Cách làm giảm độ PH của nước trong bể cá đạt chuẩn 2022

Độ pH của nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cá. Nhất là trường hợp nước trong bể có độ pH quá cao. Do đó, bên cạnh việc người nuôi cá nên tìm hiểu ý nghĩa của độ pH. Thường xuyên đo độ pH trong nước để kiểm soát nồng độ theo đúng chuẩn cho phép. Thì cũng nên tìm hiểu các cách làm giảm độ PH của nước trong bể cá.

>> Xem thêm: Cách nâng độ pH trong nước (nước giếng, nước sông, ao nuôi tôm cá)

cach-lam-giam-do-ph-cua-nuoc

Độ pH cao thấp trong bể cá có ý nghĩa gì?

Nếu như con người ưu tiên sử dụng nước uống có độ pH dao động từ 7.0 – 9.5. Thì cá lại ưa thích môi trường nước có độ pH từ 6.5 – 8.5 Điều đó có nghĩa là cá vẫn có thể phát triển tốt trong môi trường nước có tính axit. Nhưng không được quá thấp.

Đặc biết, nếu nước bể cá có có độ pH<5.5 sẽ tác động trực tiếp đến tính nhầy đặc trưng của da cá. Ảnh hưởng đến cơ chế hô hấp của chúng. Quan trọng hơn, pH quá thấp ~ nước có tính axit cao sẽ sinh ra các chất độc hại như H2S. Tác nhân gây cá chết và kéo dài thời gian phát dục, làm chậm sinh sản.

Quan trọng hơn, nếu pH vượt ngưỡng 8.5 ~ độ kiềm trong nước cao. Nồng độ này có khả năng phá hủy da và mang cá, ức chế quá trình hô hấp, khiến cá chết. Thêm vào đó, mức pH cao cũng sinh ra khí amoniac. Cực kì có hại cho cho việc trao đổi chất, quá trình hấp thu dinh dưỡng… của cá.

Các phương pháp đo độ pH trong bể cá dễ thực hiện nhất

Độ pH của nước trong bể cá bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Có thể kể đến như: thức ăn của cá, phân cá, lượng khí sục, các thực vật thủy sinh… Do đó, độ pH sẽ thường xuyên thay đổi. Và cần có phương pháp đo đạc, kiểm tra chính xác. Nhằm kiểm soát nồng độ pH phù hợp cho sự phát triển của cá.

Dùng dung dịch pH test kiểm tra độ pH

Đây là phương pháp đơn giản, truyền thống để xác định nồng độ pH cho nước trong bể cá. Chỉ việc nhỏ 3-4 giọt dung dịch vào mẫu thử đựng trong lọ thủy tinh đã được khử trùng. Chờ cho đến khi mẫu nước chuyển sắc và so sánh với thang đo pH. Như vậy, bạn có thể dễ dàng nhận biết được mức pH trong bể. Phương pháp này có chi phí rẻ nên được khá nhiều người ưa chuộng. Nhưng kết quả thu được chỉ mang tính tương đối. Chưa kể các dung dịch test hiện nay còn khá độc hại, không thực sự an toàn.

Dùng bút đo pH

Có thể nói đây là phương pháp đo chính xác nhất hiện nay. Đặc biệt, với đặc tính độ pH của nước trong bể cá luôn thay đổi. Một chiếc bút đo sẽ đơn giản hóa các công đoạn cần phải thực hiện. Chỉ cần nhúng bút đo vào mẫu nước cần đo hoặc nhúng trực tiếp vào bể. Việc này cực kỳ thuận tiện cho bạn khi cần đo pH liên tục.

Máy đo pH hiện nay có rất nhiều loại và có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều nơi. Mỗi loại sẽ có hướng dẫn sử dụng chi tiết, nên hãy nhớ xem thật kỹ trước khi đo. Nhằm mang đến kế quả có tỷ lệ chính xác cao nhất. Khi sử dụng xong, cũng đừng quên vệ sinh thiết bị đo và bảo quản cẩn thận. Để tiếp tục sử dụng ở các lần tiếp theo.

Cách làm giảm độ pH của nước trong bể cá đạt chuẩn 2020

Như đã nói, độ pH của nước trong bể luôn thay đổi. Và độ pH quá cao cũng ảnh hưởng đến tổng thể chu trình phát triển, sinh sản của cá. Theo đó, người nuôi cá cần biết cách làm giảm độ pH của nước sao cho đạt chuẩn và an toàn. Dưới đây là một vài phương pháp làm giảm pH mà bạn có thể áp dụng:

Sử dụng nước mưa

Nghe có vẻ khó tin nhưng bạn có thể dùng nước mưa để hòa với nước trong bể cá. Bởi nước mưa thường có một lượng axit nhỏ. Nhờ đó có thể trung hòa lại pH có trong nước nuôi cá. Dẫu vậy, WEPAR vẫn không khuyên người nuôi cá dùng cách này. Vì ngày nay, nước mưa ô nhiễm ở mức độ cao hơn trước rất nhiều. Còn chứa nhiều tạp chất và không được sạch hoàn toàn.

Sử dụng rêu bùn

Rêu bùn được dùng trồng nhiều trong chính bể cá để giảm độ pH. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cá. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đặt rêu bùn trong hộp lọc thay vì thả trực tiếp vào bể. Vì như vậy sẽ dễ khiến nước nuôi cá bị đục.

Sử dụng lá bàng

Cho những ai chưa biết, trong lá bàng cũng chứa một lượng axit nhỏ. Lượng axit này đủ để trung hòa tính bazo cao trong nước. Đặc biệt hơn, lá bàng còn chứa một loại kháng sinh rất tốt cho cá, giúp cá chống lại các bệnh tật. Do đó, đây là cách làm giảm PH của nước trong bể cá được rất nhiều người áp dụng. Chi phí cực rẻ mà hiệu quả cực cao.

Sử dụng hóa phẩm

Hóa phẩm tăng giảm pH có lẽ không còn quá xa lạ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều cửa hàng bán cá cảnh. Hoặc ở những nơi chuyên bán đồ xử lý nước cho công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa phẩm cũng nên cân nhắc đến liều lượng, xem kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Vì mỗi loại hóa phẩm sẽ có cách thức sử dụng khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Cách nâng độ pH của nước trong bể cá

>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng than củi để lọc nước cho bể cá cảnh

Bên cạnh việc giảm nồng độ pH, việc nâng pH trong trường hợp nước có tính axit quá cao cũng vô cùng cần thiết. Một số phương pháp đơn giản có thể kể đến như:

  • Dùng bộ lọc trung hòa pH.
  • Châm Soda hoặc Kali vào bể cá, nhưng nhớ cân nhắc liều lượng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cá.
  • Sử dụng vật liệu lọc nâng pH trong quá trình lọc nước.
  • Đặt san hô biển vào bể cá.
  • Sủi, sục khí oxy.

Lời kết

Có rất nhiều cách làm giảm độ PH của nước trong bể cá. Tùy vào sở thích và tình trạng sức khỏe của cá mà chọn lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Nếu cá yếu, tốt nhất bạn nên dùng các cách làm giảm độ pH của nước tự nhiên. Như vậy sẽ đảm bảo được quá trình phát triển ổn định của cá. Dù việc nâng pH tự nhiên không có hiệu quả ngay tức thì như việc sử dụng các hóa phẩm.