Kiểm toán là gì? Phân loại kiểm toán [Cập nhật 2023]

Trong nền kinh tế đang phát triển kiểm toán không còn là một ngành nghề quá xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên để hiểu rõ kiểm toán là gì? những việc mà kiểm toán cần làm là gì? các quy định về kiểm toán là gì? Bài viết sau ACC sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin về những vấn đề trên. Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm nhé.

kiem toan la gi

Kiểm toán là gì?

1. Kiểm toán là gì?

Kế toán là kiểm toán là hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lý do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

Kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng đang là vấn đề được quan tâm, chú ý tại hầu hết các công ty nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Kiểm toán nội bộ của Luật ACC

2. Phân loại kiểm toán

Kiểm toán được chia thành những kiểm toán như sau:

  • Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
  • Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.

3. Kiểm toán cần phải làm những công việc gì?

Dù là nhân viên kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ hay kiểm toán nhà nước, đều phải làm các nhiệm vụ như sau:

  • Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công việc của kiểm toán viên, vì nó có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu có kế hoạch tốt, mọi việc sẽ diễn ra thật suôn sẻ và bạn luôn ứng phó được với các tình huống phát sinh.

  • Xây dựng chương trình kiểm toán

Kỹ năng xây dựng chương trình kiểm toán cũng không thể thiếu với bất cứ kiểm toán viên nào. Nó giúp công việc của kiểm toán viên được chính xác và chặt chẽ. Trong chương trình kiểm toán, kiểm toán viên xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

  • Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán

Đây là phần trọng tâm của kiểm toán:

  • Kiểm toán cân đối: là phương pháp dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
  • Đối chiếu trực tiếp: là đối chiếu một chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau.
  • Đối chiếu lôgic: nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
  • Kiểm kê: là kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán.
  • Điều tra: là dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
  • Trắc nghiệm: là việc tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.
  • Ghi chép

Ghi chép là một thao tác nghiệp vụ thiết yếu của kiểm toán viên. Các phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện phải được kiểm toán viên ghi lại một cách đầy đủ. Công việc này nhằm tích lũy bằng chứng khách quan cho những kết luận kiểm toán.

  • Lập báo cáo

Lập báo cáo là khâu cuối cùng trong công việc của kiểm toán viên. Thao tác nghiệp vụ này đòi hỏi bạn phải có khả năng diễn đạt.

Sau quá trình điều tra, phân tích, kiểm toán viên đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp đó.

4. Chức năng của kiểm toán là gì?

  • Xác minh tính trung thực và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính.
  • Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
  • Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

>>>>> Tham khảo dịch vụ kiểm toán trọn gói, chuyên nghiệp phù hợp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước: Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

5. Các câu hỏi thường gặp

Quy định chung về kiểm toán là gì?

  • Kiểm toán do nhiều chủ thể tiến hành, do đó, tùy thuộc vào loại kiểm toán mà quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện kiểm toán và đối tượng bị kiểm toán có sự khác nhau. Căn cứ vào tư cách pháp lÍ của chủ thể tiến hành kiểm toán và giá trị pháp lí của hoạt động kiểm toán, kiểm toán được phân thành các loại: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

Nội dung kiểm toán của kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?

  • Kiểm toán tài chính
  • Kiểm toán tuân thủ
  • Kiểm toán hoạt động.

Quy trình kiểm toán như thế nào?

  • Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
  • Thực hiện kiểm toán
  • Kết thúc kiểm toán.

Ý nghĩa của kiểm toán là gì?

  • Kiểm toán góp phần củng cố hoạt động tài chính – kế toán và hướng dẫn nghiệp vụ
  • Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
  • Kiểm góp phần xây dựng niềm tin cho những người quan tâm.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin về kiểm toán là gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn đọc biết về các quy định kiểm toán.

Nếu có thắc mắc gì về kiểm toán là gì hay các nghiệp vụ kế toán khác hãy liên hệ ngay Công ty luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Ở ACC có cung cấp các loại kiểm toán cho quý khách có nhu cầu lựa chọn, chi tiết về dịch vụ xem tại đây!

✅ Kiến thức: ⭕Kiểm toán là gì ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330 ✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin