Mẹo trị đau mắt đỏ – Đắp khăn lạnh
Nếu cách chữa đau mắt đỏ bằng chườm nóng không có tác dụng, bạn có thể áp dụng phương pháp ngược lại. Chườm một chiếc khăn ngâm nước lạnh đã vắt khô cũng có thể giúp làm dịu bớt các triệu chứng đau mắt ngay tức thời.
Chườm khăn lạnh có thể giúp làm dịu các vết sưng cũng như giảm bớt các cơn ngứa gây ra do kích ứng. Tuy nhiên, tương tự như trường hợp trên, bạn vẫn chỉ nên sử dụng khăn với nhiệt độ vừa phải và thích hợp, tránh để khăn quá lạnh sẽ khiến tình trạng ngày càng tệ hơn.
Thường xuyên bị đau mắt đỏ nên làm gì?
Nếu bạn thường xuyên mắc chứng đau mắt đỏ, bên cạnh những biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng ngay tức thời, bạn cũng nên áp dụng các mẹo trị đau mắt đỏ lâu dài sau đây:
Kiểm tra và thay mới kính áp tròng – cách giảm đau mắt đỏ hiệu quả
Nếu bạn mắc chứng đau mắt đỏ mãn tính và có thói quen sử dụng kính áp tròng thì rất có thể nguyên nhân chính là do loại kính đang dùng. Vật liệu của một số loại kính áp tròng đôi khi gây kích ứng cho mắt, hoặc việc đeo trong thời gian dài, không đúng cách khiến cho mắt bị tổn thương. Hãy thử thay kính loại kính mới nhé.
Bên cạnh đó, loại nước ngâm kính áp tròng cũng có thể là thủ phạm. Vì thế, bạn nên đảm bảo mình đang sử dụng loại nước ngâm an toàn cho sức khỏe.
Nếu đã đổi kính thường xuyên với nước ngâm kính phù hợp nhưng tình trạng đau mắt đỏ vẫn tiếp diễn thì tốt nhất bạn nên ngưng đeo kính áp tròng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tác hại của kính áp tròng: Bạn chớ nên xem thường
Cách chữa đau mắt đỏ bằng chế độ ăn
Khi cơ thể mất nước, mắt có thể chuyển dần sang màu đỏ ngầu. Thông thường, một người cần uống khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Bên cạnh đó, nạp nhiều các loại thực phẩm đã qua chế biến, sản phẩm bơ sữa và thức ăn nhanh đều có thể gây giảm sức đề kháng chung, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công. Bạn có thể giảm bớt nguy cơ đau mắt đỏ bằng cách hạn chế chúng và bổ sung rau củ, trái cây, cá béo, các loại hạt và đậu vào chế độ ăn (nhóm thực phẩm có chất kháng viêm tự nhiên)
>>> Bạn có thể quan tâm: Đau mắt đỏ có đến 19 dấu hiệu, liệu bạn đã biết hết chưa?
Thay đổi môi trường sống cũng là cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả
Môi trường sống ô nhiễm, có nhiều tác nhân gây dị ứng như khói bụi; không khí khô, độ ẩm cao hoặc nhiều gió làm tăng nguy cơ đau mắt đỏ.
Bạn nên lưu ý không dùng mẹo trị đau mắt đỏ chưa có căn cứ khoa học như xông thuốc hoặc đắp lá cây như: cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không, cách chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá,… vì chúng có thể chứa độc tố, vi khuẩn. Với những cách trị mắt đỏ như thế sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập nhanh hơn. Đối với trẻ em, cha mẹ cũng không cho con uống kháng sinh bừa bãi vì không cần thiết để trị bệnh này.
Bị đau mắt nên làm gì nếu mãi không khỏi?
Những cách chữa đau mắt đỏ kể trên chỉ hiệu quả tốt nhất với bệnh do kích ứng hoặc triệu chứng nhẹ. Nếu cảm giác khó chịu vẫn kéo dài và nặng nề bạn cần phải đi khám chuyên khoa mắt để điều trị.
Trị đau mắt đỏ tại bệnh viện được thực hiện như sau:
- Xét nghiệm tìm nguyên nhân đau mắt đỏ và các yếu tố nguy cơ, bệnh tiềm ẩn, đồng thời đánh giá mức độ nặng nhẹ
- Kê đơn thuốc giảm đau, kháng dị ứng nhằm giảm đau, giảm ngứa và giảm chảy nước mắt
- Cho bệnh nhân nhỏ nước muối sinh lý liên tục
- Vậy đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Dùng thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc kháng viêm, có hoặc không kèm kháng sinh, 2 – 3 lần/ngày
- Một số trường hợp viêm kết mạc nghiêm trọng hay có biến chứng viêm giác mác thì có thể cân nhắc sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid nhưng phải thật cẩn thận. Vì nếu dùng không đúng có thể gây viêm loét giác mạc, nhìn mờ, thậm chí là mù lòa.
Thật may mắn là trong hầu hết các trường hợp, đau mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm theo thời gian, thường từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, bên cạnh những cách chữa đau mắt đỏ kể trên, bạn cần phải theo dõi liên tục cho đến khi khỏi hoàn toàn nhé!
Chế độ ăn uống của người đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Người đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Những người bị đau mắt đỏ thường có cảm giác nóng ở mắt. Do đó, các loại thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, ốc, hay rau muống cần nên tránh vì sẽ sinh ra nhiều ghèn. Ngoài ra, các chất kích thích, đồ uống có ga; mỡ động vật cũng được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng.
Người đau mắt đỏ nên ăn gì?
Để cách chữa đau mắt đỏ tại nhà được cải thiện hơn, các loại thực phẩm như cà rốt, rau xanh (trừ rau muống), lòng đỏ trứng, dầu cá, ớt chuông cam, quả việt quất đều rất có lợi cho sức khỏe mắt của bạn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Đau mắt đỏ nên ăn gì? Bổ sung ngay 8 loại thực phẩm này
Một số biện pháp phòng tránh lây đau mắt đỏ từ người sang người
- Một trong những cách phòng đau mắt đỏ trẻ em đó chính là cần phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Ngoài ra, sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và cả nơi làm việc.
- Tuyệt đối không được dụi mắt,
- Rửa tay thường xuyên khi đến nơi công cộng
- Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài
- Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…
- Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ một khoảng thời gian cho đến khi khỏi hẳn. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe sức khỏe, tránh lây bệnh ra cộng đồng
- Khi dùng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi. Từ đó, vi khuẩn sẽ không thể bám vào lọ thuốc
- Thường xuyên vệ sinh tay chân trước và sau khi chạm vào mắt.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!