Lý thuyết hình bình hành. Cách chứng minh tứ giác là hình bình hành cực hay
Lý thuyết hình bình hành cũng như cách chứng minh tứ giác là hình bình hành học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Toán 8, phân môn Hình học. Nhằm giúp các em hệ thống lại tất cả các kiến thức cần ghi nhớ từ khái niệm, tính chất, dấu hiệu nhận biết đến cách chứng minh hình bình hành cùng nhiều bài tập vận dụng, THPT Sóc Trăng đã chia sẻ bài viết sau đây. Các em theo dõi nhé !
I. LÝ THUYẾT VỀ HÌNH BÌNH HÀNH
1. Định nghĩa
Bạn đang xem: Lý thuyết hình bình hành. Cách chứng minh tứ giác là hình bình hành cực hay
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
ABCD là hình bình hành ⇔”>⇔ AB // CD và AD // BC.
Như vậy, hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song.
2. Tính chất
Định lí:
Trong hình bình hành thì:
a) Các cạnh đối bằng nhau.
b) Các góc đối bằng nhau.
c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết
- Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
II. CÁCH CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH BÌNH HÀNH
Để chứng minh tứ giác là hình bình hành chúng ta có thể áp dụng một số cách sau. Tùy từng dạng bài toán để áp dụng cách chứng minh tứ giác là hình bình hành thuận tiện nhất, hay nhất các em nhé !
Cách 1: chứng minh tứ giác có các góc đối bằng nhau
Ví dụ: Cho Tứ giác ABCD có ∆ABC = ∆ ADC và ∆BAD = ∆BCD. Chứng minh rằng ABCD là hình bình hành.
Theo bài ra, ta có:
∆ABC = ∆ADC => Góc ABC = Góc ADC (1)
∆BAD = ∆BCD => Góc BAD = Góc BCD (2)
Từ (1) và (2) suy ra Tứ giác ABCD là hình bình hành do các góc đối bằng nhau.
Cách 2: chứng minh tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD, gọi E là trung điểm AD, F là trung điểm BC. Chứng minh rằng BEDF là hình bình hành.
Ta có:
ABCD là hình bình hành => AD // BC và AD = BC
AD // BC => DE // BF (1)
E là trung điểm AD => DE = AD/2
F là trung điểm BC => BF = BC/2
Mà AD = BC (ABCD là hình bình hành)
DE = BF (2)
Từ (1) và (2) => Tứ giác DEBF là hình bình hành do có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
Cách 3: chứng minh tứ giác có các cạnh đối bằng nhau
Ví dụ: Cho Tứ giác ABCD có ∆ABC = ∆CDA. Chứng minh rằng ABCD là Hình bình hành.
Theo bài ra, ta có:
∆ABC = ∆CDA => AD = BC và AB = CD
=> ABCD là hình bình hành dó có các cặp cạnh đối bằng nhau.
Cách 4: chứng minh tứ giác có các cạnh đối song song
Ví dụ: Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Ta có:
EF là đường trung bình của tam giác ABC, nên EF // AC (1)
Tương tự, HG là đường trung bình của tam giác ACD, nên HG // AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra HG // EF
Tiếp theo:
FG là đường trung bình của tam giác CBD, nên FG // BD (3)
Tương tự, HE là đường trung bình của tam giác ABD, nên HE // BD (4)
Từ (3) và (4) suy ra HE // FG
Xét tứ giác EFGH có:
HG // EF và HE // FG;
Vậy Tứ giác EFGH là Hình bình hành do các cạnh đối song song. ( đpcm)
Cách 5: chứng minh tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của AB, CD. Đường chéo BD cắt AK, AI lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng: AK // CI và DM = MN = NB
Ta có:
AB // CD và AB = CD ( do ABCD là hình bình hành)
I, K lần lượt là trung điểm AB, DC => AI=IB và DK = KC
Tứ giác AICK có cặp cạnh đối song song và bằng nhau (AI và KC) nên AICK là Hình bình hành nên AK // CI (điều phải chứng minh)
Tiếp theo ta có:
AM // IN và MK // NC
Xét tam giác AMB có:
AM // IN
AI = BI (I là trung điểm AB)
IN là đường trung bình của tam giác AMB
N là trung điểm MB => MN = NB (1)
Tương tự, xét tam giác DNC có:
MK // NC
DK = CK (K là trung điểm DC)
MK là đường trung bình của tam giác DNC
M là trung điểm DN => DM = NM (2)
Từ (1) và (2) suy ra DM = MN = NB (điều phải chứng minh).
II. BÀI TẬP CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH BÌNH HÀNH
Bài 1: Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác góc D cắt AB ở E, tia phân giác góc B cắt CD ở F. Chứng minh DEBF là hình bình hành.
Ta có:
Góc B1 = D1 do đều bằng một ½ của hai góc bằng nhau B và D trong hình bình hành ABCD
AB // CD (ABCD là hình bình hành) => Góc B1 = F1 (so le trong)
Mà hai góc này lại ở vị trí đồng vị => DE // BF
Xét tứ giác DEBF có:
DE // BF (chứng minh trên)
BE // DF ( do AB // CD)
Vậy Tứ giác DEBF là Hình bình hành do các cạnh đối song song. ( đpcm)
Bài 2: Cho hình bình hành ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Từ A kẻ AE vuông góc với BD, từ C kẻ CF vuông góc với BD. Chứng minh rằng Tứ giác AECF là hình bình hành.
Ta có:
OA = OC (tính chất hình bình hành) (1)
Xét hai tam giác vuông AEO và CFO có:
Góc AEO = Góc CFO = 90°
OA = OC
Góc AOE = Góc COF (đối đỉnh)
Suy ra, ∆AEO = ∆CFO (cạnh huyền – góc nhọn) => OE = OF (2)
Từ (1) và (2) suy ra Tứ giác AECF là hình bình hành do có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Bài 3: Cho hình 72. Trong đó ABCD là hình bình hành
a) Chứng minh rằng AHCK là hình bình hành
b) Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh rằng ba điểm A, O, C thẳng hàng.
Lời giải:
a) Hai tam giác vuông AHD và CKD có:
AD = CB (gt)
∠D1 = ∠B1 (so le trong)
Nên ∆AHD = ∆CKB (cạnh huyền, góc nhọn)
Suy ra AH = CK
Tứ giác AHCK có AH // CK, AH = CK nên là hình bình hành,
b) Xét hìnhbìnhhành AHCK, trung điểm O của đường chéo của hìnhbìnhhành). Do đó ba điểm A, O, C thẳng hàng.
Bài 4: Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Lời giải:
Tứ giác EFGH là hình-bình -hành.
Cách 1: EB = EA, FB = FC (gt)
nên EF là đường trung bình của ∆ABC.
Do đó EF // AC
Tương tự HG là đường trung bình của ∆ACD.
Do đó HG // AC
Suy ra EF // HG (1)
Tương tự EH // FG (2)
Từ (1) và (2) suy ra EFGH là hình -bình-hành (dấu hiêu nhận biết 1).
Cách 2: EF là đường trung bình của ∆ABC nên EF = 1/2 AC.
HG là đường trung bình của ∆ACD nên HG = 1/2 AC.
Suy ra EF = HG
Lại có EF // HG ( chứng minh trên)
Vậy EFGH là hình-bình-hành (dấu hiệu nhận biết 3).
Bài 5: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng BE = DF
Lời giải:
Ta có:
DE = 1/2.AD; BF = 1/2.BC
Mà AD = BF (ABCD là hình bình hành)
=> DE = BF
Tứ giác BEDF có:
DE // BF (vì AD // BC)
DE = BF
Nên BEDF là hình bình hành suy ra BE = DF
Bài 6: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD, AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng:
a) AI // CK
b) DM = MN = NB
Lời giải:
a) Tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC nên là hình bình hành.
Tứ giác AICK có AK // IC, AK = IC nên là hình bình hành.
Do đó AI // CK
b) ∆DCN có DI = IC, IM // CN.
(vì AI // CK) nên suy ra DM = MN
Chứng minh tương tự đối với ∆ABM ta có MN = NB.
Vậy DM = MN = NB
Bài 7: Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.
a) Chứng minh rằng DE // BF
b) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
Lời giải:
a) Ta có :
B^=D^”>Bˆ=Dˆ (Vì ABCD”>ABCDABCD là hình hành) (1)
B1^=B2^=B2^”>B1ˆ=B2ˆ (vì BF”>BFBF là tia phân giác góc B”>BB) (2)
D1^=D2^=D^2″>D1ˆ=D2ˆ (vì DE”>DEDE là tia phân giác góc D”>DD) (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒D2^=B1^”>⇒D2ˆ=B1ˆ, mà hai góc này ở vị trí so le trong do đó: DE//BF”>DE//BFDE//BF (*)
b) Tứ giác DEBF có:
DE // BF (chứng minh ở câu a)
BE // DF (vì AB // CD)
Nên theo định nghĩa DEBF là hình bình hành.
Vậy là các em vừa được tìm hiểu về lý thuyết hình bình hành và các cách chứng minh tứ giác là hình bình hành cực hay cùng nhiều bài tập vận dụng khác. Hi vọng, những thông tin này hữu ích với bạn. Xem cách chứng minh tứ giác là hình thoi tại đường link này bạn nhé !
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!