Hiện nay, smartphone từ các OEM Trung Quốc đang chiếm đóng thị trường nước ta và nhiều thị trường khác trên thế giới. Chuẩn mực của smartphone đã bị họ thay đổi khá nhiều, và có thể nói là rất khó để trở về với những chuẩn mực trước kia.
Tuy nhiên, dạo gần đây Trung Quốc có vẻ đang muốn bành trướng và gây căng thẳng về chủ quyền với chúng ta ở biển Đông, và đang mập mờ trong việc khai báo về nguồn gốc của virus CoViD 19.
Vậy nên nếu bạn cảm thấy ghét Trung Quốc và không còn muốn mua điện thoại smartphone của họ nữa, thì bạn sẽ lựa chọn những chiếc máy như thế nào?
Đọc thêm:
- Smartphone Việt giống smartphone Tàu, thực hư thế nào?
- Điện thoại Tàu đã thay đổi cách suy nghĩ của người Việt như thế nào?
#1. Có rất nhiều Smartphone của các OEM khác
Nếu bạn quan trọng đến xuất xứ của smartphone, các bạn sẽ có các lựa chọn khác như sau:
- Các OEM smartphone từ Mỹ: Apple iPhone, tất nhiên rồi, và có thể là Google Pixel nữa. Đây là 2 OEM đều tối ưu máy cực kì tốt, có những công nghệ đi đầu, và hướng người dùng về việc sử dụng các thuật toán của họ để sử dụng máy tốt hơn.
- Từ Hàn Quốc: Samsung và LG là 2 OEM từ Hàn Quốc, với những sản phẩm tốt và phủ mọi phân khúc.
- Từ Nhật: Sony, và một số OEM sản xuất TV cũng có sản xuất cả smartphone như Sharp và TCL.
- Từ Phần Lan: Nokia của HMD Global, máy không quá nổi trội nhưng phần nào đó Nokia đã trở thành một tượng đài với nhiều người dùng trước đó.
- Và Việt Nam: Vsmart và Bphone là hàng Việt, tuy vẫn còn khá non trẻ, chất lượng chưa được cao như các hãng smartphone bên trên và giá trị thương hiệu cũng không lớn nhưng đang có sự phát triển rất rõ rệt.
=> Đó là các lựa chọn dành cho bạn, nếu như bạn không muốn sử dụng điện thoại của Trung Quốc nữa.
#2. Những thứ không thể thay thế của smartphone Trung Quốc
Trung Quốc có các OEM liên hệ khá chặt chẽ với nhau, và có thị phần cực lớn ở các thị trường đông đảo như thị trường nội địa, hay Ấn Độ.
Trên thị trường quốc tế, tổng thị phần của họ cũng không hề nhỏ (chiếm khoảng 40%). Nói chung thì tiềm lực phát triển của họ rất lớn, và họ cũng đi đầu kha khá công nghệ trên smartphone.. Ví dụ:
Công nghệ camera thò thụt hay xoay lật do họ khởi xướng, công nghệ Super Zoom cũng là họ đi trước hẳn một năm, công nghệ sạc nhanh đi đầu, thiết kế màn hình thác nước, máy 2 màn hình, màn hình bao 2 mặt bên, máy không lỗ và không phím vật lí,… cũng là do họ đi đầu.
Tuy chỉ có một số ít những công nghệ mà họ khởi xướng trở thành trào lưu cho nền công nghiệp smartphone, nhưng với một số lượng lớn các OEM đồng bộ công nghệ với nhau, họ có thể tự tạo ra các trào lưu công nghệ ở một số thị trường nhất định.
Việc sử dụng smartphone của các OEM không phải của Trung Quốc, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không mua được một số mẫu máy để đú Trend, do việc lựa chọn công nghệ tích hợp trên smartphone là họ quyết định chứ không phải là bạn.
Ví dụ: Sony Xperia 1 Mark 2 tới bây giờ vẫn chưa có vân tay dưới màn hình, chưa có màn hình đục lỗ, chưa có Super Zoom, chưa có 5 – 6 camera sau, và còn nhiều thứ chưa có nữa. Hoặc là họ không muốn làm như thế !
Bắt và phổ biến Trend cực kỳ nhanh: Hàng Trung Quốc luôn “học hỏi” các OEM hàng đầu như Apple và Samsung, và biến những công nghệ tưởng chừng đặc biệt và đi đầu của họ trở thành những công nghệ bình dân.
iPhone X nghìn đô có tai thỏ, thì Xiaomi Mi 8 chỉ bằng 1/3 mức giá đó cũng có tai thỏ, hay Xiaomi Mi A2 mức giá bằng 1/7 cũng có.
Samsung Galaxy S10 giá cũng chạm ngưỡng nghìn đô với màn hình đục lỗ, thì Huawei Nova 5T cũng có với mức giá chỉ bằng 1/3.
Mặc dù có bản quyền thiết kế, song kể cả Apple hay Samsung cũng chẳng dám kiện các OEM Trung Quốc, vì sợ mất thị phần tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Đọc thêm bài viết: Xiaomi đang copy thiết kế của Apple lộ liễu như thế nào?
Và CoViD 19 made in China có vẻ cũng đang được phổ biến khá nhanh thì phải 😀
Cấu hình tỉ lệ thuận với mức giá: Chỉ có các hàng Tàu mới làm thế thôi. Họ có các thiết bị ở mọi phân khúc, và một điều có thể thấy rất rõ ràng đó là: Giá càng cao thì cấu hình càng mạnh.
Điều này nghe có vẻ thì đúng nhưng chưa đủ. Đối với các hãng OEM smartphone khác ngoài Trung Quốc thì bên cạnh cấu hình cao còn phải có những công nghệ riêng, những thuật toán riêng…
Họ không thử nghiệm những công nghệ mới lên máy tầm trung để gây mức giá cao hay thấp đột biến như Samsung, cũng cắt bớt các phụ kiện như củ sạc nhanh, tai nghe hay các cáp chuyển đổi để đẩy mức giá xuống thấp tối đa.
Như vậy, Trung Quốc có smartphone tầm trung với mức giá chỉ 3 – 5 triệu đồng, và flagship với giá từ 7 – 13 triệu đồng, bằng nửa những gì Samsung và Apple đang làm.
Và bạn sẽ không có Gaming Phone: Sau khi Razer bỏ cuộc chơi, thì chỉ còn lại Nubia Red Magic, Xiaomi Black Shark và ASUS ROG Phone của Trung Quốc còn chạy đua các công nghệ Gaming cho smartphone mà thôi.
Tuy vậy, những thiết bị của họ dường như chỉ để cho ngầu, khi mà cấu hình máy đang dần bão hòa, và các giải đấu game chuyên nghiệp cũng không công nhận khả năng và trải nghiệm chơi game của chúng, mà thay vào đó họ vẫn chọn iPhone 8 Plus hoặc Sony Xperia 1, những flagship bình thường..
#3. Vậy người dùng nên chọn máy nào? nếu không phải hàng Tàu
Trừ những thứ không thể thay thế bên trên ra, những máy mà chúng ta chọn cần thỏa mãn được về mức giá vừa túi tiền, nhu cầu sử dụng và nó thực sự đáng giá mà thôi. Các bạn có thể chọn các máy như sau:
Flagship Android (Like New): Nếu không quá khắt khe và cầu toàn với chiếc smartphone của mình, chỉ cần đợi sau khoảng 1 năm để máy giảm giá mà thôi.
Smartphone Tàu vì đã quá rẻ nên hàng Like New hay secondhand sẽ không chênh quá nhiều so với máy mới. Nhưng Samsung, Sony hay LG thì có, máy cũ và máy mới chênh lệch khá nhiều sau 1 năm.
Ví dụ: Sony Xperia 1 với mức giá 22 triệu hàng chính hãng hồi tháng 6 mà cuối năm hàng Like New còn có 14 triệu, rất là đáng tiền cho 1 chiếc máy chuẩn flagship. Samsung Galaxy S10 Like New cũng chỉ tầm 12 triệu mà thôi.
Samsung cũng đã dần phổ biến thiết kế đục lỗ xuống phân khúc tầm trung cho dòng Galaxy A51, A71, và smartphone tai thỏ rẻ nhất của Apple hiện tại là iPhone XR cũng chỉ rơi vào khoảng 10 triệu mà thôi.
Còn nếu bạn muốn dùng máy có các công nghệ đột phá, rất Beta, mà chưa được phổ biến trên thị trường thì bạn có thể chọn một số máy của Sharp hay TCL. Vừa bền, vừa thực dụng, lại còn uy tín nữa, ít ra thì họ cũng là đơn vị cung cấp tấm nền cho smartphone màn hình gập.
Theo một số nguồn tin chính thức, TCL có vẻ đang thiết kế smartphone màn hình cuộn, màn hình gấp 3, màn hình cuộn 2 phía,…. Rất là thú vị !
Nhìn chung, những chiếc máy kể trên sẽ đưa các bạn về với những giá trị ban đầu của smartphone, và số tiền bạn chi cho R&D của một chiếc máy sẽ nhiều hơn.
Tóm lại là nếu bạn không muốn mua điện thoại Trung Quốc thì vẫn còn có rất nhiều lựa chọn cho bạn. Còn bạn thì sao? Nếu không mua điện thoại Trung Quốc bạn sẽ lựa chọn một chiếc điện thoại như thế nào?
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!