Nhìn theo đồ vật, nghe giọng mẹ…là những trò chơi thông minh phù hợp dành cho trẻ từ 0-3 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi đang ở giai đoạn tìm hiểu các sự vật xung quanh và luôn tò mò với những gì mới lạ. Qua quá trình tìm tòi, bắt chước và quan sắt, các bé có thể nhanh chóng học được cách giao tiếp với người khác, phân biệt đúng sai và nhiều khả năng khác để thúc đẩy não bộ phát triển.
1. Nhìn theo đồ vật
Ý nghĩa: Giúp phát triển thị giác cho bé, kích thích khả năng nghe – hiểu ngôn ngữ, giao lưu tình cảm.
Cách chơi :
– Chuẩn bị rối tay hình con vật hoặc hình hoa
– Để trẻ nằm với tư thế thoải mái
– Đeo rối vào tay, từ từ di chuyển trong phạm vi tầm nhìn của trẻ, chú ý quan sát nét mặt của trẻ.
– Lúc di chuyển có thể khẽ bắt chước âm thanh của con vật trên tay, thu hút chú ý của trẻ.
– Đặt tay vào bụng, mặt, vai, chân của trẻ, nhẹ nhàng vuốt vè, mỉm cười gọi: “Con ngoan! Con ngoan!”
2. Nghe giọng của mẹ
Ý nghĩa: Hình thành sự liên kết ngôn ngữ, kích thích và thúc đẩy phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ
Cách chơi:
– Khi trẻ nằm trong nôi hoặc khi đang bế trẻ, hãy nói cho trẻ nghe những việc bạn đang làm.
– Nhìn trẻ để trẻ biết bạn đang nói chuyện với trẻ.
– Liên tục thay đỏi âm điệu, có thể dùng giọng cao, thấp, đều, nhưng nhất định phải nhẹ nhàng và truyền cảm.
Nghe giọng của mẹ giúp thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của con (Ảnh minh họa)
3. Chơi cùng đèn pin
Ý nghĩa: Giúp thị giác bé linh hoạt và phát triển tốt
Cách chơi:
– Mẹ tắt hết điện trong phòng bé.
– Sử dụng một chiếc đèn pin nhỏ chiếu sáng trên tường, mẹ cố gắng chuyển động tay nhiều lần để ánh sáng cũng chuyển động theo.
– Bé sẽ bị cuốn hút vào luồng ánh sáng của chiếc đèn pin
– Mẹ có thể chiếu đèn vào tay, chân của bé cũng khiến bé thích thú
4. Kéo chân
Ý nghĩa: Kích thích phát triển cơ chân, nâng cao sự linh hoạt của động tác chân.
Cách chơi:
– Để trẻ nằm ngửa, nhẹ nhàng kéo chân trẻ.
– Sau khi kéo thẳng, nhẹ nhàng vỗ vào lòng bàn chân trẻ.
– Trẻ sẽ duỗi ngón chân xuống dưới và gập đầu gối.
– Lúc kết thúc, vỗ tay 1 tiếng, trẻ sẽ học cách mong chờ nó. Điều này sẽ càng khiến trẻ hứng thú hơn với trò chơi.
5. Nghe nhạc
Ý nghĩa: cho bé nghe nhạc sẽ rèn luyện phản ứng với tiết tấu, âm thanh
Cách chơi:
– Đặt 1 bộ loa (đài) bên cạnh giường trẻ
– Chọn một bản nhạc nhẹ nhàng
– Khi trẻ mở mắt, mẹ hãy nói với trẻ: Con ngoan, nghe này!
– Mẹ cũng nhẹ nhàng ngân nga theo tiếng nhạc.
Cho bé nghe nhạc để rèn luyện phản ứng với tiết tấu, âm thanh (Ảnh minh họa)
6. Chơi với búp bê
Ý nghĩa: Để bé làm quen với đồ chơi đồng thời giúp bé cử động linh hoạt
Cách chơi:
– Mẹ khẽ đặt một con búp bê nhỏ gần bàn tay bé
– Mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy bé cố hết sức để túm lấy món đồ vật đó
– Mỗi lần, mẹ để món đồ chơi xa bé một chút, bé sẽ rướn người để với lấy món đồ này
7. Cụng trán với bé
Ý nghĩa: Kích thích phát triển não bổ, hình thành cảm giác an toàn cần thiết trong quá trình trưởng thành.
Cách chơi:
– Trò chuyện với trẻ bằng ánh mắt, ôm trẻ thật chặt và đáp lại những phản ứng của trẻ.
– Chạm trán của mình vào trán trẻ.
– Khẽ dùng lực để trẻ hoàn toàn có thể cảm nhận được.
– Dừng lại nhìn vào mắt trẻ, mỉm cười rồi sờ trán trẻ.
– Sau đó lại chạm trán rồi dừng lại, lặp đi lặp lại nhiều lần.
(Theo Khám phá)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!