Các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay

Có quá nhiều các loại camera quan sát trên thị trường khiến bạn bối rối khi muốn tìm mua? Bạn cần biết đâu là loại camera quan sát đang thịnh hành để có thể so sánh đánh giá trước khi quyết định? Thế thì việc tìm hiểu các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay là rất cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chọn mua sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng.

Phân loại theo chức năng và đặc điểm

1. Camera quan sát mini

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe qua các tên gọi camera quan sát mini không dây, camera ngụy trang hay camera siêu nhỏ. Chúng đều chỉ cùng dòng sản phẩm camera quan sát bí mật với kích thước cực nhỏ. Dòng camera quan sát mini không dây này được sử dụng với mục đích theo dõi, giám sát các nơi đặc biệt. Đó có thể là kho tiền, quầy thu ngân, nơi cất giữ tài liệu mật, … Camera quan sát mini có kích thước nhỏ lại được tích hợp trong các đồ vật như cây bút bi, lon nước, móc khóa, đồng hồ đeo tay, bật lửa, … Để đảm bảo người khác không thể nhận biết được sự hiện hữu của chúng.

Các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay - Nhà Đẹp Số (1)

Camera ngụy trang được sử dụng với mục đích theo dõi, giám sát các nơi đặc biệt.

2. Camera có dây (Camera analog)

Camera analog là một camera quan sát với cảm biến CCD và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý. Nhưng trước khi có thể truyền tải hình ảnh, nó cần phải chuyển đổi tín hiệu trở lại analog và truyền tải về một thiết bị analog, chẳng hạn như màn hình hoặc thiết bị lưu trữ.

Nhưng trước khi có thể truyền tải hình ảnh nó phải chuyển đổi thành tín hiệu Analog, sau đó truyền tải về thiết bị thu tín hiệu analog. Ví dụ như : Tivi, đầu ghi hình analogCamera Analog muốn xem qua internet phải có đầu ghi hình hoặc card ghi hình

Các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay - Nhà Đẹp Số 5-2

Camera analog cho chất lượng hình ảnh tốt, truyền tải ổn định, bảo mật cao, và không cần địa chỉ ip để quản lý

3. Camera quan sát không dây (Camera ip wifi)

Ngày nay, có vô vàn lí do để chúng ta quyết định lắp đặt camera giám sát an ninh. Nhất là những người không có nhiều thời gian mà vẫn muốn giám sát được hình ảnh ở nhà, công ty, cửa hàng, xưởng, xí nghiệp, trường học, … Khi đó, sản phẩm camera quan sát qua mạng chính là lựa chọn tối ưu.

Camera wifi không dây với ưu điểm lắp đặt nhanh chóng, sử dụng thuận tiện trở thành sản phẩm camera thông dụng nhất nhì thời điểm hiện tại. Dùng sóng wifi không vướng víu, không phải khoan tường làm mất thẩm mĩ công trình. Chỉ cần một thiết bị như smartphone, laptop hay máy tính bảng, … có kết nối Internet thì dù bạn đang đi công tác, du lịch xa không có nhiều thời gian vẫn có thể giám sát được mọi thứ. Bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu, bạn vẫn dễ dàng theo dõi được động tĩnh nơi mà bạn đã lắp đặt camera quan sát an ninh. Camera IP wifi không dây còn không cần đến đầu ghi hình rườm ra như camera analog truyền thống. Hỗ trợ thẻ nhớ giúp người dùng thuận tiện xem lại hình ảnh khi cần.

Các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay - Nhà Đẹp Số (2)

Theo dõi hình ảnh từ xa thông qua điện thoại thông minh kết nối mạng đang là xu hướng.

Phân loại theo hình dáng và công dụng

4. Camera dome

Camera Dome được đặt tên theo hình dạng thiết kế của nó, “Dome” có nghĩa là Mái vòm. Chúng thường được gắn trên trần nhà hoặc treo lên từ khung treo tường, phụ thuộc vào yêu cầu và lắp đặt. Chiếc camera này được đặt bên trong một hình cầu bằng nhựa, hoặc thủy tinh. Có nhiều loại Camera Dome khác nhau. Có thể là CCTV hoặc Camera IP, cố định hoặc di động, ngoài trời hoặc trong nhà. Hệ thống Camera Dome cực kì tiện lợi và dễ dàng lắp đặt vì chúng có tầm nhìn rộng, đèn chiếu hồng ngoại, xem được ban ngày và cả ban đêm.

Dòng sản phẩm này sở hữu thiết kế nhỏ, gọn có khả năng xoay tròn 360 độ, tầm nhìn bao quát. Camera dome được ưa chuộng lắp đặt ở những nơi như showroom, cửa hàng, nhà hàng … bởi kiểu dáng thanh lịch của nó.

Kiểu dáng thanh lịch của camera dome thu hút người dùng

Kiểu dáng thanh lịch của camera dome thu hút người dùng.

5. Camera thân

Tích hợp nhiều khả năng chống chịu các tác động khắc nghiệt từ môi trường như mưa, nắng, bão, tuyết,… Camera thân cũng là loại camera quan sát thông dụng trên thị trường hiện nay. Dòng camera quay ngang có khả năng thay đổi kích thước ống kính này giúp quan sát các chủ thể ở vị trí xa. Sản phẩm phù hợp lắp đặt cho các công trình như bãi đỗ xe, nhà xưởng và các khu vực ngoài trời khác.

Các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay - Nhà Đẹp Số 5

Khả năng chống va đập, chống mưa nắng cao giúp camera thân trở nên thông dụng khi lắp đặt ngoài trời.

6. Camera hồng ngoại

Qua rồi cái thời sử dụng camera quan sát ban đêm phải căng mắt ra theo dõi hình ảnh đen trắng. Ngày nay, các camera có gắn thêm đèn hồng ngoại điều khiển bằng cảm quang tự cân bằng ánh sáng giúp quan sát mọi vật xung quanh vào ban đêm rõ như ban ngày. Dù ở nơi có ánh sáng bằng 0 thì camera hồng ngoại vẫn có thể cho hình ảnh sắc nét. Nếu bạn cần dòng camera quan sát được cả ngày lẫn đêm cho bãi đỗ xe, kho hàng trong xí nghiệp, nhà máy thì sản phẩm camera hồng ngoại này rất đáng để cân nhắc.

Camera hồng ngoại có khả năng quan sát hình ảnh trong điều kiện ánh sáng bằng 0

Camera hồng ngoại có khả năng quan sát hình ảnh trong điều kiện ánh sáng bằng 0.

7. Camera PTZ

Ở các công trình giao thông, sân bay, … bạn thường xuyên bắt gặp camera PTZ. Đây là loại camera có khả năng quét hình tròn, nghiêng được lên xuống và thu phóng hình ảnh cực tốt. Khả năng kết nối với hệ thóng sensor và cảnh báo phát hiện khi có đối tượng di chuyển trong vùng hoạt động của camera giúp ích được rất nhiều cho người dùng. Camera PTZ còn có thể lập trình để hoạt động. Vậy nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi camera PTZ lại được chọn dùng nhiều đến thế.

Điểm cộng của camera PTZ là khả năng quét hình tròn, nghiêng được lên xuống và thu phóng hình ảnh cực tốt

Điểm cộng của camera PTZ là khả năng quét hình tròn, nghiêng được lên xuống và thu phóng hình ảnh cực tốt.

8. Camera công nghệ mới

Camera công nghệ HD-SDI

Các đài truyền hình, ngân hàng, hay xưởng sản xuất ngày nay tin dùng camera công nghệ HD-SDI. Đây là loại camera dùng cáp đồng trục kết nối bằng jack BNC. Loại camera quan sát này sử dụng chuẩn HD-SDI truyền tín hiệu video không mã hóa tín hiệu, không nén.

Các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay - Nhà Đẹp Số (8)

Một mẫu camera công nghệ HD-SDI.

Camera công nghệ HD-CVI

Cũng sử dụng dây cáp đồng trục, camera công nghệ HD-CVI mang đến trải nghiệm hình ảnh chất lượng HD, không bị trễ hình, độ nét cao và tín hiệu hình ảnh đồng bộ. Hơn nữa, sản phẩm này còn có khả năng ngăn chặn giao tiếp chéo cổng hình ảnh CVBS và khả năng chống nhiễu cao. Camera công nghệ HD-CVI không mất quá nhiều chi phí cho việc vận hành. Khi cần nâng cấp hệ thống cũng không nhất thiết phải thay cáp mới. Những công trình cần giám sát hình ảnh với độ phân giải cao rất nên chọn sản phẩm này.

Camera công nghệ HD-CVI cho hình ảnh chất lượng HD, không bị trễ hình, độ nét cao và tín hiệu hình ảnh đồng bộ.

Camera công nghệ HD-CVI cho hình ảnh chất lượng HD, không bị trễ hình, độ nét cao và tín hiệu hình ảnh đồng bộ.

Camera công nghệ HD-TVI

Vẫn sử dụng cáp đồng trục, camera công nghệ HD-TVI cho hình ảnh chất lượng full HD, âm thanh đi kèm dù khoảng cách truyền tải có thể xa 300-400m.

Camera công nghệ HD-TVI cho chất lượng full HD, âm thanh đính kèm.

Camera công nghệ HD-TVI cho chất lượng full HD, âm thanh đính kèm.

Mỗi loại camera quan sát lại phù hợp với vị trí, đặc thù môi trường cũng như túi tiền nhất định. Hy vọng bài tổng hợp các loại camera quan sát thông dụng nhất hiện nay giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về từng dòng sản phẩm. Từ đó, chọn mua được loại camera quan sát phù hợp nhất nhu cầu sử dụng, vị trí lắp đặt và ngân sách của bản thân. Ngoài ra bạn nên chọn một đơn vị cung cấp và lắp camera uy tín, chuyên nghiệp để có thể giúp thỏa mãn nhu cầu của bạn tốt nhất

(Tổng hợp)

Xem thêm:

  • Camera Analog là gì? Ưu và nhược điểm của Camera Analog?

  • Camera IP là gì? Ưu và nhược điểm của Camera IP

  • Camera wifi là gì? Ưu và nhược điểm của Camera ip wifi

  • Thác khói trầm hương là gì (Ý nghĩa, công dụng, đặc điểm)

  • Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men