Hóa học lớp 9 – Chương 1 – Các loại hợp chất vô cơ

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

1. Hợp chất vô cơ là gì ?

Hợp chất vô cơ là hợp chất hóa học mà trong phân tử không có chứa nguyên tử cácbon. Một số trường hợp ngoại lệ mà hợp chất được gọi là hợp chất vô cơ trong phân tử vẫn chứa nguyên tử các bon là khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat.

Trở lại Danh Mục Bài Viết

2. Phân loại hợp chất vô cơ.

Hợp chất vô cơ được phân loại thành từng nhóm dựa vào tính chất hóa học của những hợp chất đó tương tự nhau. Khi đó, người ta xếp chúng vào một nhóm để tiện nghiên cứu, học tập.

Hợp chất vô cơ được phân chia thành 4 loại chính đó là Oxit, Axit, Bazơ và Muối.

2.1 Oxit là gì ?

Oxit là hợp chất gồm một nguyên tố kết hợp với một hoặc nhiều nguyên tử oxi. 2.1.1. Công thức hóa học của oxit là MxOy Trong đó: – M là nguyên tố nào đó có thể kết hợp được với y nguyên tử oxi. – x là số nguyên tử của nguyên tố M có trong oxit. – y là số nguyên tử của nguyên tố oxi có trong hợp chất.

Đến đoạn này bạn nào thấy chưa ổn, liên hệ ngay với thầy để được giải đáp rõ hơn nhé.

FaceBook: Hóa Học 24H 2.1.2. Oxit được phân thành mấy loại ?

Oxit được phân chia thành 4 loại cơ bản bao gồm Oxit axit, Oxit bazơ, Oxit lưỡng tính và Oxit trung tính.

2.1.2.1 Oxit axit là gì ?

Oxit axit là những oxit được cấu tạo từ một nguyên tố phi kim với oxi và phải có axit tương ứng.

Công thức hóa học tổng quát của oxit axit là MxOy

Trong đó: – M là nguyên tố phi kim. – O là nguyên tố Oxi. – x là số nguyên tử của nguyên tố M có trong hợp chất oxit. – y là số nguyên tử của nguyên tố Oxi có trong hợp chất. Ví dụ oxit axit: Oxit: SO2, SO3, CO2, N2O5 . . . Axit tương ứng: H2SO3, H2SO4, H2CO3, HNO3 . . . Yêu cầu thêm: – Em hãy cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất oxit ở ví dụ trên. – Em hãy tìm hiểu tên của các axit tương ứng trong ví dụ trên.

2.1.2.2 Oxit Bazơ là gì ?

Oxit Bazơ là những oxit cấu tạo bởi một nguyên tố kim loại với oxi và có Bazơ tương ứng. Công thức hóa học tổng quát của Oxit Bazơ là M’xOy Trong đó: – M’ là nguyên tố kim loại. – O là nguyên tố oxi. – x là số nguyên tử của nguyên tố kim loại trong oxit. – y là số nguyên tử của nguyên tố oxi có trong oxit. Ví dụ Oxit Bazơ: Oxit: Na2O, BaO, MgO, ZnO . . . Bazơ tương ứng: NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2 . . .

Yêu cầu thêm: Tương như yêu cầu thêm ở trên oxit axit.

Trở lại Danh Mục Bài Viết

2.1.2.3 Oxit lưỡng tính là gì ?

Oxit lưỡng tính là những oxit có một bazơ tương ứng có một axit tương ứng.

Công thức hóa học của oxit lưỡng tính là công thức chung của oxit.

Ví dụ oxit lưỡng tính: Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO . . . Axit tương ứng: HAlO2, H2ZnO2 . . . tương ứng với tên gọi là axit aluminic, axit zincic . . .

Như vậy ta có công thức hóa học của axit aluminic là HAlO2 và công thức hóa học của axit zincic là H2ZnO2

Bazơ tương ứng: Al(OH)3, Zn(OH)2 . . . các bạn tự gọi tên hoặc theo dõi trong từng bài chi tiết.

2.1.2.4 Oxit trung tính là gì ?

Oxit trung tính là oxit không có axit tương ứng hoặc bazơ tương ứng ( Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối).

Công thức hóa học của oxit trung tính cũng tương tự như công thức tổng quát của oxit.

ví dụ oxit trung tính: Oxit trung tính: CO, NO . . .

Tổng kết: Trong chương một của chương trình hóa học lớp 9 chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại oxit vừa nêu ở trên bao gồm các tính chất vật lý, tính chất hóa học của oxit, ứng dụng oxit trong sinh hoạt, sản xuất như nào và các cách để điều chế oxit trong phòng thí nghiệm hoặc điều chế oxit trong công nghiệp.

Trở lại Danh Mục Bài Viết

2.2 Axit là gì ?

Axit (Tiếng pháp: Acide) là hợp chất hóa học có thể hòa tan được trong nước, có vị chua. Công thức hóa học tổng quát của axit là HxA Trong đó:

– H là nguyên tố hidro

– A là một nguyên tố hoặc một nhóm các nguyên tố liên kết với nhau theo trật tự nhất định.

– x là số nguyên tử của nguyên tố hidro có trong axit.

Tại sao nguyên tố A lại không có chỉ số nào ?

Ví dụ Axit: Axit: HCl, H2SO3, H2SO4, H2CO3, HNO3 . . . Gọi tên những axit trên như nào ?

2.2.1 Phân loại axit như nào ?

Dựa vào tính chất hóa học của axit mà chúng được phân chia thành 2 loại + Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3 . . . . + Axit yếu như H2S, H2CO3 . . . . Khi quan sát các loại axit, nhiều bạn có ý kiến em phân loại axit dựa vào sự có mặt của nguyên tố oxi. Phân loại được cụ thể như sau: + Axit không có oxi như H2S, HCl . . . + Axit có oxi như HNO2, H2SO4 . . .

Cách phân loại trên em thấy có được không ?

Hãy viết bài phân tích gửi cho chúng tôi về quan điểm phân loại axit như trên. Sau khi bài viết được đăng tải, chúng tôi sẽ gửi phần thưởng tuyệt vời nhất tới các bạn.

Trong chương một của chương trình hóa học lớp 9 chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất hóa học của axit, cách nhận biết axit mạnh, axit yếu, tìm hiểu một số axit quan trọng và giải đáp những hiện tượng hóa học xảy ra trong sinh hoạt đời sống của các em theo quan điểm hóa học.

2.3 Bazơ (bazo) là gì ?

Bazơ (Bazo – Tiếng pháp: Base) là hợp chất hóa học trong phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH). Công thức hóa học tổng quát của bazơ là Mx(OH)y hay M(OH)y Trong đó: – M là nguyên tố kim loại – OH là nhóm hidroxit – y là số nhóm hidroxit có trong bazơ. Thường thì y sẽ bằng với số hóa trị của nguyên tố M Ví dụ bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3 . . .

2.3.1 Phân loại bazơ như nào ?

+ Dựa vào tính chất hóa học, chúng ta có thể phân chia thành ba zơ mạnh và ba zơ yếu – Ba zơ mạnh: NaOH, KOH . . . – Ba zơ yếu: Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2 . . . + Dựa vào tính tan của Ba zơ trong nước, chúng ta có thể phân chia thành 2 loại là Ba zơ không tan và Ba zơ tan trong nước. – Ba zơ tan trong nước: NaOH, KOH . . . khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ hay còn gọi là dung dịch kiềm, xút . . . Ca(OH)2, Ba(OH)2 . . . khi tan trong nước cũng tạo thành dung dịch bazơ gọi là dung dịch kiềm thổ. – Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3 . . . Cách đọc tên bazơ, tính chất vật lý, tính chất hóa học của Bazơ sẽ được nghiên cứu trong bài học cụ thể.

2.4 Muối là gì ?

Muối là sản phẩm hóa học sau khi trung hòa axit. Các bạn sẽ gặp nhiều phản ứng trung hòa axit tạo thành muối ví dụ như phản ứng giữa oxit với axit, phản ứng giữa Bazơ với axit . . .. Thường thì những phản ứng trung hòa chúng ta cũng sẽ thu được một sản phẩm là nước đi kèm với muối. Một ví dụ phản ứng trung hòa như sau: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Sau phản ứng trên, sản phẩm thu được đều là dung dịch. Tuy nhiên, chúng ta thấy được trong dung dịch trên sẽ chưa hợp chất NaCl đó chính là muối Natri Clorua và sản phẩm của phản ứng trung hòa thường là nước.

2.4.1 Phân loại muối như nào ?

+ Dựa vào thành phần nguyên tố hóa học cấu tạo nên muối, chúng ta có thể chia muối thành 2 loại cơ bản – Muối axit là muối mà trong phân tử vẫn còn chứa nguyên tố hidro trong gốc axit Ví dụ về muối axit: NaHSO4, K2HPO3, KH2PO3 . . . – Muối trung hòa là muối mà trong phân tử không còn chứa nguyên tố hidro của gốc axit. Ví dụ về muối trung hòa: Na2SO4, KCl, CaCO3 . . . + Dựa vào độ tan của muối trong nước, chúng ta có thể chia muối thành 2 loại muối tan và muối không tan trong nước. Ví dụ muối tan trong nước: NaCl, Na2SO4 . . . Ví dụ muối không tan trong nước: BaSO4, AgCl . . . Sau này đi vào từng bài học cụ thể tôi sẽ đưa ra những lưu ý đặc biệt quan trọng giúp các em nắm vững được kiến thức nền cơ bản, yên tâm học tập.

3. Tài liệu tham khảo

Sách giáo khoa hóa học lớp 9 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam