Big 4 Là Gì? Tại Sao Ai Cũng Muốn Vào Big 4?

Đối với những bạn sinh viên đã sớm ấp ủ mong muốn được làm việc cho những công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, chắc hẳn cái tên Big 4 đã không còn gì xa lạ. Vậy Big 4 là gì mà lại khiến nhiều người “trầm chồ” mỗi khi nhắc đến? Liệu đó có phải là nơi làm việc lý tưởng của tất cả giới trẻ hiện nay?

Cùng Glints tìm hiểu khái niệm big 4 và các big 4 ở Việt Nam qua bài viết này nhé!

Big 4 là gì?

Big 4 là khái niệm được dùng để chỉ 4 công ty lớn và có tiếng tăm nhất trong một lĩnh vực nào đó. Hiện nay khi nhắc đến big 4, người ta sẽ nghĩ ngay đến 4 ông lớn trong ngành kiểm toán trên thế giới, bao gồm: PricewaterhouseCoopers (PWC), Deloitte, KPMG, và Ernst and Young (E&Y). Đây chính là 4 công ty mà bất cứ sinh viên kế toán – kiểm toán nào cũng mơ ước được vào làm.

Ngoài ra còn có những big 4 khác cũng được hình thành và nhận diện rộng dãi trên thị trường việc làm trong các lĩnh vực khác như kinh tế, ngân hàng. Chúng ta sẽ điểm qua một số big 4 này trong các phần tiếp theo của bài viết.

Còn bây giờ, hãy tìm hiểu rõ hơn về các big 4 nổi tiếng và có cái tên thương hiệu này từ rất lâu rồi nhé.

Các Big 4 trên thế giới là gì?

1. PwC

Cùng với Deloitte, KPMG, và Ernst & Young, PWC viết đầy đủ là PricewaterhouseCoopers là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới hiện nay.

PwC là một ông lớn về ngành kiểm toán mà bất cứ sinh viên theo học ngành kế toán – kiểm toán nào cũng mong muốn được vào làm.

Theo Vault Accounting 50, PwC được bình chọn là công ty kế toán đứng đầu thế giới trong 7 năm liên tiếp và 3 năm liên tiếp là điểm đến hàng đầu tại Bắc Mỹ. PwC phát triển mạng lưới làm việc đa quốc gia phủ sóng khắp 157 đất nước, 743 địa điểm, với 223, 468 nhân viên.

Trong năm tài chính 2017, doanh thu toàn cầu của công ty là 37,7 tỷ USD, bao gồm 16 tỷ từ dịch vụ Assurance, 12,25 tỷ từ dịch vụ tư vấn, và 9,46 tỷ từ dịch vụ thuế.

2. Deloitte

Deloitte là tên gọi rút gọn của Deloitte Touche Tohmatsu Limited. Vào năm 1989, Deloitte Haskin & Sells sáp nhập với Touche Ross tại Mỹ để thành lập Deloitte & Touche. Tương tự như PwC, Deloitte là một cái tên hàng đầu mà giới kiểm toán ai cũng biết đến. Đây cũng là một công ty cung cấp dịch dụng kiểm toán phát triển và uy tín hàng đầu trên thế giới.

Bên cạnh các ông lớn PwC hay KPMG, Deloitte cũng cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, thuế, và tư vấn tài chính với hơn 269, 900 chuyên gia trên toàn thế giới.

Trong năm 2017, doanh thu của Deloitte đạt 38,8 tỷ USD. Trước đó vào năm 2016, Deloitte trở thành tổ chức tư nhân lớn thứ 6 nước Mỹ.

3. KPMG

KPMG là tên viết tắt của Klynveld Peat Marwick Goerdeler, bắt nguồn từ sự kiện sáp nhập KMG (Klynveld Main Goerdeler) với Peat Marwick vào năm 1987.

KPMG có mặt tại Việt Nam vào năm 1994. với 3 văn phòng hiện tại ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. KPMG là một mạng lưới chuyên cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về tài chính đa quốc gia bao gồm 154 nước với hơn 200 nghìn nhân sự.

Cụ thể KPMG cung cấp các dịch vụ độc lập chuyên nghiệp như dịch vụ kiểm toán, thuế, và tư vấn. Các công ty thành viên thuộc KPMG luôn cam kết đảm bảo chất lượng các dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức, và chính phủ.

4. Ernst & Young

Cái tên cuối cùng trong danh sách big 4 chính là E&Y, tên đầy đủ là Ernst & Young và có trụ sở tại London, Anh. Vào năm 1989, hai công ty Ernts & Whinney và Arthur Yiung & Co sáp nhập lại tạo thành E&Y như bây giờ. Năm 2013, Ernst & Young lấy tên thương mại là EY và đổi logo có hai màu vàng xám như hiện tại.

EY tiến vào thị trường Việt Nam năm 1992 và trở thành công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ kiếm toán và tư vấn 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các dịch vụ mà Ernst & Young cung cấp bao gồm:

  • Assurance (Dịch vụ đảm bảo)
  • Transactions (Tư vấn giao dịch)
  • Tax (Tư vấn thuế)
  • Advisory (Dịch vụ tư vấn
  • Specialty Services (Các dịch vụ đặc biệt): Các chương trình về biến đổi khí hậu, mảng dịch vụ riêng các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp gia đình.
  • Growth Markets: Tổ chức các sự kiện như Entrepreneur of the year, entrepreneurial winning women, v.v.

6 lý do vì sao Big 4 lại nổi tiếng đến vậy?

Big 4 – PwC, Deloitte, KPMG, và EY là môi trường làm việc mơ ước của rất nhiều người trong ngành kế – kiểm. Lý do gì mà big 4 lại có sức hút đến vậy? Mức lương cao và danh tiếng chính là hai lý do lớn nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến đầu tiên.

Bên cạnh đó, cũng tồn tại những yếu tố khác góp phần tạo nên sức hấp dẫn của big 4. Sau đây là 6 đặc điểm tiêu biểu nhất.

1. Danh tiếng không thể phủ nhận

Được làm việc tại big 4 là một lợi thế lớn đối với bất kỳ ai theo đuổi đam mê kế toán – kiểm toán. Dù chỉ là thực tập sinh, tên của một trong 4 big 4 cũng trở thành điểm sáng trong CV của bạn.

Vốn dĩ để vào được big 4, bạn phải trải qua kỳ tuyển dụng rất gắt gao. Chỉ những người thực sự có năng lực mới có thể được nhận. Do đó, có lịch sử làm việc tại big 4 chứng tỏ bạn là người mà nhà tuyển dụng có thể tin tưởng.

3. Luôn khuyến khích tư duy giải quyết vấn đề

Là một nhân viên của big 4, bạn sẽ được học hỏi cách giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Cách thức mà big 4 rèn luyện bạn là đào sâu suy nghĩ, tìm ra ngọn ngành của vấn đề, từ đó mới lên phương án giải quyết.

Công ty sẽ cho bạn được tự do bay nhảy với ý kiến của mình nhưng cũng giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Do đó, bạn không chỉ nhanh chóng tìm được cách giải quyết từ chính quan điểm cá nhân mà còn có tính khả thi cao vì nó được xem xét một cách toàn diện.

2. Big 4 luôn đề cao chất lượng và sự tuyệt vời

Sự hời hợt và thiếu trách nhiệm không tồn tại ở big 4. Chỉ cần một giây chểnh mảng, bạn đã có thể gây ra sai sót nghiêm trọng cho khách hàng. Do đó, môi trường big 4 sẽ rèn luyện cho bạn phong cách và thái đội làm việc cẩn trọng, chuyên nghiệp với mục đích mang đến dịch vụ chất lượng tuyệt vời cho khách hàng.

4. Không ngừng được học hỏi

Khi vào big 4, sẽ có những chứng chỉ/bằng mà bạn bắt buộc phải có như ACCA, CPA, và MBA. Do đó, nếu không ham học hỏi, bạn sẽ khó đáp ứng được yêuu cầu của công ty. Hơn thế, trong quá trình làm việc, nhân viên cũng phải luôn học hỏi và trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng thì mới có thể hoàn thành xuất sắc công việc.

Kinh nghiệm cũng là một vũ khí cần thiết đối với nhân sự ngành này. Việc học hỏi từ các tiền bối, đồng nghiệp, hay tích luỹ từ chính thực tế dự án mình tham gia sẽ giúp bạn nâng cao kinh nghiệm của bản thân.

5. Đề cao phát triển cá nhân

Trong một môi trường lành mạnh và công bằng như big 4, nhân viên sẽ có định hướng phát triển rõ ràng. Sự phát triển của mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển của cả một tập thể. Vì lẽ đó, văn hoá tiền bối – hậu bối trong big 4 khá rõ ràng và thực tế đem lại hiệu quả cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

Việc luôn được mentor hay quản lý tư vấn, giúp đỡ nhanh chóng giúp người mới thích ứng và phát triển với ngành.

6. Có cơ hội được mở mang kiến thức

Nhân viên của big 4 sẽ thường xuyên phải di chuyển đến các doanh nghiệp, tổ chức khách hàng. Do đó việc giao tiếp và va chạm sẽ giúp nhân viên tiếp cận được với nhiều người tài giỏi cũng như ngành nghề khác nhau. Họ dễ dàng có được cơ hội để mở rộng mối quan hệ cũng như kiểu biết.

Chưa kể đến việc trở thành nhân viên của big 4 cũng là cơ hội để gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều người tài giỏi.

Đọc thêm: Top 8 Các Tập Đoàn Lớn Nhất Tại Việt Nam

Kết luận

Bất cứ ai quan tâm đến ngành kế toán – kiểm toán chắc hẳn sẽ luôn tìm tòi thông tin và nghiên cứu về các công ty trong big 4 nêu trên. Nếu bạn muốn trở thành nhân viên tương lai của big 4, hãy chọn đúng chuyên ngành học và không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng trong nghề kiểm toán.

Hy vọng bài viết này không chỉ giúp bạn hiểu được big 4 là gì mà còn mang đến những thông tin về big 4 trên thế giới cũng như ở Việt Nam mà bạn cần.

Đừng quyên theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Tác Giả