Ca sĩ đan trường sinh năm bao nhiêu

Có lẽ, nhắc đến cái tên Đan Trường, người ta thường nói rằng anh chính là tuổi thơ của biết bao nhiêu người ở thế hệ 8x và 9x. Vậy qua bài viết ngày hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của anh nhé.

Đan Trường là ai?

Đan Trường tên đầy đủ là Phạm Đan Trường sinh năm 1976 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cả nhà sống trong một con hẻm trên đường Tháp Mười, quận 6. Cha mẹ anh là công nhân của một xí nghiệp thủy sản đông lạnh. Mặc dù xuất thân trong gia đình vốn không có truyền thống nghệ thuật, Đan Trường sớm biểu lộ niềm đam mê ca hát. Ở nhà anh được gọi bằng cái tên thân mật là “Bo”, đây cũng là biệt danh quen thuộc của anh trên các phương tiện thông tin đại chúng sau này.

Tiểu Sử Đan Trường - Nam Ca Sĩ Có Vẻ Ngoài Bất Tử Với Thời Gian

  • Tên thật: Phạm Đan Trường
  • Năm sinh: 20/11/1976
  • Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh
  • Nghề nghiệp: Ca sĩ, diễn viên, Doanh nhân
  • Biệt danh: Anh Bo
  • Facebook: https://www.facebook.com/dantruongofficial

Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không thể tiếp tục trang trải cho việc học nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh đã quyết định học nghề thợ tiện để giúp đỡ cho bố mẹ gánh nặng kinh tế. Ban ngày anh đi làm ở xưởng cơ khí, tối về lại tham gia câu lạc bộ nhảy gần nhà. Vì đam mê và sớm bộc lộ tố chất, không ít lần Đan Trường được mời tham gia diễn ở các quán bar, vũ trường… rồi may mắn có vài lần diễn độc lập, mở màn chương trình. Sau đó thấy có lớp dạy hát, anh thử chuyển sang học.

Tiểu Sử Đan Trường - Nam Ca Sĩ Có Vẻ Ngoài Bất Tử Với Thời Gian

Năm 1996, Nhà văn hoá quận 10 tổ chức một cuộc thi tìm kiếm giọng hát hay. Do là một trong số những gương mặt nổi bật trong lớp học hát nên anh được động viên tham gia cuộc thi và bất ngờ đoạt giải Nhì với ca khúc “Gửi người tôi yêu” của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết. Sau đó, anh quyết định chuyển sang một trung tâm đào tạo ca sĩ và chính thức bước chân vào con đường nghệ thuật. Thời gian này, anh thường song ca cùng ca sĩ Việt Quang và đi hát ở các câu lạc bộ, nhà hàng cũng như đi diễn tỉnh xa.

Sự nghiệp của ca sĩ Đan Trường

Năm 1997 may mắn được ông bầu Hoàng Tuấn phát hiện Đan Trường chập chững bước vào con đường nghệ thuật với khả năng âm nhạc vốn có cùng với gương mặt điển trai Đan Trường nhanh chóng trở thành cái tên được nhiều người biết đến. Sở hữu cho mình một lượng fan đông đảo vào thời điểm lúc bấy giờ, cột mốc cho những thành công rực rỡ của chàng trai đầy nghị lực này.

Tiểu Sử Đan Trường - Nam Ca Sĩ Có Vẻ Ngoài Bất Tử Với Thời Gian

Với những nỗ lực của mình trong suốt những ngày tháng miệt mài hoạt động nghệ thuật, tính đến thời điểm hiện tại nam ca sĩ đã sở hữu cho mình 30 CD riêng và nhiều CD tổng hợp khác, trong đó có đến 5 liveshow hoành tráng được tổ chức khắp cả nước. Cùng thời điểm đó nam ca sĩ được biết đến là một cặp đôi hoàn hảo với nữ ca sĩ Cẩm Ly cả hai đã có nhiều ca khúc để lại dấu ấn trong lòng khán giả hâm mộ.

Hoạt động nghệ thuật ngần ấy năm không những được nhiều khán giả yêu mến Đan Trường nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá đánh dấu những bước thành công của anh trên con đường mình đã chọn: Ca sĩ được yêu thích nhất năm 1999, Nhân vật được yêu thích năm 1999, Cúp vàng ngôi sao 2000, Giải thưởng Mai Vàng do báo Người Lao động bình chọn, Giải thưởng Làn Sóng Xanh, Giải thưởng VTV Bài hát tôi yêu, Giải thưởng ca sĩ được yêu thích nhất của HTV 3 năm liền.

Tiểu Sử Đan Trường - Nam Ca Sĩ Có Vẻ Ngoài Bất Tử Với Thời Gian

Là một trong những nghệ sĩ đa tài cùng với ngoại hình điển trai nam ca sĩ còn tham gia đóng phim điện ảnh với nhiều bộ phim nổi tiếng như: Vua hóa cò, Hoàng tử chăn lợn, Võ lâm truyền kỳ, Võ lâm truyền kỳ, Nhất quỷ nhì ma,.. Ngoài ra anh còn được làm Đại sứ Du lịch do chính Đại sứ quán Đài Loan và Hà Lan tại TPHCM. Trong cùng thời gian này H.T Production cũng đang có ý định nhầm đánh bóng tên tuổi của nam ca sĩ điển trai gốc Sài Thành này.

Giọng hát và phong cách âm nhạc Đan Trường

Đan Trường sở hữu chất giọng nam trung trữ tình (lirico baritone), một giọng hát nhẹ nhàng, êm dịu. Thời điểm ra mắt, anh hát khá bản năng, tự nhiên và không kỹ thuật. Đặc trưng trong cách hát của Đan Trường là anh thường thể hiện những đoạn (melisma) để tạo nét độc đáo và mới lạ cho bài hát. Nhạc sĩ Quốc An đã từng nhận xét: “Trong mỗi ca khúc, chàng trai này đều sáng tạo thêm những cách luyến láy, làm cho bài hát trở nên sống động và truyền cảm.” Tuy không chú trọng nhiều về kỹ thuật thanh nhạc, nhưng Đan Trường vẫn chinh phục được những khán giả trung thành bởi giọng hát nhẹ nhàng dễ nghe và những ca khúc ăn khách.

Thời kỳ đầu khởi nghiệp ca hát, phong cách âm nhạc của anh mang nhiều ảnh hưởng từ dòng nhạc canto-pop và dòng nhạc trẻ. Chất giọng của anh được cho là phù hợp với những bản nhạc Hoa phổ lời Việt, hầu hết là các bản ballad nhẹ nhàng được mua ‘độc quyền’ dành cho riêng anh. Những ca khúc nhạc pop với giai điệu nhẹ nhàng hay sôi động với ca từ ý nghĩa phù hợp với đời sống giới trẻ cũng được thể hiện trong âm nhạc của anh, nổi bật nhất là trong các album: Đi về nơi xa (1999), Lời ru tình (2001), Trái tim bình yên – Dòng sông băng (2003), Giấc mơ màu xanh (2003). Các nhạc sĩ tham gia xây dựng hình ảnh và phong cách âm nhạc của anh thời kỳ này bao gồm: Lê Quang, Nguyễn Ngọc Thiện, Hoài An, Trần Minh Phi, Phương Uyên, Quốc An,… Phần lớn bài hát “made by Hoài An” đều rất dễ trở thành hit qua giọng hát Đan Trường. Sau này, anh thử nghiệm với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Phong cách nhạc hip hop, R&B đã được thể hiện phần nào trong các album: Bóng dáng thiên thần (2000), Đến 1 lúc nào đó (2004), Anh phải làm sao? (2005), Tuyết mùa hè (2011),… với dấu ấn từ các nhạc sĩ: Phương Uyên, Lương Bằng Quang,… Những bản hùng ca – sử ca với âm hưởng trầm hùng, qua giọng hát của Đan Trường trở nên dễ đi vào lòng giới trẻ hơn, được ghi nhận qua nhiều sáng tác của nhạc sĩ Lê Quang, đặc biệt là trong album tổng hợp Hùng thiêng Âu Lạc (2010). Ngoài ra Đan Trường còn thử sức với nhạc truyền thống qua các album: Như khúc tình ca (2001), Bông hồng cài áo (2004), và đặc biệt thành công với nhạc dân ca trữ tình qua hàng loạt album: Thương thầm (2005), Người hai quê (2012), Lục tỉnh miền Tây (2013), Nồi đất (2015),… Với dòng nhạc dân ca, anh thường thể hiện với giọng điệu đặc trưng Nam Bộ qua những sáng tác đậm chất trữ tình đến từ các nhạc sĩ: Minh Vy, Hồng Xương Long, Đình Văn, Sơn Hạ… Về ca từ, các nhạc phẩm mà Đan Trường thể hiện có nội dung rất đa dạng như: tình cảm lứa đôi, tình bạn, trẻ thơ, các vấn đề xã hội, tình yêu quê hương và khơi dậy niềm tự hào dân tộc,…

Trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, Đan Trường đã hát song ca hoặc hợp tác cùng rất nhiều những nghệ sỹ hàng đầu như: Cẩm Ly, Phương Thanh, Thanh Thảo, Quang Linh, Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà,… Cẩm Ly được đánh giá là ca sĩ hát đôi hợp nhất và thành công nhất với anh. Cặp song ca “vàng” Đan Trường – Cẩm Ly đã tạo nên rất nhiều bản hit thuộc nhiều dòng nhạc khác nhau như: “Nếu phôi pha ngày mai”, “Mưa buồn”, “Khung trời ngày xưa”, “Tuyết hồng”, “Chim trắng mồ côi”, “Hai bờ cách biệt”,… Ngoài ra, Đan Trường còn tham gia thực hiện hoà âm cho các album nhạc và tự đạo diễn cho các video nhạc của anh.

Đan Trường ly hôn vợ đại gia Thủy Tiên sau 8 năm chung sống