Chúng ta là người lớn đôi khi cũng chưa nhớ kỹ các quy tắc về các dấu trong tiếng Việt, có khi là cũng viết sai chính tả. Vậy thì khi dạy cho trẻ học viết chữ sẽ không thể nào giảng giải cho trẻ hiểu rõ và nhớ được. Ở đây Monkey xin liệt kê hết các dấu trong bảng dấu câu tiếng Việt cho bé tiểu học.
Vai trò của hệ thống dấu câu trong tiếng việt
Tiếng Việt của chúng ta có 11 loại dấu câu khác nhau và cách dùng dấu trong tiếng Việt của mỗi loại cũng có sự khác biệt. Có thể nói các dấu trong tiếng Việt là một bộ phần không thể thiếu để làm nên sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ Việt Nam.
Các dấu câu trong tiếng Việt là gì?
Về định nghĩa, dấu câu là phương tiện ngữ pháp trong tiếng Việt. Dấu cũng là một bộ phận cấu thành nên một câu, đoạn văn, bài văn, để hoàn chỉnh nội dung, đúng ngữ pháp.
Dấu trong tiếng Việt có chức năng gì?
Dấu câu có tác dụng giúp cho người đọc dễ hiểu những ý trong nội dung. Chúng ta thêm dấu câu nhằm để ngắt các phần của câu đơn, các vế của câu ghép hay chỉ rõ ranh giới giữa các câu, các đoạn với nhau.
Và đôi khi dấu câu đóng vai trò như phương tiện để biểu thị cảm xúc, hàm ý của người viết trong một câu. Như cách các tác giả bỏ các dấu chấm than hay chấm lửng trong một bài văn, câu thơ. Đó là để thể hiện các sắc thái, ngữ điệu, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ.
Các loại dấu câu và nguyên tắc sử dụng
Các dấu câu trong tiếng Việt có rất nhiều loại. Mỗi loại lại có các cách dùng và nguyên tắc sử dụng khác nhau. Chung quy bảng dấu câu tiếng Việt sẽ có 10 loại như sau:
1. Dấu chấm
Dấu chấm được cho là loại dấu được sử dụng nhiều nhất hơn tất cả các loại khác. Được ký hiệu là “.” – sử dụng khi kết thúc một câu viết trong bài. Đây được xem là báo hiệu cho sự kết thúc của một câu kể, đoạn văn. Khi đọc dấu chấm cần phải có sự ngắt quãng.
Theo nguyên tắc, dấu chấm sẽ được đặt liền ngay sau chữ cái cuối cùng của câu. Ngay sau dấu “.” phải là khoảng trắng, và từ viết sau đó phải viết hoa chữ cái đầu. Ví dụ:
“Hôm nay bé An được 3 bông hoa điểm 10. Bé hí hửng về nhà khoe với bà ngoại.”
2. Dấu phẩy
Dấu phẩy (ký hiệu:”,”) thường được đặt giữa câu, với mục đích ngắt, tách biệt các ý cần thiết một cách rõ ràng. Tuỳ vào câu đơn, câu ghép hay câu phức, một câu có thể có một , hai hoặc nhiều dấu phẩy. Trong câu khi có dấu phẩy thì cần phải đọc ngắt quãng một hơi (bằng nửa hơi ngắt của dấu chấm).
Cũng như dấu chấm, dấu “,” được đặt ngay sau chữ cái cuối của vế, nhưng từ đi sau dấu phẩy không cần viết hoa mà viết thường. Các trường hợp dùng dấu phẩy trong câu bao gồm:
-
Phân cách các bộ phận đồng thức (cùng loại – cùng cấp) với nhau
-
Phân cách vế chính với vế phụ (vế phụ làm bổ nghĩa cho vế chính)
-
Phân cách các vế của câu ghép (câu gồm nhiều vế)
3. Dấu hai chấm
Khi chúng ta dùng dấu hai chấm (ký hiệu:”:”) trong câu, có thể hiểu theo 2 hướng.
-
Thứ nhất, dấu hai chấm báo hiệu rằng, các câu phía sau đây sẽ bổ nghĩa, bổ sung ý, giải thích, thuyết minh cho câu đứng trước đó.
-
Thứ hai, dấu hai chấm thể hiện là phần phía sau nó sẽ là một câu trích dẫn, một câu nói trực tiếp được kể lại từ người viết (dùng kèm theo dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng).
Xem thêm: Phụ huynh hoa mắt với hàng loạt ứng dụng dạy cách đánh vần tiếng Việt cho trẻ, chọn sao cho tốt?
4. Dấu chấm hỏi
Ngay chính cái tên của loại dấu câu này cũng đã nói tên công dụng của nó. Cuối các câu dạng câu hỏi, với hàm ý nêu ra một thắc mắc cần được giải đáp, ta sẽ đặt một dấu chấm hỏi (ký hiệu:”?”). Dấu hỏi trong tiếng Việt cũng sẽ được đặt như dấu “.” ngay sau chữ cái cuối cùng của câu hỏi và dùng để nhấn mạnh nội dung cần hỏi.
5. Dấu chấm lửng
Hay còn được gọi là dấu ba chấm (ký hiệu “…”), dùng để biểu thị một số các ý nghĩa về ngữ pháp hoặc chỉ đơn giản là cảm thán của người viết. Như là:
-
Một lời nói bị ngắt quãng vì xúc động, không nói nên lời.
-
Mô tả tiếng của một âm thanh nào đó đang kéo dài
-
Người nói chưa nói hết, mang tính liệt kê
Ví dụ: Bỗng nhiên, Nam chợt nghe tiếng gõ cửa: cốc, cốc, cốc, …
6. Dấu chấm phẩy
Với dấu chấm phẩy (;)chúng ta cũng không thường thấy xuất hiện nhiều như các dấu chấm hay dấu phẩy. Nó thường được đặt ở giữa câu để phân tách các vế hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc cũng cần phải ngắt quãng ở dấu chấm phẩy, ngắt nhiều hơn dấu phẩy nhưng ngắn hơn dấu chấm.
7. Dấu gạch ngang
Ta sẽ thường thấy dấu gạch ngang (-) thường được dùng để đặt trước các câu hội thoại, như trong các sách truyện thường đọc cho bé nghe. Ngoài ra, dấu gạch ngang cũng được dùng cho các câu mang tính liệt kê, hoặc đặt trước phần giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
8. Dấu chấm than
Hay còn được biết với cái tên khác là dấu chấm cảm (“!”) thường được dùng cho câu cảm thán hoặc câu khiến. Chẳng hạn như: “Bức tranh này đẹp quá! Bé An đúng là có 10 hoa tay”. Khi đọc câu chứa dấu chấm than cũng cần nghỉ hơi ở cuối như dấu chấm.
9. Dấu ngoặc đơn
Trong các dấu câu tiếng Việt, khi dùng dấu ngoặc đơn trong câu (), thì có thể hiểu các nội dung trong ngoặc đơn mang hàm ý bổ nghĩa, giải thích, lời trích dẫn cho từ ngữ, cụm từ hoặc nguyên cả vế đứng trước nó.
10. Dấu ngoặc kép
Các nội dung được đặt trong dấu ngoặc kép (“ “) có thể là một lời nói trực tiếp của ai đó được kể lại bởi người viết. Trường hợp nữa là người viết muốn nêu tên của một tác phẩm nào đó, hoặc người viết muốn người đọc hiểu từ ngữ, cụm từ nằm trong ngoặc kép không được hiểu đúng theo nghĩa của nó, mà phải nghĩ khác đi (nghĩa bóng).
Thời điểm mà bé biết viết các chữ, các từ và biết ghép chúng lại thành một câu, đó là lúc bé cần học về các dấu trong tiếng Việt. Ba mẹ cần nắm các nguyên tắc sử dụng dấu câu để dạy cho bé học tiếng Việt và cách viết đúng chính tả. Mong rằng những chia sẻ của Monkey sẽ thực sự hữu ích với quý phụ huynh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!