Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu điển hình khi bị trĩ. Nhưng nếu bạn bị trĩ kèm theo đi ngoài ra máu nhiều thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh trĩ cấp độ nặng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu phân biệt đi cầu ra máu tươi do trĩ và cách chữa trị bệnh trĩ chảy máu nhiều theo từng cấp độ bệnh.
Đi ngoài ra máu tươi do bị trĩ là thế nào?
Cơ chế phát sinh hiện tượng đi ngoài ra máu tươi do bị trĩ:
Bệnh trĩ gây ra bởi sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong thời gian dài, làm hình thành búi trĩ. Trong búi trĩ có cấu tạo gồm nhiều khoang rỗng để giữ lại máu tươi khi dòng máu giàu oxy luân chuyển qua hậu môn – trực tràng. Kích thước búi trĩ càng to thì đồng nghĩa với lượng máu lắng đọng bên trong càng lớn.
Khi người bệnh rặn đại tiện, phân bị ép chà sát và trượt qua bề mặt búi trĩ để ra bên ngoài khiến cho các thành mạch búi trĩ bị vỡ và máu bên trong chảy ra cùng phân (hiện tượng búi trĩ chảy máu), từ đó khiến người bệnh trĩ bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ chảy máu xảy ra ngay từ trĩ cấp độ 1- giai đoạn trĩ mới hình thành.Số lượng máy chảy nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ hiện tại ở dạng nặng hay nhẹ.
Nếu bệnh trĩ mới ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ thì trạng bị trĩ đi ngoài chảy máu xảy ra không thường xuyên, mức độ chảy máu trĩ ít và cuộc sống người bệnh không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu bệnh trĩ ở cấp độ nặng thì thường gây chảy máu nhiều và người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng do cơ thể thiếu máu.
Phân biệt đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ với các bệnh lý khác
Có nhiều bệnh lý khác cũng có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi nên người bệnh cần nhận biết đúng tình trạng chảy máu do bệnh trĩ để tránh nhầm lẫn trong điều trị
Cách nhận biết đi ngoài ra máu tươi do trĩ
Đặc điểm: Máu chảy do bệnh trĩ là máu giàu oxy nên thường có màu đỏ tươi (màu đỏ cờ); máu không lẫn vào phân và có thể nhìn thấy bằng mắt thường; máu chảy sau phân hoặc chảy cùng phân khi người bệnh rặn đại tiện.
Lượng máu chảy do bị trĩ sẽ thay đổi tần suất và số lượng theo từng cấp độ trĩ từ nhẹ đến nặng. Cụ thể:
Chảy máu trĩ cấp độ 1: Lượng máu chảy rất ít, tần suất xuất hiện ít, không thường xuyên. Người bệnh thường vô tình phát hiện qua giấy vệ sinh hoặc mắt thường.
Chảy máu trĩ cấp độ 2: Bị trĩ ra máu nhiều hơn do búi trĩ bắt đầu phát triển với kích thước to dần, và số lần xuất hiện cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, so với trĩ giai đoạn sau thì chảy máu trĩ độ 2 vẫn ít và việc chữa trị vẫn dễ dàng hơn nhiều.
Chảy máu trĩ cấp độ 3: búi trĩ chảy máu nhiều với tần suất dày, máu có thể chảy theo dạng giọt gianh thậm chí bị chảy máu nhỏ giọt (trường hợp nặng). Lúc này hiện tượng đi ngoài ra máu tươi do trĩ rất rõ ràng. Người bệnh có thể bị thiếu máu nếu không can thiệp kịp thời
Chảy máu trĩ cấp độ 4 – trĩ cấp độ nặng nhất: Búi trĩ chảy máu rất nhiều mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt hoặc đi đại tiện ra máu đông. Người bệnh cũng có nguy cơ bị vỡ búi trĩ chảy máu nhiều và nhiều biến chứng bệnh trĩ nguy hiểm khác.
Dấu hiệu trĩ đi kèm: ngoài bị chảy máu, bệnh trĩ còn các dấu hiệu thường gặp khác như:
- Sa lòi búi trĩ (hiện tượng lòi dom): có “cục thịt hồng” thò ra và thụt vào mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Đây là triệu chứng bệnh trĩ điển hình nhất.
- Bị đau rát hậu môn, sưng phù nề quanh hậu môn và búi trĩ;
- Xuất hiện dịch nhầy làm hậu môn ẩm ướt, dễ gây nhiễm khuẩn trĩ.
- Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn.
Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do các bệnh lý khác
Để phân biệt chảy máu do bệnh trĩ với đi cầu ra máu tươi do các bệnh lý khác thì thường dựa vào đặc điểm máu chảy và các dấu hiệu đi kèm. Dưới đây là một số bệnh lý khác cũng có dấu hiệu đi ngoài ra máu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với trĩ:
☛ Chảy máu do bị ung thư đại trực tràng: đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân (vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy) phân nát, phân hình lá úa (bởi phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp. Bệnh nhân thường bị rối loạn đại tiện như đi táo, đi lỏng thất thường, có thời gian táo bón kéo dài
☛ Chảy máu do bị bệnh polip trực tràng và đại tràng: người bệnh bị đại tiện máu tươi từng đợt, rất nhiều máu.
☛ Chảy máu do bị bệnh viêm nứt kẽ ống hậu môn: bệnh nhân thấy đau vùng hậu môn, khi đi đại tiện, máu tươi chảy thành từng giọt, đau lưng khi đi đại tiện.
☛ Chảy máu do bị bệnh viêm loét trực tràng chảy máu: bệnh nhân đi đại tiện nhiều, phân lẫn máu, lẫn nhầy và cảm thấy đau bụng nhiều.
Đọc chi tiết: Đi cầu ra máu tươi là bị bệnh gì?
Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?
Mặc dù là biểu hiện bệnh trĩ sớm nhất nhưng chảy máu do trĩ thường không được quan tâm ngay từ đầu, người bệnh thường chủ quan không chữa trị sớm khiến bệnh có cơ hội phát triển nặng. Đến khi trĩ chuyển nặng, búi trĩ chảy máu nhiều thì người bệnh mới đi khám nhưng lúc này kích thước búi trĩ to lớn nên việc cầm máu khi đi đại tiện rất khó khăn và vất vả.
Bởi vậy, người nên đi thăm khám sớm nhất có thể khi phát hiện đi cầu ra máu tươi (bởi đây là một dấu hiệu không bình thường) và các dấu hiệu đi kèm, từ đó xác định chính xác mức độ bệnh trĩ và có hướng điều trị bệnh kịp thời nếu có.
Bị trĩ chảy máu nhiều thăm khám như thế nào?
Khi thăm khám đi ngoài ra máu tươi do trĩ, bạn có thể được yêu cầu thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng để đánh giá chính xác mức độ bệnh.
Thăm khám lâm sàng:
Bác sĩ chuyên khoa có thể bắt đầu bằng các câu hỏi về triệu chứng thường gặp phải; thời gian xuất hiện triệu chứng; các bệnh lý khác đi kèm (nếu có)…
Sau đó tiến hành khám lâm sàng bên ngoài: Bác sĩ đeo găng tay và tiến hành khám búi trĩ qua đường hậu môn (nếu là bệnh trĩ nội) hoặc nhìn trực tiếp bên ngoài hậu môn (nếu là bệnh trĩ ngoại). Từ đó đánh giá các khối thịt, búi trĩ với các mức độ khác nhau; đánh giá tình trạng hậu môn hiện tại.
Thăm khám cận lâm sàng: để đánh giá chính xác tình trạng bệnh. 2 xét nghiệm cận lâm sàng thường áp dụng nhiều là: nội soi ống hậu môn trực tràng; xét nghiệm máu.
Dựa vào các kết quả thu được bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá đưa ra chẩn đoán bệnh cuối cùng cho người bệnh cũng như tư vấn hướng điều trị phù hợp.
☛ Xem thêm: Bệnh viện nào chữa bệnh trĩ tốt nhất?
Bị trĩ đi ngoài ra máu nhiều phải làm sao?
Có thể nói bị trĩ đi ngoài ra máu nhiều có nguyên nhân “gốc rễ” từ búi trĩ. Búi trĩ càng to, lượng máu tươi được lắng đọng càng nhiều thì người bệnh trĩ càng bị chảy máu nhiều khi đi đại tiện. Bởi vậy nên muốn điều trị dứt điểm tình trạng đi ngoài ra máu tươi do trĩ thì người bệnh cần áp dụng các biện pháp nhằm làm teo co nhỏ búi trĩ.
Để chữa trị bệnh trĩ đo ngoài ra máu trước tiên người bệnh cần đi thăm khám để biết chính xác cấp độ bệnh trĩ và mức độ chảy máu do trĩ, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn và có hướng điều trị cụ thể với tình trạng của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa thể xếp thời gian thăm khám bệnh trĩ sớm thì có thể tham khảo các cách làm dưới đây để cầm máu nhanh và hỗ trợ làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu tươi do trĩ.
Chườm lạnh hậu môn và búi trĩ
Chườm lạnh sẽ giúp cầm máu nhanh hơn và làm giảm cảm giác sưng ngứa rát hậu môn do trĩ. Bởi vậy khi bị trĩ chảy máu nhiều bạn có thể dùng một viên đá nhỏ gói vào một miếng vải mỏng sạch (đã được chuẩn bị từ trước) rồi chườm trực tiếp tại búi trĩ đang bị chảy máu.
Lưu ý: Không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp vào hậu môn và búi trĩ. Trong quá trình chườm đá, nên chườm trong 1 – 2 phút đến khi cảm giác lạnh cứng vùng da hậu môn thì bỏ chườm một lát rồi lại tiếp tục để vùng da không bị thương tổn.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Nếu bị trĩ chảy máu trong mùa lạnh, bạn có thể xử lý bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm để co nhỏ các tĩnh mạch trĩ giúp làm giảm chảy máu cũng như cảm giác ngứa rát, sưng khó chịu ở hậu môn. Cách thực hiện khá đơn giản:
Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm (nước không quá nóng) rồi pha thêm muối tinh hoặc dung dịch sát khuẩn Bentadin để có được một chậu nước ấm ngâm hậu môn và búi trĩ có tính năng duyệt khuẩn. Tiến hành ngâm khoảng 15 – 20 phút; hoặc ngâm đến khi cảm thấy dễ chịu và đã ngưng chảy máu.
Dùng gel bôi CotriPro giúp giảm đau rát, chảy máu do trĩ chỉ sau 3-5 ngày
CotriPro là gel bôi trĩ được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ trên dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Do được bào chế dưới dạng gel bôi nên CotriPro Gel có khả năng thẩm thấu thấm sâu vào búi trĩ, từ đó giúp cầm máu và hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau ngứa rát, khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Khi kiên trì bôi sản phẩm sẽ hỗ trợ làm săn se búi trĩ, giúp búi trĩ co lên hiệu quả.
Cotripro Gel với các thành phần thảo dược tự nhiên lành tính có các tác dụng chính:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
CotriPro còn có dạng viên uống tiện dụng
Viên uống CotriPro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Vậy nên, nếu bạn đang bị chảy máu do trĩ gây ra, bạn có thể tham khảo dùng gel bôi và viên uống CotriPro hàng ngày nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu và co nhỏ búi trĩ.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel TẠI ĐÂY
Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua CotriPro (giao hàng thanh toán tại nhà)
Uống thuốc giảm chảy máu
Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn quyết định dùng bất kì loại thuốc nào có tác dụng cầm máu bệnh trĩ, đặc biệt là khi bạn đang dùng các loại thuốc chữa bệnh khác. Một số nhóm thuốc, loại thuốc có khả năng cầm máu thường gặp như:
Thuốc Daflon: thuốc có tác dụng làm bền tĩnh mạch trĩ hỗ trợ làm giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông, từ đó giúp cải thiện tình trạng bị trĩ chảy máu nhiều.
Nhóm thuốc Flavonoid: nhóm thuốc này đã được chứng minh giúp làm giảm chảy máu, giảm đau và ngứa rát do bệnh trĩ. Chúng có khả năng làm tăng trương lực mạch máu nhờ đó giúp các mao mạch bền hơn, giảm tình trạng rò rỉ chảy máu do trĩ.
Thuốc Fargelin extra: loại thuốc này cũng có khả năng hỗ trợ tăng cường tĩnh mạch làm giảm bệnh trĩ chảy máu nhiều. Tuy nhiên hiệu quả không được đánh giá cao bằng nhóm thuốc Flavonoid.
☛ Xem thêm: Thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả
Uống đủ nước từ 2 – 2,5 lit/ngày
Khi cơ thể đủ nước và chất khoáng thì ruột già sẽ hoạt động hiệu quả hơn, quá trình lọc chất thải tạo phân cũng dễ dàng hơn, phân mềm và giảm thiểu khô cứng, nhờ đó giúp việc đi đại tiện dễ dàng và ít gây chảy máu hơn.
Mỗi ngày bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể từ khoảng 2 – 2,5 lit nước lọc. Hãy uống nước và mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và hạn chế uống nước buổi tối để tăng cường sức khỏe cơ thể cũng như sức khỏe hệ tiêu hóa bạn nhé.
Ăn nhiều chất xơ để đi đại tiện dễ dàng hơn
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên bổ sung ăn thêm nhiều rau xanh và chất xơ để phân mềm, không bị khô cứng. Như vậy mỗi lần đi đại tiện sẽ không còn là “cơn ác mộng” và tình trạng bị trĩ đi cầu ra máu của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Những loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ bạn có thể tham khảo thêm: rau đay; rau mùng tơi; rau bina; rau chân vịt; cải xoăn; bông cải xanh; hạt đậu nành; các loại rau họ đậu…
Dùng giấy vệ sinh mềm và không gãi hậu môn
Để làm dịu cơn đau rát hậu môn và kích ứng do trĩ, bạn nên lựa chọn loại giấy vệ sinh mềm dai sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm và thấm khô hậu môn bằng khăn mềm để tránh viêm nhiễm. Hãy nhớ mọi thao tác nên được thực hiện nhẹ nhàng để tránh tình trạng chảy máu búi trĩ.
Tuyệt đối không gãi hậu môn. Gãi chỉ làm gia tăng mức độ bệnh, làm tăng nguy cơ bị trĩ chảy máu và khiến việc chữa trĩ khó khăn hơn. Khi bị ngứa rát, sưng đau hậu môn hãy chọn cách ngâm hậu môn hoặc chườm lạnh để làm giảm các triệu chứng do trĩ.
Vận động, rèn luyện thể thao hàng ngày
Việc rèn luyện tăng cường luyện tập, hoạt động thể thao mỗi ngày không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn mà còn giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, làm tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó góp phần hỗ trợ chống lại bệnh trĩ rất tốt.
Người mắc trĩ nên hoạt động thể thao và vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hãy lựa chọn các môn thể thao cường độ nhẹ vừa phải, không tập thể thao quá mạnh hoặc quá sức để tránh gây phản tác dụng trong cải thiện tình trạng bị trĩ đi cầu ra máu tươi.
Cách trị bệnh trĩ ra máu nhiều mức độ nặng
Bệnh trĩ ra máu nhiều cũng đồng nghĩa với trĩ đã phát triển lên cấp độ nặng. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn và vất vả hơn rất nhiều. Bị trĩ chảy máu nhiều cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe dần suy kiệt. Trong trường hợp này bạn cần đến bệnh viện thăm khám và chữa trị trĩ nhanh chóng để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Cách chữa bệnh trĩ nặng, máu chảy nhiều thường phải áp dụng các biện pháp xâm lấn tối thiểu hoặc can thiệp ngoại khoa phẫu thuật cắt trĩ do lúc này kích thước búi trĩ đã quá lớn nên không thể uống thuốc làm co búi trĩ từ bên trong được nữa.
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su với các búi trĩ nội
Khi búi trĩ đã sa ra khỏi hậu môn, gây ra đau đớn và chảy máu nhiều, bạn có thể được chỉ định thắt búi trĩ bằng dây cao su. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh trĩ nội.
Để thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao su, các bác sĩ sẽ chèn đầu dò qua ống soi (thiết bị được đưa vào hậu môn để xem trực tràng). Sau đó, bác sĩ sẽ gắn một thiết bị giống như dây cao su ở đáy của búi trĩ. Dây cao su này sẽ cắt đứt lưu thông máu, làm co và loại bỏ búi trĩ sau một thời gian.
Bạn có thể cảm thấy không thoải mái sau khi làm thủ thuật. Nhưng đừng lo, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sau thủ thuật như ngâm nước ấm, sử dụng gel bôi sẽ giúp bạn giảm đau.
Đốt búi trĩ bằng tia Laser để trị bệnh trĩ ra máu
Bác sĩ của bạn có thể sử dụng laser hồng ngoại hoặc tần số vô tuyến để làm đông các tĩnh mạch gần búi trĩ. Phương pháp laser dùng một đầu dò hồng ngoại tiếp cận sát gốc búi trĩ. Nếu sử dụng tần số vô tuyến, điện cực hình quả cầu được kết nối với máy phát tần số vô tuyến, làm khiến cho búi trĩ đông lại và bay hơi. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh trĩ nội.
Phương pháp điều trị hồng ngoại có nhiều khả năng dẫn đến bệnh trĩ tái phát, so với thắt búi trĩ bằng dây cao su.
Chữa bệnh trĩ chảy máu nhiều bằng tiêm xơ búi trĩ
Tiêm xơ búi trĩ được chỉ định cho bệnh trĩ nội. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị đưa vào hậu môn để xem trực tràng, và dùng nó để tiêm các dung dịch hóa học như 5% phenol trong dầu, dầu thực vật, quinine, và urê hydrochloride hoặc dung dịch muối hypertonic vào gốc búi trĩ. Phương pháp này sẽ làm cho các tĩnh mạch trĩ co lại.
Liệu pháp xơ cứng được coi là kém hiệu quả hơn so với thắt cao su.
Chữa bệnh trĩ chảy máu nhiều bằng đông lạnh búi trĩ
Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò và áp lạnh vào gốc của búi trĩ. Điều này sẽ gây ra sự phá hủy các mô. Nhưng, phương pháp này không được sử dụng thường xuyên vì khả năng tái phát bệnh cao.
Kẹp búi trĩ để chữa vỡ búi trĩ chảy máu
Bác sĩ sử dụng một thiết bị để kẹp búi trĩ nội, ngăn không cho nó sa ra ngoài khỏi hậu môn. Đồng thời, nó cũng sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu vào búi trĩ, các mô cuối cùng chết dần và bạn sẽ không bị chảy máu nữa.
Thời gian phục hồi thường nhanh hơn và ít đau hơn so với phẫu thuật cắt trĩ.
Phẫu thuật cắt trĩ để chặn búi trĩ chảy máu
Phẫu thuật cắt trĩ là cách hiệu quả và đầy đủ nhất để điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng hoặc thường xuyên tái phát lại nhiều lần. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ nội
Phẫu thuật này thường đau, nhưng bác sĩ sẽ kê cho bạn các toa thuốc uống, hướng dẫn phương pháp ngâm mông trong nước ấm và thoa kem bôi sau khi phẫu thuật để giảm đau.
So với phẫu thuật cắt trĩ, kẹp trĩ có nguy cơ tái phát và sa trực tràng cao hơn (hiện tượng trực tràng nhô ra khỏi hậu môn)
★★ Xem chi tiết:
- Nên cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất?
- Cắt trĩ bao lâu thì khỏi?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!