Ngành Báo chí học trường nào ra trường không lo &quotthất nghiệp&quot?

Theo ngành báo chí học trường nào luôn là câu hỏi được nhiều thí sinh cũng như phụ huynh quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh đại học. Báo chí là phương tiện truyền thông có chỗ đứng quan trọng, là lực lượng nòng cốt trên mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong một thế giới kết nối như hiện nay, vai trò của báo trí ngày càng được khẳng định. Có lẽ vì vậy mà không ít thí sinh mong muốn được thử sức với ngành nghề này.

Nếu bạn đam mê, yêu thích nghề báo, nhưng chưa biết ngành báo chí học trường nào tốt, ra trường làm gì và mức lương như thế nào. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu tất tần tật câu trả lời trong bài viết này nhé!

Ngành Báo chí là gì?

Ngành báo chí hay Journalism là ngành đào tạo những cử nhân có kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện quyền và trách nhiệm của một người làm báo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Giúp sinh viên nhận thức được trách nhiệm xã hội, nắm rõ luật pháp, quan điểm về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngành Báo chí là gì?

Báo chí là gì? Ngành Báo chí học trường nào?

Khi theo ngành học này, sinh viên sẽ được:

  • Cung cấp kiến thức chuyên sâu về ngành báo chí, đồng thời am hiểu các kiến thức khoa học có liên quan đảm bảo khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Sinh viên được rèn luyện khả năng tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Ngành báo chí đào tạo sinh viên có trình độ giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
  • Được đào tạo kỹ năng chuyên môn cao: Kỹ năng tác nghiệp nghề báo; khả năng lập luận tư duy, giải quyết vấn đề; khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; khả năng tư duy hệ thống.
  • Sinh viên ngành báo được được phát huy năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng rộng để có thể công tác tại nhiều đơn vị khác nhau có liên quan đến báo chí – truyền thông
  • Đào tạo đầy đủ các kỹ năng bổ trợ cần thiết cho công việc: kỹ năng tự chủ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp
  • Được đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ truyền thông: máy quay, máy ảnh, máy ghi âm, các công cụ thiết kế cơ bản,…
  • Sinh viên được cung cấp kiến thức trong việc thiết kế các ấn phẩm truyền thông, xây dựng kịch bản hoàn chỉnh, chương trình phát thanh, truyền hình.

Ngành Báo chí học trường nào tốt nhất?

Là một trong những ngành có số lượng thí sinh đăng ký cao nhất cả nước, không quá bất ngờ khi ngày càng nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước mở thêm ngành đào tạo này. Từ Bắc vào Nam, từ trường dân lập đến công lập, với phổ điếm trúng tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều lựa chọn khi muốn theo học ngành này. Vào mỗi mùa tuyền sinh câu hỏi “ngành báo chí học trường nào” luôn đạt mức tìm kiếm rất cao.

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn môi trường học tập phù hợp, MarketingAI xin giới thiệu đến bạn top 5 trường đại học có chất lượng đào tạo được đánh giá cao nhất hiện nay:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường hàng đầu cả nước về chất lượng đào tạo báo chí, truyền thanh, truyền hình. Được thành lập ngày 16/01/1962, cho đến nay Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cử nhân chất lượng cho nền báo chí nước nhà.

Ngành báo chí học trường nào ở Hà Nội tốt nhất - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Ngành báo chí học trường nào ở Hà Nội tốt nhất – Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cử nhân ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để có thể làm việc tại các tòa soạn báo, hãng tin, tạp chí, báo mạng hay các lĩnh vực liên quan trong các cơ quan, tổ chức nhà nước đòi hỏi kỹ năng, kiến thức báo chí.

Hiện nay, Học viên đang đào tạo 42 chương trình trình độ đại học được chia thành 4 nhóm chính, riêng báo chí được xếp nhóm 1 bao gồm 8 chuyên ngành: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, báo truyền hình chất lượng cao, báo mạng điện tử chất lượng cao, ảnh báo chí và quay phim truyền hình.

Thông tin liên hệ:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Địa chỉ: số 36 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Website: https://ajc.hcma.vn/
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (84-024) 37.546.963

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Là một thành viên trong “đại gia đình” Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên tâm huyết, chất lượng đã tạo nên một trong những địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực báo chí chất lượng cao của cả nước.

Ngành báo chí học trường nào tại Hà Nội uy tín - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ngành báo chí học trường nào tại Hà Nội uy tín – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Sau hơn 25 thành lập và phát triển, báo chí và truyền thông là ngành đào tạo hàng đầu của trường với tỉ lệ chọi rất cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nền tảng lý thuyết chuyên sâu, nắm vững kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào công việc thực tế.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Website: http://www.ussh.vnu.edu.vn/
  • Email: [email protected]

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh là một trong những hệ thống đại học quốc gia trọng điểm của nước ta, thuộc top 66% đại học tốt nhất thể giới theo đánh giá của QS World. Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh có 8 đơn vị thành viên bao gồm:

  • Trường Đại học Bách khoa
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Trường Đại học Quốc tế
  • Trường Đại học Công nghệ Thông tin
  • Trường Đại học Kinh tế – Luật
  • Trường Đại học An Giang
  • Viện Môi trường – Tài nguyên

Trong đó Khoa báo chí và Truyền thông của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được đánh giá là địa chỉ đào tạo về báo chí uy tín nhất khu vực phía nam, thu hút hàng ngàn sinh viên theo học mỗi năm nhờ đội ngũ giảng viên chất lượng, môi trường đào tạo năng động giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo, thể hiện tài năng.

Ngành Báo chí học trường nào ở TPHCM - Trường Đại học KHXHNV - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Ngành Báo chí học trường nào ở TPHCM – Trường Đại học KHXHNV – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM
  • Website: https://vnuhcm.edu.vn/
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (+84-28) 37 242 181

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Ngành báo chí tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội mới được thành lập vào năm 2015, là một ngành khá mới so với các ngành đào tào khác của trường nhưng với nỗ lực và cải tiến cả về chất lượng đội ngũ giảng viên cũng như hệ thống giáo trình mới nhất. Ngành báo chí tại trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đang được nhiều sự đón nhận nhiệt liệt của thí sinh trong cả nước.

Ngành báo chí học trường nào tại khu vực miền Bắc - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Ngành báo chí học trường nào tại khu vực miền Bắc – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tại đây, sinh viên được tiếp xúc với chương trình học tập tiên tiến nhất, phương pháp giảng dạy phù hợp với xu hướng, được trang bị kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về ngành đào tạo, giúp sinh viên tự tin công tác khi ra trường.

Thông tin liên hệ:

  • Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Địa chỉ: 418 Đường La Thành – Quận Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam
  • Website: https://huc.edu.vn/
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (+84) 2438.511.971

Trường Đại học Huế – HU

Trường Đại học Huế thuộc hệ thống đại học quốc gia của nước ta, có trụ sở tại Huế, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, và nằm trong top 10 trường/nhóm trường đại học tốt nhất Việt Nam.

Ngành báo chí học trường nào ở khu vực Miền Trung - Đại học Huế

Ngành báo chí học trường nào ở khu vực Miền Trung – Đại học Huế

Được thành lập vào tháng 3/1957, Đại học Huế trở thành địa chỉ đáng tin cậy của với những cá nhân mong muốn được theo đuổi ngành báo chí. Tại đây, sinh viên được giảng dạy theo một quy trình tiêu chuẩn bắt đầu từ kiến thức giáo dục đại cương: học phần lý luận chính trị, học phần khoa học xã hội và nhân văn đến các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như kỹ năng báo chí, truyền thông đại chúng, đạo đức nghề nghiệp nhà báo, sản xuất các sản phẩm báo in, báo mạng,… Cùng với đó, Đại học Huế có đội ngũ giảng viên, giáo sư, phó giáo sư hàng đầu khu vực miền Trung – Tây Nguyên tận tâm, giảng dạy cho sinh viên nhiều kiến thức bổ ích nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Đại học Huế
  • Địa chỉ: 03 Lê Lợi – TP Huế
  • Website: https://hueuni.edu.vn/
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: 0234.3823123

Ngành Báo chí thi khối nào?

Về cơ bản chúng ta đã biết được ngành báo chí học trường nào uy tín qua những thông tin kể trên. Vậy, tham gia đăng ký học ngành báo chí thì thi khối nào? Hầu hết ngành báo chí các trường đều sử dụng hai tổ hợp chính là khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Toán, Văn, Anh) để xét tuyển. Trong đó, Văn luôn là môn bắt buộc, tùy vào mục tiêu đào tạo và tiêu chí xét tuyển, mỗi trường có thể sử dụng các tổ hợp mở rộng từ hai tổ hợp chính này. Một số khối thi thường sử dụng:

  • C03: Văn – Toán – Sử
  • C04: Văn – Toán – Địa
  • D01: Văn – Toán – Anh
  • D04: Văn – Toán – Trung
  • D14: Văn – Sử – Anh
  • D78: Văn – Khoa học xã hội – Anh

Bên cạnh đó, một số trường sẽ có cách xây dựng tổ hợp xét tuyển riêng, chẳng hạn Học viện Báo chí và Tuyên Truyền sử dụng các tổ hợp bài thi/môn thi sau để xét tuyển:

  • R05: Văn – Năng khiếu báo chí – Anh
  • R06: Văn – Năng khiếu báo chí – Khoa học tự nhiên
  • R07: Văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Toán
  • R08: Văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Anh
  • R09: Văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Khoa học tự nhiên

Nhìn chung, với quy chế thi mới được Bộ giáo dục áp dụng trong vài năm trở lại đây, thí sinh có thể yên tâm trong vấn đề lựa chọn tổ hợp khối thi để xét tuyển. Thí sinh hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn tổ hợp môn thi để xét tuyển vào ngành và trường mà mình muốn theo học, không còn bị gò bó như trước kia.

Điểm chuẩn của ngành Báo chí năm 2020

Qua những thông tin trong phần “Ngành báo chí học trường nào” và “Thi khối nào” chúng ta có thể đối chiếu điểm chuẩn của các trường theo từng khối thi khác nhau. Điểm chuẩn ngành Báo chí năm 2020 ghi nhận mức điểm cao so với các nhóm ngành khác, phổ điểm trung bình nằm trong khoảng 23.5 – 31 điểm (điểm đã bao gồm điểm cộng ưu tiên/khu vực) tùy từng tổ hợp xét tuyển.

Điểm chuẩn của ngành Báo chí năm 2020

Điểm chuẩn ngành báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020

Điểm chuẩn ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020

Điểm chuẩn ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020

Tại sao nên học ngành Báo chí?

Một trong những lý do hàng đầu để lựa chọn một ngành học chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, nghề báo cũng phát triển đa dạng hơn, không còn bị gói gọn trong báo giấy mà còn có báo mạng, tạp chí, chương trình thời sự, một blog hay một kênh truyền thông xã hội miễn là nó đảm bảo được tiêu chí phản ánh xã hội (cung cấp thông tin đến công chúng).

Cả nước hiện có hơn 700 toàn soạn lớn nhỏ, từ các toàn soạn truyền thống đến trang báo điện tử, cùng hàng trăm đài phát thanh, truyền hình trải dài khắp cả nước. Chỉ cần dạo một vòng các trang tuyển dụng bạn có thể bắt gặp nhiều thông tin tuyển phóng viên, biên tập viên cũng như các công việc liên quan khác. Bạn thấy đấy, cơ hội việc làm ngành báo không hề ít chút nào.

Học Báo chí ra trường làm gì?

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng, học báo chí ra trường chỉ để…viết báo. Điều này không sai nhưng nó không phản ánh đúng và đầy đủ cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang lại.

Học Báo chí ra trường làm gì?

Ngành báo chí học những môn gì? Ngành báo chí học trường nào? Ra trường làm gì? Con gái có nên học báo chí?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Báo chí có khả năng thực hiện những công việc sau:

Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, hãng tin, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh

Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học có liên quan đến báo chí truyền thông

Cán bộ chức năng trong các cơ quan nhà nước, cơ quan lãnh đạo, cơ quan quản lý thông tin đại chúng.

Chuyên viên content công ty truyền thông – quảng cáo: Ngoài việc đầu quân cho các tòa soạn chính thống, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các agency bên ngoài

Nhân viên PR tại các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước.

MC, quay phim tại các đài truyền hình, đài phát thanh trong và ngoài nước

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có khả năng thành lập một công ty truyền thông của riêng mình.

Mức lương của ngành Báo chí

Mức lương của ngành Báo chí tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm làm việc và đơn vị nơi bạn công tác. Chẳng hạn:

Cộng tác viên báo chí: Tùy theo chủ đề, độ dài và chất lượng bài viết bạn có thể nhận mức nhuận bút rơi vào khoảng 50.000 đến 1.000.000 đồng cho bài viết có nội dung chất lượng cao, yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu.

Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, phụ thuộc vào việc ngành báo chí học trường nào, ở khu vực miền Bắc hay miền Nam thì mức lương sẽ dao động vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Nếu bạn có kinh nghiệm và làm việc tại cơ quan truyền thông lớn mức lương của bạn sẽ được thỏa thuận dựa theo năng lực, và thường rơi vào khoảng 12 triệu đồng/tháng trở lên.

Đặc biệt, khi bạn có cơ hội làm việc tại thị trường báo chí nước ngoài, mức thu nhập hàng năm của bạn có thể lên đến hàng chục ngàn đô một năm.

Tất nhiên, những con số nêu trên chỉ là tương đối, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào năng lực và cơ hội nghề nghiệp mà bạn nắm bắt. Do đó, nếu bạn thực sự đam mê và có định hướng nghiêm túc với nghề hãy luôn không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Những tố chất cần có để học ngành Báo chí

Trở thành một nhà báo thực sự không phải là chuyện dễ dàng, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi và phấn đấu để tự hoàn thiện bản thân. Thực tế, không phải sinh viên học trường báo nào cũng làm báo, mà có thể làm các công việc liên quan khác. Tuy nhiên, dù bạn có định hướng trở thành một nhà báo thực thụ hay không thì những tố chất sau là điều kiện cần để bạn có thể học tập ngành báo chí:

  • Khả năng viết lách và sử dụng ngôn từ
  • Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng quan hệ
  • Tự tin, mạnh dạn, xông xáo
  • Trung thực, thẳng thắn và khách quan
  • Kiến thức xã hội sâu rộng, phán đoán tốt
  • Nhanh nhạy, nhẫn nại và tỉ mỉ trong khai thác, tổng hợp thông tin
  • Chịu được áp lực trong công việc
  • Khả năng ngoại ngữ tốt
  • Ý thức dân tộc và yêu nước sâu sắc, tư tưởng chính trị vững vàng

Lời kết

Hy vọng thông tin trong bài viết MarketingAI đã chia sẻ, có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi ngành báo chí học trường nào tốt, cơ hội nghề nghiệp của ngành trong tương lai cũng như cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích có liên quan. Chúc bạn lựa chọn được ngôi trường ưng ý nhất và có một mùa tuyển sinh thành công.

Lương Hạnh – MarketingAI