Cách kiểm tra nguồn máy tính bao nhiêu w

Tính công suất nguồn máy tính bằng phương pháp truyền thống

Đây là cách tính công suất nguồn đơn giản, nhanh chóng và cực kỳ chuẩn xác. Với cách tính công suất nguồn máy tính này, đầu tiên bạn cần xác định được công suất của các linh kiện trong máy tính là bao nhiêu. Sau đó, cộng tất cả chúng với nhau và thêm 100W là ra công suất nguồn cụ thể. Nhờ cách tính này, bạn có thể lựa chọn được bộ nguồn phù hợp với cấu hình máy tính nhất.

Theo đó, công suất nguồn PC được tính theo công thức như sau: Công suất tất cả các bộ phận PC + 100W.

tính công suất nguồn máy tính 1

Tính công suất nguồn máy tính bằng phần mềm

Để thuận tiện cho việc tính công suất tiêu thụ điện của máy tính, hiện nay có rất nhiều phần mềm hoàn toàn đáp ứng được việc này.

Phần mềm CPU – Z

Đây là phần mềm không chỉ giúp bạn kiểm tra được máy điện năng tiêu thụ của máy tính mà còn cung cấp các thông số của bộ xử lý, chipset, mainboard… Để sử dụng, bạn cần tải ứng dụng và cài đặt nó trên máy tính. Khởi động app CPU – Z lên, bạn sẽ thấy giao diện hiển thị một loạt tab như CPU, Caches, Memory, SPD… Tại tab CPU bạn sẽ thấy hiển thị phần “Max TDP”. Đây chính là phần công suất tiêu thị của bộ nguồn PC.

tính công suất nguồn máy tính 2

Phần mềm LocalCooling

Tương tự như CPU – Z, LocalCooling cũng giúp bạn xác định được công suất nguồn máy tính. Ngoài ra, ứng dụng này còn hỗ trợ làm giảm công suất tiêu thụ của máy tính. Đầu tiên, bạn cần tải phần mềm về máy tính.

Tiếp đến, hãy khởi động phần mềm và chọn “My power”. Tại tab này, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ công suất tiêu thụ của máy tính cũng như công suất của các linh kiện khác như: CPU, ổ cứng, card màn hình, loa, quạt… Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho máy tính, hãy nhấn chọn tab “General”. Lúc này, bạn có thể chọn các mức độ tuỳ ý như: Low, Medium, High và Custom.

tính công suất nguồn máy tính 3

Phần mềm Overclocklator

Sau khi tải thành công phần mềm về máy tính, hãy điền đầy đủ các thông số cấu hình. Tiếp đó, nhấn “Calculator” để phần mềm bắt đầu tính công suất nguồn máy tính. Tất cả thông tin về công suất tiêu thụ của máy tính sẽ hiển thị đầy đủ ở tab “Power Supply”. Dựa vào những thông tin này, phần mềm cũng đưa ra đề xuất số lượng W phù hợp nhất với máy tính của bạn.

tính công suất nguồn máy tính 4

Tính công suất nguồn máy tính qua website Cooler Master

  • Bước 1: Truy cập vào website Cooler Master.
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cho các mục: CPU, SSD, HDD, Optical Driver, RAM, GPU, mainboard (Linh kiện nào không có thông tin bạn có thể bỏ qua).
  • Bước 3: Sau khi điền đầy đủ thông tin, website sẽ bắt đầu tính toán công suất PSU của máy tính. Cuối cùng, kết quả PSU nhận được sẽ được hiển thị ở góc phải màn hình. Dựa vào công suất gợi ý của website bạn sẽ lựa chọn được bộ nguồn phù hợp với máy tính nhất.

tính công suất nguồn máy tính 5

Gợi ý một số bộ nguồn PSU cho từng tầm giá

Biết cách tính công suất nguồn máy tính phù hợp sẽ giúp bạn lựa chọn được bộ nguồn phù hợp nhất. Dưới đây, FPT Shop đã tổng hợp lại một số bộ nguồn từng phân khúc để bạn dễ chọn được nguồn phù hợp. Cụ thể như sau:

Bộ nguồn PSU dưới 1 triệu đồng

  • Nguồn máy tính Xigmatek X – Power III 350 (250W, 230V) (Giá 390.000đ)
  • Nguồn máy tính Xigmatek X – Power III 450 (450W, 230V) (Giá 630.000đ)
  • Nguồn máy tính Xigmatek X – Power III 550 (500W, 230V) (Giá 840.000đ)
  • Nguồn máy tính Xigmatek X – Power III 650 (600W, 230V) (Giá 920.000đ)
  • Nguồn máy tính Corsair CV450 (450W, 100 – 240V) (Giá 990.000đ)

tính công suất nguồn máy tính 6

Bộ nguồn PSU 1-2 triệu đồng

  • Nguồn máy tính Corsair CV550 (550W, 100 – 240V) (Giá 1.24 triệu đồng)
  • Nguồn máy tính MSI MAG A550BN (550W, 100 – 240V) (Giá 1.34 triệu đồng)
  • Nguồn máy tính Corsair CX550 (550W, 100 – 240V) (Giá 1.48 triệu đồng)
  • Nguồn máy tính Corsair CV75 80 Plus Bronze (750W, 100 – 240V) (Giá 1.73 triệu đồng)

tính công suất nguồn máy tính 7

Bộ nguồn PSU tầm 2-3 triệu đồng

  • Nguồn máy tính Corsair CX750M (750W, 100 – 240V) (Giá 2.54 triệu đồng)
  • Nguồn máy tính Deepcool DQ750 – M V2L (750W, 200 – 240V) (Giá 2.62 triệu đồng)
  • Nguồn máy tính Deepcool DQ750 – M V2L WH (750W, 200 – 240V) (Giá 2.25 triệu đồng)
  • Nguồn máy tính Cooler Master 750W MWE Gold V2 (750W, 90 – 264V) (Giá 2.5 triệu đồng)

tính công suất nguồn máy tính 8

Bộ nguồn PSU trên 3 triệu đồng

  • Nguồn máy tính Cooler Master 850W V Gold V2 White (giá 3.45 triệu đồng).
  • Nguồn máy tính GIGABYTE AORUS GP – AP850GM 850W (giá 3.89 triệu đồng).
  • Nguồn máy tính Corsair RM1000X 80 Plus 1000 (giá 5.05 triệu đồng).
  • Nguồn máy tính Corsair RM1000X 80 Plus 1000W (giá 13 triệu đồng).

Qua bài viết này, FPT Shop đã chia sẻ cho bạn cách tính công suất nguồn máy tính PC đơn giản, nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Đồng thời cũng chia sẻ thêm những nguồn máy tính cho từng phân khúc giá, để bạn có thể chọn được nguồn ưng ý. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Xem thêm:

Bộ nguồn máy tính là gì? Những điều bạn nên biết về bộ nguồn máy tính

Nguồn công suất thực là gì? Cách chọn nguồn công suất máy tính phù hợp

Chứng nhận 80 PLUS trên bộ nguồn máy tính là gì? Có các cấp độ 80 Plus nào