Các hình thức lập luận – HILAW.VN

Tùy vào cách thức liên kết về nội dung giữa luận cứ với kết luận, ta có các hình thức lập luận sau:

1. Lập luận diễn dịch

Lập luận diễn dịch là lập luận xuất phát từ luận điểm có tính khái quát, chân lý, chuẩn mực để dẫn đến kết luận mang tính riêng biệt, cụ thể (từ cái chung đến cái riêng). Ta xét các ví dụ:

Ví dụ 1: “Tham nhũng là vấn đề hiện đang được đặc biệt quan tâm ở châu Á. Việc Chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tội nhận hối lộ được coi là hành động mở đầu cho chiến dịch thanh trừng tội phạm tham nhũng trong hàng ngũ quan chức. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện cũng phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong Chính phủ cũng sẽ phải làm điều đó. Cũng do tham nhũng, Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại hạ viện và dấu hiệu suy giảm uy tín vẫn chưa dừng lại”1.

Lập luận này có thể được biểu diễn bởi sơ đồ:

Ví dụ 2: “Điểm a, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định lòng lề đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích giao thông, không một cá nhân, tổ chức nào được tự ý lấn chiếm để sử dụng cho mục đích cá nhân. Ở Thành phố này, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cảnh tượng họp chợ, mua bán ngay trên lề đường. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và khá phổ biến của người dân Thành phố”.

Lập luận diễn dịch trong ví dụ này có cấu trúc của một tam đoạn luận với 2 mệnh đề là các tiền đề:

– Mệnh đề chính: “Điểm a, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định lòng lề đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích giao thông, không một cá nhân, tổ chức nào được tự ý lấn chiếm để sử dụng cho mục đích cá nhân”, biểu diễn khuôn khổ chuẩn mực có tính khái quát.

– Mệnh đề phụ: “Ở Thành phố này, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cảnh tượng họp chợ, mua bán ngay trên lề đường”, diễn tả quan sát cụ thể.

Cuối cùng là mệnh đề kết luận của lập luận: “Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và khá phổ biến của người dân Thành phố”.

Lập luận trên được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Đặc điểm quan trọng của lập luận diễn dịch là từ tiền đề đúng luôn dẫn đến kết luận đúng, nếu lập luận tuân thủ quy luật, quy tắc logic. Vì vậy, khi những tiền đề càng mang tính khái quát, chuẩn mực, càng chân xác, tin cậy và phổ quát thì kết luận nhận được sẽ càng vững vàng, chắc chắn.

Cấu trúc chung của dạng lập luận diễn dịch có thể tóm tắt bởi sơ đồ:

Các kết luận do kết quả của lập luận diễn dịch có thể nhận được xuất phát không phải từ một mà từ một số tiền đề có tính khái quát, chuẩn mực kết hợp với một số quan sát cụ thể. Dạng lập luận này thường gặp trong các văn bản pháp lý. Để làm ví dụ, có thể lấy trích dẫn lập luận của Luật sư Phan Trung Hoài khi bác bỏ những cáo buộc trong bản án sơ thẩm số 34/2011/HSST ngày 22/6/2011 tuyên phạt ông Vũ Đình Châu mức án 8 năm 6 tháng tù tổng hợp cả 3 tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (2 năm tù), “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (6 năm tù) và “che giấu tội phạm” (6 tháng tù) như sau1: “Thứ nhất, bản án sơ thẩm đánh giá sai lệch bản chất giao dịch giữa Công ty Xổ số kiến thiết (CTXSKT) và Công ty Tấn Lợi, có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự – kinh tế, quy buộc tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với ông Vũ Đình Châu không bảo đảm căn cứ pháp lý.

Thứ hai, về mặt pháp lý, đây thực chất là giao dịch dân sự – kinh tế hợp pháp, phù hợp về hình thức và nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005, đang được các bên triển khai và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thể hiện qua các chứng cứ, tài liệu.

Thứ ba, bản án sơ thẩm đã xác định hậu quả thiệt hại do hành vi “thiếu trách nhiệm…” là thiếu căn cứ, cách thức và phương pháp xác định thiệt hại là tùy tiện.

Căn cứ theo Điều 251 BLTTHS năm 2003, do có một trong những căn cứ được quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 BLTTHS, chúng tôi xin trân trọng kính đề nghị HĐXX phúc thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Vũ Đình Châu và quan điểm bào chữa của luật sư:

1) Tuyên bố ông Vũ Đình Châu không phạm cả 3 tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Che giấu tội phạm”;

2) Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, trả tự do cho ông Vũ Đình Châu ngay tại phiên tòa, khôi phục toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp của ông Vũ Đình Châu theo quy định của pháp luật”.

Lập luận trên đây có thể diễn tả vắn tắt qua sơ đồ:

2. Lập luận quy nạp

Ngược lại với lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp là lập luận đi từ những quan sát cụ thể, đơn lẻ, riêng biệt để dẫn đến kết luận mang tính khái quát, phổ biến (từ cái riêng đến cái chung). Dưới đây là một số ví dụ:

Ví dụ 1: Lời trần tình của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong phiên tòa xét xử vụ đại án Ngân hàng Oceanbank: “Thực ra bị cáo là con người hiền lành, tốt tính. Không chỉ trong công việc mà cả trong quan hệ bạn bè, suốt bao nhiêu năm công tác lúc nào cũng nhiệt tình vì đơn vị công tác, vì đồng chí, đồng nghiệp. Bị cáo cũng có ảnh hưởng rất tốt trong giới doanh nghiệp, họ rất tin yêu, quý mến… Quy cho bị cáo tội chiếm đoạt thì oan quá1.

Ví dụ 2: “Thưa quý tòa, tại thời điểm xảy ra sự việc bị cáo chỉ là phó phòng địa chính, chỉ là tham mưu giúp việc, ý kiến của bị cáo chỉ là ý kiến của một cá nhân và chỉ mang tính tham khảo. Ai cũng biết quyết định chỉ được Chủ tịch UBND Thành phố ký ban hành nếu có sự thống nhất bằng văn bản của Hội đồng tư vấn gồm đại diện của các Ban, Ngành có liên quan. Vì thế, nếu cho rằng hậu quả làm thiệthại hơn 10 tỷ đồng trong vụ án này là thuộc trách nhiệm củabị cáo thì rất vô lý và không khách quan2.

Trong các ví dụ trên, kết luận (phần gạch dưới) được rút ra từ những chi tiết, quan sát cụ thể. Có thể mô tả bằng các sơ đồ tương ứng như sau:

Với ví dụ 1:

Với ví dụ 2:

Như vậy, cũng như lập luận diễn dịch, các dữ liệu quan sát cụ thể trong lập luận quy nạp có thể được kết nối với các căn cứ đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận theo sơ đồ:

Khác với lập luận diễn dịch, trong lập luận quy nạp cho dù các tiền đề là đúng đắn thì kết luận cũng chỉ đúng với một xác xuất nào đó mà thôi. Nói khác đi, kết luận mà lập luận quy nạp nhận được luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó để tránh mắc sai lầm, khi xây dựng lập luận quy nạp cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Phải khái quát được dấu hiệu bản chất của các sự vật, hiện tượng, sự việc.

– Chỉ có thể áp dụng cho một nhóm đối tượng cùng loại.

– Kết luận phải được rút ra từ một số lượng mẫu đủ lớn và phải được kiểm chứng từ thực tế.

Tóm lại, trong mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận thì lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp là 2 hình thức lập luận trái ngược nhau và có thể được biểu diễn bởi sơ đồ:

3. Lập luận hỗn hợp

Lập luận hỗn hợp là dạng lập luận phối hợp giữa lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp, gồm 2 bước:

– Bước 1: đi từ khái quát đến cụ thể. Thông qua việc mở đầu bằng cách nêu luận điểm khái quát (bậc 1), sau đó là các luận cứ diễn giải, thuyết trình.

– Bước 2: đi từ cụ thể đến khái quát. Từ các luận cứ được nêu ra để đi đến kết luận có tính nâng cao (bậc 2). Ví dụ1: Thái độ “làng nhàng” là một trở lực rất lớn cho sự phát triển xã hội (Bậc 1). Một mặt, “làng nhàng” làm cho xã hội không đủ khả năng phát hiện, sáng tạo các tri thức mới hoặc cập nhật, ứng dụng các thành tựu tri thức mới mẻ, phong phú của nhân loại để làm thay đổi số mệnh cộng đồng. Mặt khác, trong môi trường “làng nhàng”, cái mới, nếu có, cũng thiếu môi trường thuận lợi để đơm bông, kết trái. Sự “làng nhàng” còn góp phần tạo nên một xã hội thụ động. Với một con người cụ thể, nếu năng lực và thái độ sống của anh ta chỉ ở mức “làng nhàng”, anh ta luôn luôn lệ thuộc vào một đối tượng khác. Đối tượng ấy có thể là quyền lực, là truyền thống, là đám đông, kể cả… thần thánh. Khi những cá thể lệ thuộc, bị động chiếm đa số, họ sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Sự lan tỏa sức ì chắc chắn sẽ diễn ra, ảnh hưởng tiêu cực đến tính năng động xã hội của bộ phận còn lại, biến sức ì thành đặc tính trội của cộng đồng… Một xã hội “làng nhàng” là một xã hội không tự quyết được vận mệnh của mình vàthường hứng chịu những rủi ro, bất trắc từ bên ngoài (Bậc 2)”.

4. Lập luận phản đề

Đây là dạng lập luận thông qua dùng lý lẽ để phản bác lại luận điểm đối lập, từ đó khẳng định luận điểm đã đưa ra ban đầu.

Ví dụ: “Bản án sơ thẩm số…., ngày….. xét xử về việc…. của Tòa án nhân dân quận X, Thành phố P, tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn….

– Căn cứ vào Điều…, Luật…

– Theo quy định tại Điều…, Luật…

– Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cũng như lời trình bày của nguyên đơn…

…….

Như vậy, có thể thấy việc Tòa chấp nhận yêu cầu khởikiện của nguyên đơn là hoàn toàn không có căn cứ và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”.

Xem thêm: Cấu trúc của một lập luận