Các yếu tố đông máu tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu do chảy máu trong những trường hợp nhất định. Cơ chế hoạt động của các yếu tố này như thế nào và việc xét nghiệm các yếu tố này có ý nghĩa gì, bài biết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu.
05/02/2020 | Xét nghiệm PT kiểm tra đông máu được chỉ định khi nào?08/01/2020 | Xét nghiệm APTT phát hiện và chẩn đoán bệnh lý khó đông máu19/12/2019 | Xét nghiệm đông cầm máu phát hiện vấn đề liên quan đến đông máu17/12/2019 | Khi nào bệnh nhân cần xét nghiệm đông máu ngoại sinh?
1. Yếu tố đông máu là gì?
Yếu tố đông máu là các chất tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể. Các yếu tố này bao gồm: Yếu tố tham gia vào quá trình đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh.
Xét nghiệm các yếu tố đông máu giúp đánh giá chức năng đông máu như thế nào, quá trình đông máu kéo dài trong bao lâu từ đó biết được bạn có nguy cơ chảy máu nhiều hay không hoặc có tình trạng tăng đông dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay không.
Khi mạch máu bị tổn thương (chảy máu) các yếu tố đông máu sẽ hoạt động, quá trình đông máu sẽ diễn ra để bảo vệ cơ thể bạn khỏi chảy máu nhờ hình thành cục máu đông. Trong trường hợp tổn thương đã lành mà các cục máu đông không bị tiêu đi chúng sẽ di chuyển vào các mạch máu gây ra hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Hình 1: Xét nghiệm đông máu tại MEDLATEC
2. Các yếu tố đông máu trong cơ thể
Các yếu tố đông máu có bản chất là Glycoprotein, được liệt kê trong bảng sau:
Tên theo số
Tên yếu tố
Đặc điểm
Chức năng
Tính chất
I Fibrinogen
– Trọng lượng phân tử: 340000.
– Tạo ra chủ yếu ở gan. Do đó ở những bệnh nhân mắc bệnh gan quá trình đông máu sẽ giảm sút.
– Hòa tan được.
– Nồng độ trong máu: 100 – 700mg/100ml.
Là cơ chất trong quá trình đông máu. Không bị ảnh hưởng bởi vitamin K. II Prothrombin
– Bản chất là protein có trọng lượng phân tử 68700.
– Gan sản xuất liên tục chất này. Nếu gan bị tổn thương sẽ làm giảm sản xuất Prothrombin ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
– Nồng độ trong huyết tương 15mg/100mL
Zymogen Bị ảnh hưởng bởi vitamin K III Thromboplastin – Tham gia vào cơ chế đông máu ngoại sinh thay thế cho yếu tố 3 tiểu cầu và các yếu tố huyết tương Là yếu tố tổ chức IV Ion Canxi 2+ – Là ion quan trọng tham gia nhiều giai đoạn trong quá trình đông máu. V Proaccelerin – Phụ thuộc vào ion Canxi 2+. Đồng yếu tố.
Không ảnh hưởng bởi
VTM K.
VII Proconvertin – Trọng lượng phân tử 60000 Zymogen Có ảnh hưởng bởi vitamin K VIII Yếu tố chống Hemophilia A – Gan, lá lách là nơi tổng hợp. Phụ thuộc vào Canxi 2+ Đồng yếu tố Không bị ảnh hưởng bởi VTM K IX Yếu tố chống Hemophilia B – Được tổng hợp từ gan, lá lách và hệ thống võng nội mô Zymogen Có bị ảnh hưởng bởi vitamin K X Stuart – Tồn tại trong huyết tương ở dạng không hoạt động Zymogen Có bị ảnh hưởng bởi vitamin K XI Yếu tố chống Hemophilia C (PTA) – Yếu tố tham gia vào quá trình đông máu nội sinh Zymogen Không bị ảnh hưởng bởi vitamin K XII Hageman – Yếu tố tiếp xúc. Yếu tố XII tiếp xúc với mặt trong mạch máu tổn thương cùng với phospholipid của tiểu cầu để tạo ra phản ứng đông máu Zymogen Không bị ảnh hưởng bởi vitamin K XIII FSF – Có tác dụng ổn định sợi huyết, bền vững trong huyết tương Yếu tố chuyển amidase Không bị ảnh hưởng bởi vitamin K H.M.W.K Kininogen trọng lượng phân tử cao Đồng yếu tố
Không bị ảnh hưởng bởi vitamin K
3. Các Xét nghiệm đông máu cơ bản đánh giá quá trình đông máu
Khi có mạch máu bị tổn thương thì quá trình đông – cầm máu trong cơ thể sẽ lập tức được khởi động. Quá trình đông – cầm máu gồm 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: cầm máu ban đầu.
-
Giai đoạn 2: đông máu huyết tương.
-
Giai đoạn 3: tiêu sợi huyết.
Trên thực tế 3 giai đoạn này không tách rời nhau mà diễn ra cùng lúc để bảo vệ cơ thể khỏi chảy máu.
Giai đoạn đông máu huyết tương thực chất là việc khởi động các con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh để tạo nên phức hệ Prothrombinase có nhiệm vụ chuyển Prothrombin thành Thrombin có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Đồng thời Fibrinogen dưới tác dụng của Thrombin tạo ra mạng lưới Fibrin gắn kết các tiểu cầu và các thành phần trong máu để tạo nên cục máu ổn định chắc chắn có khả năng cầm máu.
Hình 2: Các yếu tố đông máu.
Việc thực hiện xét nghiệm kiểm tra quá trình đông máu là việc đánh giá kết quả hoạt động của các con đường đông máu dựa trên phân tích các yếu tố. Xét nghiệm đông máu cơ bản được chia thành 3 nhóm:
+ Xét nghiệm đánh giá đông máu nội sinh.
+ Xét nghiệm đánh giá đông máu ngoại sinh.
+ Xét nghiệm đánh giá đông máu chung.
3.1. Xét nghiệm đánh giá yếu tố đông máu nội sinh: xét nghiệm APTT
– Nguyên lý xét nghiệm: xác định thời gian đông của huyết tương từ khi phục hồi Canxi khi cho huyết tương ủ với cephalin (có chức năng như yếu tố 3 tiểu cầu) và Kaolin (hoạt hóa yếu tố tiếp xúc)
– Kết quả:
+ Giá trị bình thường so với chứng: 25 – 33 giây
Tỷ lệ APTT bệnh/APTT chứng = 0,8 – 1,2. Tỷ lệ này > 1,25 là APTT kéo dài.
– Ý nghĩa xét nghiệm:
+ APTT kéo dài là rối loạn đông máu nội sinh (giảm đông) gặp trong trường hợp thiếu hụt bẩm sinh (hemophilia), do yếu tố đông máu bị tiêu thụ hoặc gặp trong bệnh nhân suy gan, sử dụng heparin.
APTT rút ngắn gặp trong trường hợp tăng đông máu:
+ Tăng đông tiên phát: Antithrombin III ức chế một số yếu tố làm tăng cường tạo fibrinogen gây hiện tượng tăng đông.
+ Tình trạng tăng đông thứ phát cũng xảy ra do tăng nồng độ và hoạt độ của các yếu tố đông máu gặp trong bệnh nhân mắc hội chứng thận hư hay trường hợp dùng chất chống đông lupus.
3.2. Xét nghiệm đánh giá yếu tố đông máu ngoại sinh: xét nghiệm PT
– Nguyên lý: là thời gian đông của máu được chống đông bằng Natri Citrat. Thời gian được tính từ khi cho đồng thời một lượng canxi và thromboplastin đến khi xuất hiện màng đông. Xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh.
– Kết quả:
+ Giá trị bình thường so với chứng: 11 – 13 giây. Quá 3 giây là PT kéo dài.
+ Tỷ lệ phần trăm bình thường: 70 – 140%.
– Ý nghĩa xét nghiệm:
PT kéo dài do thiếu hụt các yếu tố ngoại sinh. Yếu tố II, VII, X được sản xuất ở gan và phụ thuộc vitamin K nên trong trường hợp mắc bệnh gan hay dùng thuốc kháng vitamin K sẽ làm PT kéo dài. Xét nghiệm dùng cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng vitamin K.
3.3. Xét nghiệm đánh giá đông máu chung: xét nghiệm TT
– Nguyên lý: là thời gian đông huyết tương được tính từ khi cho thrombin vào huyết tương đến khi xuất hiện cục đông, giúp gián tiếp đánh giá fibrinogen.
– Kết quả xét nghiệm:
+ Giá trị bình thường so với chứng: 12 – 15 giây.
Tỷ lệ TT bệnh/ TT chứng = 0,8 – 1,2. Tỷ lệ này > 1,25 là TT kéo dài.
– Ý nghĩa xét nghiệm:
TT kéo dài do thiếu Fibrinogen hoặc Fibrinogen bất thường.
Hình 3: Sơ đồ tóm tắt quá trình đông máu.
Xét nghiệm đông máu thực hiện nhằm mục đích sàng lọc phát hiện các nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nhân điều trị thuốc chống đông hay trước khi thực hiện phẫu thuật. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với dịch vụ lấy mẫu tận nơi, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, quy trình trả kết quả được kiểm soát chặt chẽ giúp bạn an tâm khi lựa chọn bệnh viện là địa chỉ chăm sóc kiểm tra sức khỏe. Truy cập website hay gọi điện đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và đặt lịch khám.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!