Các bộ phận xe máy và những điều nên biết để bảo dưỡng xe an toàn

Xe máy, một sản phẩm phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của con người. Mặc dù có thiết kế rất nhỏ gọn, tuy nhiên các bộ phận xe máy cấu tạo nên chiếc xe không hề đơn giản. Mỗi một chi tiết trên xe đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng, và lại có rất nhiều chi tiết. Vậy những bộ phận của xe máy nhiệm vụ ra sao và việc bảo dưỡng chúng như thế nào? Chúng ta cùng xem xét nhé!

Tìm hiểu cấu tạo của xe máy

Tìm hiểu cấu tạo của xe máy

Cấu tạo cơ bản của một chiếc xe máy

Khung sườn xe

Khung xe thường được làm từ thép, nhôm hoặc các loại hợp kim cứng.Khung được ví như bộ xương cho động cơ và hộp số của xe, có nhiệm vụ tinh chỉnh, cân bằng bánh xe trước và sau.

Phuộc xe

Phuộc xe nằm trên khung xe, nó được gắn liền với trục bánh xe trước.

Giảm xóc xe

Hệ thống giảm xóc cũng là bộ phận được gắn với khung xe. Giảm xóc được làm lò xo có độ đàn hồi cao có nhiệm vụ giúp bánh xe bám đường tốt hơn. Ngoài ra, hệ thống giảm xóc giúp giảm sức bật/nảy tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe.

Hệ thống truyền động

  • Trục khuỷu: Có nhiệm vụ truyền lực đến bánh sau giúp bánh xe quay. Người lái có thể kiểm soát được lực từ thanh truyền nhờ hộp số, chân côn và tay ga.
  • Hộp số: Hộp tròn từ 3 đến 4 cấp, giúp người lái kiểm soát lực

Bánh xe

Bánh xe thường được làm từ chất liệu nhôm, hoặc thép đi kèm bên trong là những sợi căm. Chức năng của vỏ xe là giúp xe bám chặt mặt đường và giảm lực ma sát. Có nhiều loại bánh xe, tuỳ thuộc mục đích đi đường và thời tiết mà người dùng có thể lựa chọn loại bánh xe phù hợp.

Động cơ

Bên trong động cơ gồm các bộ phận: trục khuỷu, Van xả, Piston, xi-lanh. Chúng thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau: Nhờ quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu xăng và không khí → Tạo áp suất cao nhờ quá trình đốt cháy, tạo lực đẩy lên piston → Piston làm nhiệm vụ truyền lực đến trục khuỷu → Trục khuỷu tiếp tục truyền lực đến thanh truyền và làm bánh xe chuyển động.

6 bộ phận cơ bản của một chiếc xe máy

6 bộ phận cơ bản của một chiếc xe máy

Ắc-quy

Cung cấp năng lượng cho động cơ hoạt động và thực hiện một vài chức năng khác. Mỗi dòng xe sẽ được trang bị ắc quy khác nhau. Hầu hết trên các dòng xe moto, ắc-quy được đặt dưới chỗ ngồi của người lái. Để cải thiện chất lượng điện năng cho động cơ và hệ thống chiếu sáng trên xe cần sạc bình ắc-quy thường xuyên.

Hệ thống bố thắng

Bên trong bố thắng có các bộ phận gồm: Kẹp phanh, piston, đĩa phanh, trục bánh xe. Nhiệm vụ của bố thắng,

  • Cho phép thắng được dừng lại ở bánh xe trước và sau
  • Thắng chân và thắng phải dùng để dừng bánh sau
  • Các loại hệ thống thắng hiện đại sử dụng công nghệ thuỷ lực

Các bộ phận xe máy quan trọng cần bảo dưỡng thường xuyên

Má phanh

Má phanh sẽ bị ăn mòn sau thời gian sử dụng, điều này khiến hiệu quả làm việc của hệ thống phanh bị giảm, hệ thống phanh không nhạy khi người lái muốn dừng xe, đặc biệt là trong các trường hợp cần thắng gấp.

Má phanh cần được theo dõi sau mỗi 25.000km

Má phanh cần được theo dõi sau mỗi 25.000km

Bạn nên đến các cửa hàng, trung tâm sửa chữa uy tín đề siết lại phanh hoặc điều chỉnh lại hệ thống phanh để đảm bảo an toàn khi vận hành, tăng hiệu quả hoạt động của má phanh.

Nếu má phanh mòn quá nhiều, bạn cần thay mới. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất cứ sau mỗi 25.000 đến 30.000 km, người dùng nên thay má phanh mới.

Săm – lốp

Nếu chiếc xe của bạn đã vá săm từ 3 lần trở lên thì nên thay săm mới để đảm bảo an toàn khi vận hành, đặc biệt là khi di chuyển tốc độ cao.

Hãy quan sát thật kỹ những hoa văn trên lốp xe để cảm nhận độ mòn của lốp xe. Nếu bạn không thể nhận biết được lốp xe đã mòn hay chưa thì hãy mang xe đến cửa hàng sửa chữa để thợ kiểm tra nhé. Nếu bạn để lốp quá mòn mà không thay thế sẽ nguy hiểm khi di chuyển trên đoạn đường có nước, nhiều dốc, thời tiết khi mưa…

Để đảm bảo an toàn, sau 40.000km nên thay lốp một lần.

Dầu nhớt

Một trong những thành phần quan trọng của xe chính là dầu nhớt, nó được xem như là “dòng máu” của xe, giúp xe có thể vận hành hiệu quả theo thời gian. Tuy nhiên, rất ít người để ý đến việc thay nhớt cho xe theo đúng lịch lịch trình, còn có trường hợp quên cả việc thay nhớt cho xe.

Cần thay dầu nhớt sau mỗi 1.500km

Cần thay dầu nhớt sau mỗi 1.500km

Để động cơ xe vận hành hiệu quả, sau mỗi 1.500km bạn nên thay dầu nhớt cho xe nhé.

Nhông sên dĩa

Để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra bạn nên kiểm tra nhông sên dĩa và thay mới sau khoảng 15.000km và nên thay theo bộ, không thay lẻ từng bộ phận. Khi bạn nghe tiếng động lộp bộp va vào hộp xích, lúc này cần đưa xe đi kiểm tra ngay. Khi xích đang có dấu hiệu rão dẫn, cần đưa xe đến tiệm sửa chữa để căng xích.

Thường xuyên theo dõi độ bền của nhông sên dĩa để đảm bảo an toàn khi xe vận hành

Thường xuyên theo dõi độ bền của nhông sên dĩa để đảm bảo an toàn khi xe vận hành

Lọc gió

Một trong những bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ. “Lọc gió” được ví như lá phổi, thực hiện chức năng lọc sạch lượng không khí đi vào buồng đốt, cung cấp lượng không khí sạch đi vào buồng đốt tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu động cơ.

Nên vệ sinh lọc gió sau khoảng 4.000km

Nên vệ sinh lọc gió sau khoảng 4.000km

Lọc gió cần được vệ sinh hoặc thay mới sau 8.000 – 10.000km.

Qua những chia sẻ về các bộ phận xe máy trong bài viết này hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc hiểu được vai trò quan trọng của từng bộ phận trên xe máy. Từ đó, người dùng sẽ biết cách chăm sóc bảo dưỡng mỗi bộ phận cẩn thận để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo chiếc xe vẫn vận hành tốt.