8 Sự Khác Nhau Giữa Dầu Lau Gỗ (Hardwax Oil) Và Hệ Sơn (Sơn Lau Gỗ, Sơn PU,…) – Dầu Lau Gỗ Rubio Monocoat Việt Nam

Sự khác biệt giữa sử dụng sản phẩm sơn và sản phẩm hệ dầu lau gỗ (hardwax oil) ? Hôm nay chúng mình nói rõ về sự khác biệt này.

BẢO M MỸ CỦAVỆ BỀ MẶT VÀ THẨ HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu lau gỗ (Hardwax oil).

Dầu lau gỗ (Hardwax oil) thẩm thấu vào gỗ, liên kết với phân tử gỗ sau đó phần dầu sẽ lưu hóa tạo độ cứng và bảo vệ gỗ. Điều này làm cho bề mặt gỗ giữ nguyên được nét tự nhiên (vân gỗ, độ mộc của gỗ,…). Cảm quan của bề mặt sử dụng dầu lau gỗ (Hardwax oil) thường mờ, không có độ bóng, với một số sản phẩm có thể sử dụng thêm các loại sáp để tăng độ bóng cho bề mặt.

  • Hệ Sơn (Sơn Lau gỗ, Sơn PU).

Hệ Sơn với thành phần chính là Polyurethane là một dạng nhựa. Khi phun sơn sẽ tạo thành nhiều lớp nhựa che phủ lên trên bề mặt gỗ, tạo cho bề mặt gỗ sang bóng, bóng bảy. Tuy nhiên sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Đối với hệ Sơn thì rất đa dạng về độ bóng, độ mờ, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

  • Kết Luận.

Nói về cảm quan sản phẩm, tùy thuộc vào gu thẩm mỹ của mỗi người mà sẽ có đánh giá riêng khác nhau. Dầu lau gỗ (Hardwax oil) là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn là con người yêu vẻ đẹp tự nhiên, thích sự mộc mạc của gỗ, theo đuổi phong cách Scandinavian, Rustic. Đối với hệ sơn sẽ là sự lựa chọn tốt với những bạn thích sự bóng bảy, đồng đểu màu.

MÀU SẮC CỦA HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu lau gỗ (Hardwax oil).

Công nghệ của Dầu lau gỗ (Hardwax oil) cho phép bạn thêm sắc tố trực tiếp vào gỗ. Như vậy chỉ cần lau dầu lên mà không cần thêm công đoạn sơn lót, tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể. Dầu lau gỗ (Hardwax oil) không làm thay đổi tông màu của gỗ mà chỉ kết hợp với màu gỗ để tạo ra 1 màu mới. Khi lau dầu, dầu sẽ làm nổi bật lên các đặc tính tự nhiên của gỗ. Nếu bề mặt gỗ không được xử lý chà nhám đúng cách, dầu lau gỗ (Hardwax oil) sẽ làm lộ ra những điểm lỗi khi làm mộc (vết keo thừa, vết chà xoáy,…).

  • Hệ Sơn (Sơn lau gỗ, Sơn PU).

Với sản phẩm bảo vệ bề mặt hệ sơn. Màu sắc có thể lựa chọn đa dạng, cả những màu đặc biệt nhất. Tuy vậy quy trình sơn cũng mất nhiều thời gian hơn, phải phủ nhiều lớp lót để có thể đè hết được tông màu của gỗ.

  • Kết Luận.

Hệ sợ cho bạn đa dạng lựa chọn màu sắc mà không cần quá quan tâm đến tông màu gốc của gỗ, tuy nhiên sẽ làm bạn tốn rất nhiều thời gian, nguyên vật liệu, nhân công thợ. Với hệ dầu lau gỗ (Hardwax oil) thì sẽ không chủ động được màu sắc vì đây là sản phẩm tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, thời giant hi công nhanh, không tốn nguyên vật liệu, không yêu cầu tay nghề nhân công.

CẤP ĐỘ KHÍ THẢI VOC (KHÍ ĐỘC) CỦA HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu Lau Gỗ (Hardwax oil).

Trong thành phần dầu lau gỗ (Hardwax oil) chứa phần lớn là thành phần thể rắn nên chúng chứa rất ít dung môi để bay hơi ra ngoài không khí. Trên thị trường có 1 số hãng đã giải quyết được lượng khí thải VOC này: Ví dụ như Rubio Monocoat (0% VOC).

  • Hệ Sơn (Sơn Lau gỗ, Sơn PU).

Bản thân sơn chính là các hạt nhựa nhỏ và mịn. Chúng cần rất nhiều chất dung môi để làm chất mang. Tùy vào các loại sơn khác nhau mà thành phần VOC khác nhau. Có loại có thể lên tới 550g VOC/L. Khi sử dụng sơn tuyệt đội phải đảm bảo an toàn lao đông (bảo hộ lao động, thời gian làm việc quy định,…). Tuy nhiên cũng có 1 số loại Sơn gốc nước có mức VOC là 0%.

  • Kết Luận.

Nhờ vào các tiến bộ khoa học hiện nay trong công nghệ đã giảm bớt sự phụ thuộc vào chất dung môi (tạo ra khí thải VOC). Điều này cho chúng ta nhiều sự lựa chọn về VOC (mực độ VOC càng thấp giá thành càng cao). VOC tác động lên người thi công, người sử dụng và môi trường. Do đó, khi chọn cho mình 1 loại sản phẩm hoàn thiện bề mặt, bạn cần đọc rõ các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất (thời gian khô, cách lý cho bay hết mùi,…).

SỐ LỚP PHỦ BỀ MẶT VÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦA HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu Lau Gỗ (Hardwax oil).

Hầu hết các loại Dầu lau gỗ (Hardwax oil) chỉ cần sử dụng lớp dầu lau đều lên bề mặt gỗ. Tuy nhiên 1 số hãng bổ sung thêm lớp bóng để tăng độ thẩm mỹ của sản phẩm.

Cách sử dụng của dầu lau gỗ thì hết sức đơn giản, nhưng lại yêu cầu khâu xử lý bề mặt phải thật đẹp.

  • Hệ Sơn (Sơn Lau gỗ, Sơn PU).

Hầu hết các sản phẩm hệ sơn yêu cầu tối thiểu 3 lớp để bảo đảm gỗ được bảo vệ.

Tất cả sản phẩm hệ sơn đòi hỏi nhiều bước với nhiều công đoạn khác nhau. Các loại sơn yêu cầu độ chà nhám giữa các lớp để có độ bám dính thích hợp giữa các lớp sơn. Trong quá trình sơn, yêu cầu tuyệt đối là phải môi trường sạch, tránh để bụi bẩn bám lên trên bề mặt lúc sơn chưa khô. Trong quá trình sơn, tay nghề thợ sơn cũng là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị sản phẩm, thợ sơn phải có tay nghề cao mới đảm bảo được độ đồng đều của sản phẩm.

  • Kết Luận.

Cách sử dụng cũng như các ưu điểm (tiết kiệm thời gian, dễ sử dụng, ….) của dầu lau gỗ (Hardwax oil) là quá rõ rang so với hệ sơn.

BẢO VỆ BỀ MẶT CỦA HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu Lau Gỗ (Hardwax oil).

Bảo vệ bề mặt khi sử dụng dầu lau gỗ (Hardwax oil) là kết quả từ công thức dầu và sáp trong sản phẩm. Hầu hết các loại dầu lau gỗ sẽ làm cứng bề mặt một chút, tuy nhiên, độ cứng cuối cùng của bề mặt phụ thuộc vào loại gỗ được sử dụng.

Việc thoát hơi nước bên trong gỗ được kiểm soát và nhất quán hơn do không có các màng xây dựng giống như với lớp hoàn thiện như sơn. Nói cách khác, gỗ thích nghi dễ dàng hơn và được kiểm soát nhiều hơn đối với sự thay đổi độ ẩm tương đối.

  • Hệ Sơn (Sơn Lau gỗ, Sơn PU).

Bảo vệ bề mặt khi sử dụng hệ sơn là kết quả từ lớp hạt nhựa phủ lên trên bề mặt gỗ. Do cấp tạo nhiều lớp dày, sơn sẽ dễ dàng bảo vệ gỗ từ những ảnh hưởng do hóa chất và chất lỏng. Tuy nhiên khi bị xước lên trên bề mặt sẽ lộ rất rõ vết xước.

Lớp màng dày được tạo bởi sơn có thể gây ra một số vấn đề khi áp dụng cho bề mặt gỗ như ván sàn rộng hoặc mặt bàn trong môi trường độ ẩm tương cao. Khi 1 vị trí trên bề mặt gỗ tiếp xúc với độ ẩm cao trọng thời gian dài, tại vị trí đó sẽ diễn ra quá trình giãn nở bề mặt, gây ra hiện tượng nứt tại vị trí đó rồi lan dần ra toàn bộ bề mặt.

  • Kết Luận.

Hệ Sơn bảo vệ bề mặt chống lại chất lỏng và hóa chất tốt hơn dầu lau gỗ do phủ nhiều lớp nhựa lên trên bề mặt. Tuy nhiên lại dễ xảy ra hiện tượng xước bề mặt hơn dầu lau gỗ.

SỬA CHỮA BỀ MẶT CỦA HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu Lau Gỗ (Hardwax oil).

Các chỗ bị xước nhẹ chỉ cần lấy giấy nhám xoa qua rồi lau dầu lên là hoàn toàn như mới. Gỗ chỉ lấy đủ lượng dầu cần thiết và hoàn toàn đồng màu.

  • Hệ Sơn (Sơn Lau gỗ, Sơn PU).

Sửa chữa hao mòn hoặc hư hỏng trên bề mặt gỗ sử dụng sơn mất rất nhiều thời gian và tay nghề thợ sơn. Thông thường, phải dỡ hoàn toàn rồi mang về nhà máy. Sau đó chà nhám cho bay hết lớp sơn cũ rồi sơn lại.

  • Kết Luận.

Dầu lau gỗ (Hardwax oil) cho phép sửa chữa dễ dàng hơn rất nhiều so với sử dụng hệ sơn đòi hỏi phải mang về nhà máy làm mới lại hoàn toàn.

LÀM SẠCH CỦA HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu Lau Gỗ (Hardwax oil).

Hầu hết các nhà sản xuất khuyên bạn nên vệ sinh chung bằng cách lau bụi, hút bụi và làm sạch bằng khăn ẩm hoặc dung dịch tẩy rửa. Mỗi nhà sản xuất đề nghị một chất tẩy rửa cụ thể. Sử dụng chất tẩy rửa sai có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ và hiệu suất của lớp hoàn thiện dầu.

Một số loại chất tẩy rửa có thể chứa một số loại dầu trong công thức xà phòng để nuôi dưỡng chất nền có dầu trong quá trình làm sạch.

  • Hệ Sơn (Sơn Lau gỗ, Sơn PU).

Hầu hết các nhà sản xuất sơn cũng khuyên bạn nên vệ sinh chung bằng cách lau bụi, hút bụi và làm sạch bằng khăn ẩm hoặc dung dịch tẩy rửa. Việc sử dụng đúng chất tẩy rửa không quá quan trọng hơn đối với hệ sơn.

  • Kết Luận.

Nếu bạn đang sử dụng chất tẩy rửa đúng yêu cầu của nhà sản xuất thì chăm sóc cho cả hai hệ rất giống nhau.

BẢO TRÌ CỦA HỆ SƠN (SƠN LAU GỖ, SƠN PU,…) VÀ DẦU LAU GỖ (HARDWAX OIL).

  • Dầu Lau Gỗ (Hardwax oil).

Vì không có nhiều lớp màng như hệ sơn, nên việc bảo trì rất cần thiết để duy trì sự bảo vệ và vẻ đẹp của đế gỗ có dầu. Tần suất bảo trì sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng, khí hậu và quy trình vệ sinh. Việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ trên bề mặt sử dụng dầu rất dễ thực hiện. Đơn giản chỉ cần sử dụng các sản phẩm bảo trì được nhà sản xuất khuyến cáo. Việc bảo trì này không quá phức tạp, thực hiện được ngay tại trong phòng của bạn mà không cần phải vận chuyển đồ đạc về xưởng..

  • Hệ Sơn (Sơn Lau gỗ, Sơn PU).

Theo thời gian, tùy thuộc vào quá trình sử dụng và vệ sinh bề mặt sơn. Trên bề mặt thường sẽ xuất hiện những vết xước và có nơi bị bạc màu, lúc đó chúng ta phải tiến hành bảo trì bề mặt. Đối với hệ sơn, việc bảo trì hết sức phức tạp: Vận chuyển đồ về xưởng sơn, chà phá hoàn toàn lớp sơn phủ về mặt, sau đó tiến hành sơn đệm và sơn màu lại.

Quá trình sơn đệm và phủ thường sẽ làm nổi bật lên những chỗ chưa chà hết. khiến bề mặt lệch tông màu.

  • Kết Luận.

Cả hệ dầu và hệ sơn đều phải yêu cầu bảo trì bề mặt sau một thời gian sử dụng. Tùy nhiên, với dầu lau gỗ sẽ yêu cầu bảo trì bề mặt thường xuyên hơn so với hệ sơn, nhưng quy trình sử dụng lại dễ dàng hơn sơn rất nhiều. Thường 3 – 6 tháng đối với sản phẩm hệ dầu bạn chỉ cần sử dụng dung dịch xịt làm sạch bề mặt là được. Từ 3 -5 năm bạn phải tiến hành bảo trì toàn bộ: chà nhám lại những vùng bị xước, lau dầu lại bề mặt cho đồng đều màu. Với hệ sơn cũng vậy, sau 3 – 5 năm bạn cũng sẽ phải tiến hành bảo trì lại toàn bộ bề mặt.

ĐỌC THÊM:

Dầu Lau Gỗ (Hardwax Oil) Là Gì ? #10 Thông Tin Cần Biết Về Dầu Lau Gỗ Hiện Nay.

9 Lý Do Bạn Nên Chọn Dầu Lau Gỗ Rubio Monocoat

Dầu Lau Gỗ Rubio Monocoat Bao Lâu Phải Chăm Sóc, Bảo Trì? 2 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Bề Mặt

Hãng Dầu Lau Gỗ Rubio Monocoat