, gạo “an toàn”. Tuy nhiên, mẹ cần tỉnh táo đọc kỹ các thông tin sản phẩm (nguồn gốc, chứng nhận, phương thức trồng trọt, sản xuất…) tránh mua phải gạo “đội lốt” gạo sạch. Để đảm bảo độ an toàn cao nhất, lời khuyên là mẹ nên tìm kiếm dòng gạo hữu cơ – dòng gạo được trồng, thu hoạch, sản xuất theo chuẩn hữu cơ, không có sự can thiệp của hóa chất.

Bạn có thể so sánh gạo thường, gạo sạch và gạo an toàn qua bảng sau để có cái nhìn tổng quan hơn.

Phân biệt

Gạo thường (gạo kém chất lượng)

Gạo sạch

Gạo hữu cơ

Nguồn gốc

Khó kiểm soát

Rõ ràng

Được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ từ tổ chức hữu cơ hàng đầu thế giới (USDA, EU..)

Giá trị dinh dưỡng

Thấp

Gạo tẩy trắng giá trị dinh dưỡng bị suy giảm

Gạo không tẩy trắng, canh tác chuẩn hữu cơ, giá trị dinh dưỡng cao

Hóa chất tồn dư (trồng trọt, bảo quản)

Khó kiểm soát

Có sử dụng hóa chất nhưng được kiểm soát ở ngưỡng an toàn

  • Không sử dụng phân bón hóa học
  • Không thuốc bảo vệ thực vật
  • Không chất kích thích tăng trưởng
  • Không biến đổi gen (GMO)
  • Không chất tẩy trắng, tạo màu…
  • Không chất bảo quản

Hương vị

Không mùi hoặc mùi nồng (một số được tẩm hương

Mùi thơm tự nhiên

Mùi thơm tự nhiên

Chọn gạo tẻ, gạo nếp hay gạo lứt

Sau khi chọn được gạo chất lượng, yêu cầu thứ 2 đó là tìm mua loại gạo phù hợp với độ tuổi của bé. Hầu hết với các bé mới bắt đầu sử dụng bột gạo thì mẹ nên dùng gạo tẻ, không nên dùng gạo nếp dễ khiến bé rơi vào tình trạng khó tiêu.

Sau khi bé ăn gạo tẻ được một thời gian thì mẹ có thể kết hợp với gạo nếp hoặc gạo lứt để bổ sung thêm dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của bé cũng như tạo sự mới lạ để trẻ thích thú hơn.

2/ Có nên xay gạo cùng các loại hạt hay không?

Nhiều bà mẹ thường kết hợp xay gạo cùng với các loại hạt đậu, ngũ cốc, hạt sen… với quan niệm, càng đa dạng nguyên liệu thì càng bổ sung được nhiều vitamin và khoáng chất cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kết hợp này cần phù hợp với độ tuổi của bé, nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng khó tiêu. Cụ thể, với các bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên áp dụng cách này, nếu muốn bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất thì nên chọn rau củ là tốt nhất.

3/ Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm

Sau khi đã chọn được gạo làm bột gạo cho bé ăn dặm, mẹ cần thực hiện các bước sau:

  • Nhặt sạch sạn, trộn đều gạo tẻ trắng với gạo nếp với tỷ lệ 8:1
  • Cho hỗn hợp gạo vào máy xay, xay từ 2-4 phút cho mịn
  • Lọc bằng rây, sau đó xay thêm một lần nữa để bột mịn và đều hơn.

Mẹ bảo quản bột gạo trong hũ kín, dùng dần, không nên xay nhiều quá, để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bột.

4/ Cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm

Sau khi biết cách làm bột gạo, mẹ có thể sử dụng bột gạo kết hợp với nhiều loại thịt, cá, rau, củ, quả…để nấu cháo cho bé ăn dặm. Tùy vào độ tuổi mà tỷ lệ nấu bột gạo cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là bảng tỷ lệ nấu bột gạo mẹ cần lưu ý:

Tuổi của bé

Tỷ lệ bột và nước

Định lượng bột

Lượng nước

6-7 tháng tuổi

1:12

20g

250ml

6-7 tháng tuổi

1:10

25g

250ml

8-11 tháng tuổi

1:8

30g

250ml

8-11 tháng tuổi

1:6

40g

250ml

Cháo để cấp đông trong ngăn đá

1:5

50g

250ml

Tùy vào thể trạng và khả năng thích nghi của từng bé mà mẹ có thể cân chỉnh tỷ lệ bột nước cho phù hợp. Ví dụ nếu bé 6-7 tháng tuổi có thể ăn tốt với tỷ lệ 1:10 thì mẹ cứ giữ cho bé ăn với tỷ lệ này, không nên nhanh chóng tăng lượng nước.

Lưu ý dù mỗi bé khả năng thích nghi khác nhau, tuy nhiên mẹ vẫn cần giữ nguyên tắc cho ăn từ loãng đến đặc để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Đối với thức ăn để đông, mẹ không nên để quá 1 tuần vừa mất chất dinh dưỡng vừa ảnh hưởng đến hương vị khiến bé không hứng thú.

Tóm lại, cách làm bột gạo cho bé ăn dặm không quá khó, quan trọng là mẹ cần biết cách lựa chọn loại gạo đảm bảo chất lượng, tiệt trùng các vật dụng đựng thức ăn của bé trước khi dùng và quan trọng hơn hết là mẹ cần hiểu được thể trạng của con mình để có sự điều chỉnh phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào giúp các mẹ giải quyết được các mối băn khoăn khi cho con ăn dặm với bột gạo.

Nếu có nhu cầu mua gạo hữu cơ chất lượng cho bé, mẹ đừng quên liên hệ ngay vào 0901 828 689 để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm.

>>>Tham khảo: Sản phẩm gạo hữu cơ đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) & EU đảm bảo sạch và an toàn cho người sử dụng