Nhận thức là quá trình tiếp thu kiến thức về mọi thứ xảy ra xung quanh cuộc sống của con người. Hãy cùng supperlcean.vn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm nhận thức là gì và các giai đoạn của nhận thức thông qua những thông tin chia sẻ bên dưới đây nhé!
Nhận thức là gì?
Theo quan điểm triết học của Mác – Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng các hiện thực khách quan vào bộ não của con người. Những hiện thực khách quan này có tính tích cực, sáng tạo, năng động và được hình thành dựa trên cơ sở thực tiễn.
Nghe khá trừu tượng phải không? Vì vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản nhận thực là hành động hoặc quá trình tiếp thu kiến thức thông qua những suy nghĩ, kinh nghiệm cá nhân và cả các giác quan. Quá trình đó bao gồm các yếu tố như: tri thức, trí nhớ, sự chú ý, sự suy luận, sự đánh giá, ước lượng, sự tính toán, khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, sử dụng ngôn ngữ,… Nhận thức được xem là quá trình xử lý thông tin trong não bộ của con người.
Sự nhận thức của con người vừa vô thức lại vừa ý thức, vừa cụ thể lại có tính trừu tượng. Quá trình nhận thức sẽ tận dụng vốn tri thức sẵn có để hình thành, tạo ra vốn tri thức mới.
Nhận thức được phân tích và nhìn nhận theo các góc nhìn khác nhau tùy từng lĩnh vực cụ thể như: tâm lý học, ngôn ngữ học, thần kinh học, triết học,… Trong tâm lý học, nhận thức được đề cập như các chức năng tâm lý để cá nhân xử lý thông tin.
Các giai đoạn của nhận thức
Để hiểu rõ hơn nhận thức là gì, chúng ta cần phải nắm rõ nhận thức gồm có những giai đoạn nào? Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người sẽ tuân theo chu trình sau sau đây: nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) – nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) – thực tiễn. Chu trình này được thực hiện qua các bước từ đơn giản cho đến phức tạp:
Giai đoạn nhận thức cảm tính
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, phản ánh các thuộc tính bên ngoài thông qua tri giác và cảm giác. Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ sử dụng các giác quan để tác động vào sự việc, sự vật và nắm bắt nó.
Nhận thức cảm tính gồm có các hình thức như sau:
- Cảm giác: Hình thức nhận thức này sẽ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật khi chúng tác động trực tiếp đến các giác quan của chúng ta. Thông qua cảm giác, những năng lượng kích thích bên ngoài sẽ được chuyển hóa thành ý thức.
- Tri giác: Tri giác giúp phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi nó tác động trực tiếp vào giác quan của con người. Tri giác bao gồm những thuộc tính đặc trưng và cả không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Thế nhưng, nhận thực đòi hỏi con người cần phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu không phải. Thậm chí, chúng ta cần phải nhận thức được sự vật ngay cả khi nó không tác động lên chúng ta. Vì vậy, nhận thức không chỉ dừng lại ở tri thức mà cần phải vươn xa hơn nữa.
- Biểu tượng: giúp phản ánh tương đối hoàn chỉnh về sự vật do chúng ta có thể hình dung lại sự vật khi nó không tác động vào giác quan của ta. Hình thức cảm nhận này được hình bởi sự phối hợp và bổ sung lẫn nhau giữa các giác quan và có sự tham gia của các yếu tố tổng hợp, phân tích. Vì vậy, biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng của sự vật.
Nhìn chung, nhận thức cảm tính sẽ phản ánh trực tiếp đối tượng thông qua các giác quan của con người, bao gồm vẻ bề ngoài, cái tất nhiên, ngẫu nhiên, cái bản chất và không bản chất. Nó chưa thể khẳng định được những mối liên hệ trong bản chất và tất yếu bên trong của sự vật.
Nhận thức cảm tính hầu hết có trong tâm lý động vật. Tuy nhiên, con người là động vật cấp cao hơn nên nhận thức không chỉ dừng lại ở đó mà còn cần phải vươn cao hơn nữa. Giai đoạn đó được gọi là giai đoạn nhận thức lý tính.
Giai đoạn nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính còn được gọi là tư duy trừu tượng, phản ánh bản chất của sự việc. Gồm có:
- Khái niệm: Đây là kết quả của sự khái quát, tổng hợp các thuộc tính, đặc điểm của sự vật. Khái niệm sẽ phản ánh những đặc tính về bản chất của sự vật, vừa có tính khách quan lại có tính chủ quan. Khái niệm thường xuyên vận động và phát triển, là cơ sở để hình thành nên các phán đoán và tư duy khoa học.
- Phán đoán:Thông qua các khái niệm, phán đoán sẽ được hình thành để khẳng định hoặc phủ định về một đặc điểm nào đó của đối tượng.
Phán đoán được chia thành 3 loại sau: phán đoán đơn nhất (bạc có khả năng dẫn điện), phán đoán đặc thù (bạc là kim loại) và phán đoán phổ biến (kim loại có khả năng dẫn điện). Trong đó, phán đoán phổ biến được xem là cách thức phản ánh sự vật một cách bao quát và rộng lớn nhất.
Tuy nhiên, phán đoán chỉ giúp con người nhận thức được mối liên quan giữa cái đơn giản với phổ biến nhưng không thể biết được mối liên hệ giữa cái đơn giản nhất trong các phán đoán khác nhau,…. Điều này chưa đáp ứng đủ yêu cầu nhận thức của con người.
Ví dụ: Trong ví dụ trên, chúng ta có thể biết được giữa bạc và các kim loại khác có khả năng dẫn điện. Nhưng liệu giữa chúng còn có thuộc tính nào giống nhau hay không thì điều đó chưa được chắc chắn.
- Suy luận: Suy luận được hình thành thông qua việc liên kết các phán đoán lại với nhau để đưa ra kết luận và tìm ra tri thức mới. Tùy theo các kết hợp cách phán đoán theo trật từ nào thì chúng ta sẽ có hình thức suy luận khác nhau, phổ biến nhất vẫn là suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng giúp con người phát hiện ra tri thức mới đúng đắn và nhanh chóng.
Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật và đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự vật. Nhận thức lý tính và cảm tính có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Cảm tính là cơ sở cung cấp dữ liệu cho lý tính. Thông qua những thông tin mà nhận thức cảm tính truyền đạt, lý tính sẽ phán đoán, suy luận và đưa ra kết luận. Ngược lại, nhờ có lý tính chi phối mà nhận thức cảm nhận sẽ nhạy bén và tinh vi hơn.
Giai đoạn nhận thức trở về thực tiễn
Đây là giai đoạn kiểm nghiệm xem tri thức đó là đúng hay sai. Vì vậy, thực tiễn được coi là mục tiêu, là động lực của nhận thức. Mục đích của nhận thức không chỉ giải thích mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.
Ví dụ về nhận thức
- Quá trình quang hợp của cây xanh giúp tạo ra khí oxy cần thiết cho con người và các sinh vật khác trên trái đất. Nhận thức được điều đó, chúng ta đã trồng nhiều cây xanh hơn, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Tiền là một phương tiện dùng để phục vụ cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Khi đã nhận thức được vai trò của tiền, chúng ta phải chăm chỉ học tập, nỗ lực để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Thậm chí có những người còn vì lợi ích của đồng tiền mà làm ăn phi pháp.
- Pháp Luật là một công cụ giúp Nhà Nước quản lý xã hội. Nhờ đó, người dân nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật và sẽ bị phạt nếu như vi phạm. Do vậy, người dân sẽ sống và tuân thủ theo đúng pháp luật.
Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ về nhận thức khác trong cuộc.
Vai trò của nhận thức là gì?
Nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của con người. Nhờ có nhận thức mà con người nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, nhận thức mang đến cho con người nguồn tri thức khổng lồ và giúp con người tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống quý báu.
Có những loại nhận thức nào?
Chủ nghĩa duy vật Mác – Lênin đã chỉ ra các loại nhận thức sau:
Theo trình độ thâm nhập bản chất của đối tượng
- Nhận thức kinh nghiệm: Được hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội trong các thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm gồm có: tri thức kinh nghiệm thông thường (hình thành từ sự quan sát trong cuộc sống thực tiễn) và tri thức kinh nghiệm khoa học (hình thành từ các thí nghiệm khoa học).
- Nhận thức lý luận: Đây là nhận thức trừu tượng, khái quát về bản chất cũng như các quy luật của sự vật hiện tượng. Nhận thức lý luận mang tính gián tiếp vì nó được hình thành dựa trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm nhưng thể hiện chân lý sâu sắc và chính xác hơn.
Dựa theo tính tự phát/ tự giác xâm nhập bản chất của sự vật
- Nhận thức thông thường: Được hình thành một cách tự phát thông qua các hoạt động thường ngày của con người. Nhận thức thông thường sẽ phản ánh chi tiết, cụ thể các đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Nhận thức khoa học: Được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ những đặc điểm, bản chất của sự vật. Nhận thức khoa học có tính khách quan, trừu tượng, có tính khái quát, có căn cứ và có tính chân thực.
Một số khái niệm liên quan
Tự nhận thức là gì?
Tự nhận thức là quá trình tự nhận thức bản thân mình. Quá trình này sẽ giúp bạn nhận biết được chính xác cảm xúc cũng như giá trị của bản thân mình. Từ đó, biết mình có điểm mạnh, điểm yếu gì để phát huy và khắc phục.
Tâm lý học nhận thức là gì?
Đây là quá trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng nhận thức, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề,… của con người. Tâm lý học nhận thức được chia thành nhiều loại và đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ khác nhau như: tâm lý học xã hội, tâm lý học giáo dục, tâm lý học ngôn ngữ,…
Năng lực nhận thức là gì?
Đó là khả năng tổng hợp toàn bộ kiến thức, kỹ năng, hành vi,… đáp ứng cho khả năng nhận thức của bản thân. Năng lực này được sản sinh trong não bộ của mỗi người và là yếu tố quan trọng giúp chúng ta tích lũy kiến thức, phát triển bản thân tốt hơn.
So sánh nhận thức và tình cảm
Khi đã hiểu rõ nhận thức là gì, có phải bạn cảm thấy nhận thức và tình cảm có khá nhiều điểm tương đồng nhau đúng không? Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống đó, nhận thức và tình cảm cũng có khá nhiều điểm khác nhau. Bạn có thể tham khảo ngay bảng so sánh dưới đây nhé:
Nhận thức Tình cảm Giống nhau – Hiện thực khách quan: Hiện thực khách quan tác động vào con người làm xuất hiện nhận thức và tình cảm.
– Tính chủ thể: Mỗi người đều có đặc điểm riêng về nhận thức và tình cảm.
– Bản chất xã hội: Tình cảm và nhận thức được hình thành dựa trên các yếu tố xã hội như: lịch sử, tập quán, phong tục,…
Khác nhau Phản ánh các thuộc tính và mối liên hệ của bản thân đối với các sự vật, hiện tượng. Phản ánh các sự vật, hiện tượng gắn liền với nhu cầu của con người. Phản ánh của nhận thức có phạm vi rộng và ít tính lựa chọn. Phản ánh của tình cảm có tính lựa chọn, liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Phản ánh của nhận thức thể hiện qua tri giác, cảm giác và tư duy Phản ánh của tình cảm thể hiện qua những rung cảm và trải nghiệm cá nhân. Con đường hình thành nên nhận thức khá dễ. Con đường hình thành nên tình cảm lại khá khó khăn, nhiều chông gai.
Bài viết tham khảo: Trung bình cộng là gì? Công thức, cách tính trung bình cộng
Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ nhận thức là gì và một số thông tin liên quan!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!