Các tác phẩm văn học dân gian việt nam

Văn học dân gian là một thể loại không thể thiếu trong chương trình học Ngữ Văn của chúng ta. Văn học dân gian bao gồm rất nhiều thể loại như: truyền thuyết, truyện cười, truyện cổ tích,…những thể loại này đã góp phần cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vậy văn học dân gian là gì? Đặc trưng của văn học dân gian như thế nào?

1. Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng của nhân dân từ xa xưa trải qua quá trình phát triển của nhiều thế kỉ và tồn tại cho tới ngày nay.

Loại văn học này chủ yếu là truyền miệng và hầu như không được ghi chép lại, nó được truyền miệng từ người này sang người kia, đời trước sang đời sau và trong đó bao gồm những câu chuyện truyền thuyết, sử thi lưu hành qua rất nhiều thế hệ.

2. Văn học dân gian có những thể loại nào?

Văn học dân gian bao gồm 12 thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao tục ngữ, thành ngữ, vè, câu đố và chèo.

2.1. Truyền thuyết:

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian Việt Nam, kể lại những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử có thật của thời xưa. Đặc trưng của thể loại này là có tính kì ảo, hư cấu, phóng đại đối với các nhân vật, do đó thể hiện nhiều góc nhìn của mọi người đối với các nhân vật lịch sử trong truyền thuyết.

Một số tác phẩm nổi tiếng của thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian là: Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Lạc Long Quân, Mị Châu Trọng Thủy,..những tác phẩm này góp phần cho người đọc hiểu về lịch sử thời xa xưa của cha ông ta để lại, đồng thời ca ngợi cho những anh hùng có công dựng nước và giữ nước.

2.2. Thần thoại:

Thần thoại là những câu chuyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa,..của thời xưa nhằm phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. Thần thoại trong văn học Việt Nam gắn liền với tín ngưỡng và niềm tin của con người vào sức mạnh của tự nhiên, lý giải được những hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta như trái đất quay quanh mặt trời,…

Một số tác phẩm thần thoại nổi tiếng như: 12 bà Mụ, thần Trụ Trời, nữ thần Mặt Trăng,.. Tuy nhiên, những câu chuyện thần thoại đã được đồng hóa với các thể loại văn học dân gian như truyền thuyết, cổ tích,..tiêu biểu như tác phẩm Sơn Tinh Thủy Tinh, Lạc Long Quân – Âu Cơ.

2.3. Sử thi:

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng nhằm ca ngợi những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử.

Sử Thi có cốt truyện đa dạng, là sự pha trộn giữa truyền thuyết và thần thoại. Nếu truyền thuyết xuất hiện những yếu tố kỳ ảo, hư cấu làm nền cho sự phát triển và đóng góp của nhân vật, thì sử thi anh hùng thường được thuật lại dựa trên những gì đã xảy ra trong thực tế.

Xem thêm: Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học điểm cao

Một số tác phẩm sử thi nổi tiếng: Đăm Săn, Cây nêu thần, Đẻ đất đẻ nước,..

2.4. Cổ tích:

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có tính hư cấu, kì ảo. Truyện cổ tích khác với truyền thuyết. Truyền thuyết được lấy từ nhân vật mang tính lịch sử còn cổ tích thì được nhân dân nghĩ ra và truyền nhau. Truyện cổ tích thường là những câu chuyện diễn ra hằng ngày, khát khao có một cuộc sống bình đẳng, kẻ ác bị trừ bài còn người lương thiện được sống vui vẻ.

Một số tác phẩm cổ tích nổi tiếng: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cóc kiện Trời,…

2.5. Truyện ngụ ngôn:

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, truyện ngụ ngôn thường mượn hình ảnh của các sự vật, con vật và nhân hóa chúng lên để mô tả lại mối quan hệ giữa con người, răn dạy cách đối nhân xử thế của con người. Thông qua các hình ảnh, tình huống, cốt truyện của truyện ngụ ngôn thì đó là những thông điệp truyền tải những bài học về đạo đức, lễ nghi và đạo lý làm người, từ đó giúp người nghe rút ra những kinh nghiệm sống, tránh mắc phải những lỗi lầm không đáng có, hướng đến một cuộc sống bình yên, đồng thời bồi dưỡng nhân cách giúp con người trở nên chính trực, dũng cảm, khôn ngoan hơn.

Một số câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, con Cáo và trùm nho,..

2.6. Truyện cười:

Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí và phê phán.

Một số mẩu truyện cười: Lợn cưới áo mới, tam đại con gà,…

2.7. Ca dao:

Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người và phản ánh đời sống sinh hoạt lịch sử. Ca dao có thể được trình bày dưới dạng câu đơn không theo quy luật, hoặc thể thơ lục bát truyền thống phối cùng với âm nhạc.

Xem thêm: Viết một bài văn thuyết minh kể lại hội chợ xuân hay chọn lọc

Một số câu ca dao hay như:

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba”

“Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng đồng”.

2.8. Tục ngữ:

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt vỏn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Trong khi ca dao là những câu hát ngắn, không có quy luật cụ thể thì tục ngữ lại có tính ổn định với số chữ cụ thể cùng quy tắc gieo vần.

Một số câu tục ngữ phổ biến:

“Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng”,…

Xem thêm: Dũng cảm là gì? Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm hay nhất?

2.9. Thành ngữ:

Thành ngữ là tập hợp những đoạn, câu, cụm từ có sẵn, tương đối cố định, bền vững, không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động. Và thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Một số thành ngữ tiêu biểu:

“Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, “Tiền nào của nấy”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”,…

2.10. Câu đố:

Câu đố là một thể loại độc đáo của văn học dân gian vừa có chất trí tuệ của ngụ ngôn, tục ngữ, vừa có chất trữ tình của ca dao dân ca, vừa có tính dí dỏm hài hước của truyện cười, vè,..Thông thường câu đố Việt Nam cũng sử dụng quy tắc gieo vần, chủ yếu là thể thơ lục bát tạo ra sự quen thuộc cho người nghe.

Một số câu đố:

“Bệnh gì bác sĩ bó tay?

– Trả lời: gãy tay.”

“Con gì ăn lửa với nước than?

Xem thêm: Phân tích nhân vật Dì Mây trong Người ở bến sông Châu

– Trả lời: con tàu”,…

2.11. Vè:

Vè là một hình thức sáng tác dân gian bằng văn vần với những thể thơ, luật thơ đa dạng, thể hiện quan điểm khen chê của người nói, đồng thời kể về những mẩu chuyện hài hước, hoặc phản ánh cuộc sống hiện thực. Với sự kết hợp của tư duy âm nhạc và nhịp điệu, vè được thể hiện dưới nhiều hình thức, từ câu 4 5 chữ, thơ lục bát, hát giặm, nói lối…

Một số bài vè hay: “Bà còng đi chợ trời mưa”, “Ve vẻ vè ve”, “Con chim hay hát”,..

2.12. Chèo:

Chèo là một loại hình sân khấu dân gian truyền thống lâu đời và giàu tính dân tộc nhất của người Việt. Nội dung Chèo phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống, đề tài có ý nghĩa luân lý, những đoạn đối thoại sử dụng lời lẽ như trong sinh hoạt thường ngày nhưng ý tứ rất sâu sắc. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian được phối lại một cách tài tình. Hát Chèo gồm 3 cách hát chính: nói lối, nói sử, nói lửng. Ngôn ngữ Chèo dùng nhiều câu ca dao theo thể lục bát nhưng phóng khoáng về câu chữ, cũng có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán có điển cố.

Một số vở chèo nổi tiếng: “Kim Nham”, “Đồng tiền Vạn Lịch”, “Nghêu sò ốc hến”,..

3. Đặc trưng của thể loại văn học dân gian:

Văn học dân gian có hai đặc trưng tiêu biểu là tính truyền miệng và tính tập thể.

3.1. Tính truyền miệng:

Văn học truyền miệng ra đời từ thời dân tộc chưa có chữ viết. Khi văn học viết ra đời, văn học truyền miệng vẫn phát triển rất mạnh mẽ bởi một số lý do như văn học viết không thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, tập quán sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân. Và văn học viết được lưu truyền bằng chữ viết thì văn học dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác và được phổ biến rộng rãi do các tác phẩm này ngắn gọn, dễ nhớ.

Văn học dân gian có nhiều hình thức diễn xướng khác nhau như hát, diễn kịch, nói,..

Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc

3.2. Tính tập thể:

Văn học dân gian có tính tập thể vì văn học dân gian là sản phẩm của cá nhân lúc mới hình thành, nhưng sau đó đã có nhiều người tham gia chỉnh sửa, hoàn thiện để tác phẩm ngày càng hay hơn, trọn vẹn hơn.

Khác với tác phẩm văn học viết tồn tại dưới dạng văn bản, sau khi hoàn thiện là một chỉnh thể thống nhất, ổn định thì tác phẩm văn học dân gian lại là một hệ thống mở.

Do quá trình tham gia sáng tác tập thể ở những địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau, những tác giả khác nhau nên đã tạo nên những nét dị biệt giữa các văn bản có cùng một tác phẩm.

4. Giá trị của văn học dân gian:

4.1. Văn học dân gian là kho tri thức phong phú:

Tri thức của văn học dân gian mang nhiều lĩnh vực: tư nhiên, xã hội, con người.

Văn học dân gian được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, tri thức của những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân thể hiện trình đọ quan điểm nhận thức tiến bộ của nhân dân.

Với 54 dân tộc anh em khác nhau đến từ những vùng miền khác nhau, mỗi người lại có cho riêng mình một kho tàng văn học dân gian riêng, từ đó làm phong phú và giàu đẹp vốn tri thức của toàn dân tộc Việt.

4.2. Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lý làm người:

Văn học dân gian mang tính giáo dục con người lòng nhân đạo, thương người, lạc quan, yêu đời, có tinh thần đấu tranh chống lại sự bất công, niềm tin chiến thắng của những cái thiện và loại trừ những kẻ ác.

Văn học dân gian góp phần hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, giúp chúng ta nhận thức, bồi dưỡng về những tình cảm cao đẹp, lẽ sống đúng đắn, định hướng phát triển, hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Xem thêm: Bài văn nghị luận xã hội về sự đồng cảm sẻ chia trong xã hội

4.3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc:

Văn học dân gian được chắt lọc, mài dũa qua không gian và thời gian khi đến với chúng ta đã trở thành những viên ngọc sáng. Nhiều tác phẩm đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để cho chúng ta học tập. Trải qua hàng ngàn năm, văn học dân gian là nơi lưu trữ những giá trị thẩm mĩ của nhiều vùng miền khác nhau, tạo nên những bản sắc riêng biệt, là cơ sở cho nền văn học sau này.