Trong quá trình tìm nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho dự án, doanh nghiệp thường trải qua các vòng gọi vốn. Vậy các vòng gọi vốn của Startup gồm những vòng nào? Tính chất những lần gọi vốn đó như thế nào? Hãy cùng Finhay tìm hiểu chi tiết các vòng gọi vốn của Startup qua bài viết dưới đây.
Vòng tiền hạt giống
Đây là giai đoạn đầu tiên huy động vốn, được coi là bước khởi động cho các vòng gọi vốn của một Startup. Ở vòng gọi vốn này, những nhà sáng lập dự án đang cố gắng thúc đẩy ý tưởng ban đầu của mình đi vào thực tế.
Các quỹ và nhà đầu tư góp vốn ở giai đoạn này thường chủ yếu bắt đầu thử nghiệm và khám phá một lĩnh vực nào đó. Thông thường, đây là vòng gọi vốn được hỗ trợ từ gia đình, bạn bè. Do đó, ở vòng này không đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ cũng như quy trình phức tạp.
Mục đích các nhà đầu tư ở giai đoạn này không phải để đổi lấy vốn cổ phần trong công ty. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư vòng tài trợ tiền hạt giống là những người sáng lập công ty.
Nhà đầu tư tiềm năng:
- Những người đồng sáng lập
- Gia đình, bạn bè
Mục đích:
- Hoàn thiện mô hình kinh doanh
- Hoàn thiện dịch vụ/sản phẩm
- Xây dựng đội ngũ nhân viên
Vòng hạt giống
Khi ý tưởng được đưa vào hoạt động là lúc doanh nghiệp cần thu hút thêm nhiều vốn hơn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Có nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong vòng hạt giống như: nhà sáng lập, bạn bè, gia đình, nhà đầu tư thiên thần (Angel investor) , quỹ đầu tư nhỏ,…
Số tiền huy động được sẽ sử dụng cho việc nghiên cứu thêm về nhu cầu thị trường, sở thích và thị hiếu khách hàng. Tiếp theo đó, các Startup sẽ sử dụng nguồn vốn này để xây dựng sản phẩm dịch vụ cho phù hợp.
Nhà đầu tư tiềm năng:
- Gia đình, bạn bè
- Nhà đầu tư thiên thần
- Quỹ đầu tư nhỏ
Mục đích:
- Nghiên cứu thị trường, phát triển dịch vụ/sản phẩm
- Giới thiệu dịch vụ/sản phẩm ra thị trường
- Tuyển dụng thêm nhân viên
Vòng gọi vốn series A
Sau khi kết thúc hai bước khởi động trên, đây là lúc mô hình kinh doanh đã được chứng minh. Lúc này, các Startup đã xây dựng dữ liệu khách hàng và có tạo ra doanh thu.
Trong vòng gọi vốn series A, các nhà đầu tư sẽ xem xét các dữ liệu thực tế để xem startup làm gì với số tiền đã đầu tư trước đó. Họ có thể không quan tâm quá nhiều đến vấn đề về doanh thu mà chỉ muốn biết những chỉ số nào có thể cải thiện để dự án trở nên có giá trị.
Ở vòng gọi vốn này, các công ty khởi nghiệp đã hình thành kế hoạch kinh doanh cụ thể cho dịch vụ hoặc sản phẩm của mình. Số vốn đầu tư kêu gọi được sẽ dùng vào để tiếp thị, nâng cao uy tín cho thương hiệu, khai thác thị trường mới để phát triển doanh nghiệp.
Vòng Series A thường có sự tham gia của nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tăng tốc,… Để thuyết phục họ rót vốn, nhà sáng lập cần trình bày chiến lược sử dụng nguồn vốn một cách rõ ràng và khả năng mở rộng quy mô dự án trong tương lai.
Nhà đầu tư tiềm năng:
- Quỹ tăng tốc
- Quỹ đầu tư lớn
- Quỹ đầu tư mạo hiểm
Mục đích:
- Phát triển mô hình kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
- Đẩy mạnh quy trình marketing, quảng bá ra thị trường
- Nghiên cứu thị trường mới
Vòng gọi vốn series B
Startup đang trong giai đoạn kêu gọi vốn ở vòng Series B cần cho thấy dịch vụ, sản phẩm của họ đang phát triển đúng hướng và có tập khách hàng ổn định.
Ở vòng gọi vốn này, các Startup đang tìm kiếm sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nguồn kinh phí được hỗ trợ trong giai đoạn này sẽ được dùng để xây dựng công ty trên nền tảng hiện có, mở rộng thêm đội ngũ, khu vực hoạt động, phát triển thị trường mới,…
Số tiền quyên góp được trong vòng gọi vốn series B có thể lên tới hàng chục triệu đô la. Các nhà đầu tư thường được lựa chọn cẩn thận để rót vốn vào dự án. Từ đó các công ty khởi nghiệp cần đưa ra những vấn đề liên quan để có thể thuyết phục, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
Nhà đầu tư tiềm năng:
- Nhà đầu tư mạo hiểm
- Quỹ đầu tư lớn
Mục đích:
- Mở rộng thị phần
- Mở rộng đội ngũ nhân viên
- Thâm nhập vào thị trường mới
Các vòng gọi vốn từ series C trở lên
Đây có thể là vòng gọi vốn series C, vòng gọi vốn series D, series E. Khi doanh nghiệp lọt vào các vòng gọi vốn Series C, D, E,… được xem là đã khá thành công. Những công ty này thường tìm kiếm thêm nguồn vốn để phát triển thêm các sản phẩm mới, mở rộng thị trường thậm chí mua lại các công ty khác. Những người tham gia vòng gọi vốn này là các quỹ đầu tư lớn, ngân hàng, công ty tư nhân,..
Trong các vòng gọi vốn từ series C, nhà đầu tư rót vốn vào những doanh nghiệp thành công với hy vọng nhận lại hơn nhiều lần số tiền đó. Tài trợ Series C trở lên chủ yếu tập trung vào việc mở rộng quy mô công ty, gia tăng độ nhận diện thương hiệu, phát triển sản phẩm, dịch vụ nhanh nhất và thành công nhất có thể.
Nhà đầu tư tiềm năng:
- Quỹ đầu tư lớn
- Ngân hàng
- Công ty tư nhân
Mục đích:
- Mở rộng, phát triển thị trường
- Chuẩn bị cho IPO (Phát hành cổ phiếu ra công chúng)
Trên đây là các vòng gọi vốn mà Startup cần trải qua trong quá trình kêu gọi vốn của mình. Mỗi vòng gọi vốn sẽ có một đặc điểm, quy trình và yêu cầu khác nhau, yêu cầu nhà gọi vốn cần hiểu rõ để thuyết phục các nhà đầu tư thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích và thiết thực để hiểu rõ hơn về các vòng gọi vốn, qua đó giúp việc thực hiện suôn sẻ, hiệu quả nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!