Khi ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào trong doanh nghiệp, nếu lọt qua vòng hồ sơ bạn sẽ có cơ hội tham gia phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng. Để tạo ấn tượng, bạn không những nên ứng biến nhanh nhạy trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng mà còn cần chú ý đến cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn.
Tham khảo ngay bài viết dưới đây trong chuyên mục cẩm nang tuyển dụng của tuyendung.topcv.vn để xem bạn nên lưu ý những gì để gây ấn tượng ngay lập tức với nhà tuyển dụng.
Giới thiệu bản thân có quan trọng khi phỏng vấn?
Nếu từng tham gia phỏng vấn, bạn sẽ thấy, trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng muốn ứng viên giới thiệu về bản thân đầu tiên. Qua cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ nắm được thông tin cá nhân cơ bản và những điểm nổi bật về ứng viên.
>>>Xem thêm: Cách sàng lọc hồ sơ ứng viên tìm việc hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Từ cách giới thiệu bản thân trong CV và thực tế phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ quan sát được cách ứng xử, thái độ, sự tự tin của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc, văn hóa doanh nghiệp để đưa ra quyết định tuyển dụng hợp lý nhất.
Cách giới thiệu bản thân gây ấn tượng cũng giúp bạn dễ dàng thể hiện được điểm mạnh hay điểm khác biệt của bản thân so với các đối thủ khác. Đây còn là một lợi thế để nhà tuyển dụng thấy được bạn có hay không phù hợp với vị trí họ tuyển dụng.
Những nội dung nên có trong phần giới thiệu bản thân
Trong lời giới thiệu bản thân, ngoài thông tin cá nhân, hãy thêm vào các nội dung dưới đây để được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Lời cảm ơn với nhà tuyển dụng
Trước khi giới thiệu bản thân, bạn nên gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng vì đã trao cơ hội để có mặt trong buổi phỏng vấn này.Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy được tôn trọng, qua đó sẽ cho bạn những đánh giá tích cực. Ngoài ra, hành động này còn cho thấy đây là ứng viên chuyên nghiệp, đáng tin cậy.
Giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi
Trong phần mở đầu, bạn nên giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi tác của mình. Nếu có bí danh cũng nên nói ngay rồi mới đề cập chi tiết đến học vấn, kỹ năng… Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm được các thông tin cơ bản về ứng viên.
Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn
Mặc dù trong CV đã đề cập về học vấn, trình độ chuyên môn nhưng bạn nên nhắc lại các thông tin này để nhà tuyển dụng ghi nhớ kỹ hơn.
Hơn nữa, trong khuôn khổ giới hạn của một chiếc CV, ứng viên chưa thể trình bày hết các điểm mạnh của bản thân. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho bạn thể hiện bằng lời nói nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
>>>Xem thêm: Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? 7 yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Nói về kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung được nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm. Do đó, bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn có thể tự tin kể về các hoạt động tình nguyện hoặc hoạt động xã hội từng tham gia. Qua đó, bạn có được kinh nghiệm, bài học gì có thể áp dụng cho vị trí ứng tuyển.
Nếu là người đã có kinh nghiệm làm việc, bạn nên trình bày khéo léo và tự tin. Hãy nhấn mạnh vào các bài học, kinh nghiệm liên quan tới công việc ứng tuyển nhằm tạo sự nổi bật trong phần giới thiệu bản thân.
Đề cập đến điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Trình bày điểm mạnh, điểm yếu của bản thân giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có hay không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và trình bày chúng một cách ngắn gọn, rõ ràng.
Đặc biệt, nội dung này rất cần thiết với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Đây là yếu tố để nhà tuyển dụng cân nhắc, đánh giá xem bạn có hay không khả năng thay đổi, phấn đấu để phù hợp với công việc và văn hóa doanh nghiệp.
Nói về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Bạn nên sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình trong công việc. Việc các định rõ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn không chỉ giúp bạn định hướng, phát triển cho bản thân mà còn giúp nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp cũng như tầm nhìn của ứng viên
Nguyện vọng trong công việc
Qua những nguyện vọng về vị trí, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến,… nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc, lựa chọn ra ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, bạn nên thể hiện rõ với nhà tuyển dụng sở nguyện về công việc, mong muốn được tuyển dụng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Cảm ơn sau khi hoàn thành bài giới thiệu
Kết thúc phần giới thiệu bản thân, bạn hãy gửi lời cảm ơn đến bộ phận nhân sự vì đã lắng nghe. Đây vừa là câu kết thúc chân thành, không bị đơn điệu vừa giúp ứng viên trở nên lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng.
>>>Xem thêm: Đâu là trang tuyển dụng uy tín hàng đầu hiện nay?
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn gây ấn tượng
Buổi phỏng vấn là cánh cửa quyết định ứng viên có hay không được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, ở cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn gây ấn tượng, ứng viên cần chú ý các điều sau:
Ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn
Để có thể tự tin cũng như tạo cảm giác đáng tin cậy với nhà tuyển dụng, tư thế ngồi, phong thái khi ngồi phỏng vấn của ứng viên rất quan trọng:• Ngồi thẳng hoặc hơi nghiêng nhẹ về phía trước tỏ ý đang lắng nghe• Đầu giữ tư thế cân bằng, mắt nhìn thẳng. Tuyệt đối không ngó nghiêng ngó dọc, mắt liếc hay không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng• 2 cánh tay để gần hông thể hiện sự đón nhận thông tin• Chân để phía trước, giữ cố định. Tuyệt đối không vắt chéo chân, gác chân lên gối vì rất phản cảm.
Tìm hiểu và tập luyện sẵn cách giới thiệu bản thân
Bạn nên chuẩn bị bài giới thiệu bản thân và tập luyện nhiều lần tại nhà để tránh mắc lỗi trong buổi phỏng vấn thực tế. Bài giới thiệu bản thân nên trình bày ngắn gọn, nói được những ý chính, điểm nổi bật.
Hãy dùng từ ngữ đơn giản, câu văn ngắn gọn, mạch lạc và rõ ràng. Trong cách trình bày, bạn nên khiêm tốn, trung thực khi giới thiệu về bản thân để nhà tuyển dụng thấy được tác phong chuyên nghiệp của ứng viên.
Giữ phong thái phù hợp khi giới thiệu bản thân và trả lời phỏng vấn
Một ánh mắt nhanh nhẹn, có thần thái là điều nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên. Đặc biệt, một nụ cười tươi còn giúp cho không khí buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng, cũng thể hiện bạn là người tự tin, dám thử thách.
Ngoài ra, trong cách giới thiệu bản thân hay và ấn tượng, ứng viên nên có phong trình bày chậm rãi, nói chuyện to – rõ ràng – rành mạch. Điều này sẽ tạo ra điểm khác biệt, giúp bạn thành công thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
5 lưu ý quan trọng khi chuẩn bị bài giới thiệu bản thân
Để có được cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay và chuyên nghiệp, bạn cần đặc biệt lưu ý 5 vấn đề sau đây:
Tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng
Để chuẩn bị tốt, hãy tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp cũng như công việc bạn ứng tuyển. Qua đó, bạn sẽ thu thập được những thông tin cụ thể và cần thiết về: sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, tính chất công việc, văn hóa công ty, định hướng phát triển cho nhân viên trong công ty,… Từ đó, ứng viên dễ dàng tự đánh giá được mức độ phù hợp với môi trường làm việc cũng như trách nhiệm công việc.
Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng cho thấy bạn thực sự tâm huyết với vị trí công việc ứng tuyển. Cách này còn giúp gây ấn tượng, tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng, họ sẽ nhận thấy được tinh thần làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp từ bạn.
Chuẩn bị tinh thần tốt
Khi tham gia phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị một tâm lý tốt, bình tĩnh và thoải mái. Một tinh thần tốt sẽ giúp mở màn phần giới thiệu bản thân diễn ra suôn sẻ. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao tính nghiêm túc và sự chuẩn bị của bạn.
Tạo điểm nhấn cho bài giới thiệu
Nếu đi theo lối mòn nào đó hoặc sao chép trên mạng xã hội, thiếu sự sáng tạo sẽ khiến bài giới thiệu trở nên đơn điệu, nhàm chán, khó gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì vậy khi giới thiệu bản thân, bạn hãy tạo điểm nhấn ở các mục quan trọng như: mục tiêu nghề nghiệp, điểm mạnh hoặc kinh nghiệm làm việc.
Sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều, chớ nên lo lắng! Bạn có thể gây ấn tượng bằng sự nhiệt huyết, năng động, những bài học, kinh nghiệm có được từ các hoạt động, quá trình học tập trước đây. Qua đó, nhà tuyển dụng thấy được bạn là người ham học hỏi, có chí cầu tiến, chăm chỉ trong công việc.
>>>Xem thêm: Top các việc làm HOT nhất hiện nay tại TopCV.vn
Đừng giới thiệu quá khoa trương, phóng đại
Bạn cần có sự tự tin khi trao đổi với nhà tuyển dụng, thế nhưng đừng quá cường điệu khi nói về các điểm nổi bật của bản thân. Điều này khiến bài giới thiệu trở nên khoa trương, không chân thực và vô tình làm nhà tuyển dụng cảm thấy mất thiện cảm, khó có thể tin tưởng.
Vì vậy khi giới thiệu bản thân, bạn nên điều chỉnh và giữ thái độ, nhịp điều khi nói chuyện. Chỉ nên tập trung nói về mình với một giọng điệu trung tính, không quá phấn khích hay cao giọng.
Cảm ơn nhà tuyển dụng
Đây là hành động tưởng chừng đơn giản nhưng mang ý nghĩa rất lớn trong bài giới thiệu của ứng viên. Hãy cảm ơn cả khi bắt đầu và kết thúc phần giới thiệu bản thân. Điều này vừa thể hiện bạn là một người lịch sự vừa giúp nhà tuyển dụng cảm nhận được sự tôn trọng từ ứng viên.
Trên đây, tuyendung.topcv.vn vừa giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Làm sao gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà vẫn chứng minh bản thân khiêm tốn, chừng mực luôn là một vấn đề nan giải. Hy vọng, bài viết sẽ là nguồn tham khảo có ý nghĩa với tất cả các ứng viên. Chúc các ứng viên bình tĩnh, tự tin và phỏng vấn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!