Thủy đậu là một bệnh thường gặp, đặc biệt ở trẻ em. Nếu trong gia đình có người bị thủy đậu, chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng và muốn biết được thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi và phòng tránh bệnh như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về bệnh thủy đậu và đáp án cho câu hỏi “thủy đậu kiêng gì”, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
13/03/2020 | Bệnh thủy đậu và những câu hỏi thường gặp 20/02/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh Thủy đậu 19/02/2020 | Bệnh thủy đậu: Biểu hiện và cách phòng tránh bệnh
Trước khi tìm hiểu xem người bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi, hãy cùng MEDLATEC khám phá những kiến thức xung quanh bệnh lý này, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, các giai đoạn phát triển và cách điều trị nhé.
1. Nguyên nhân và phương thức lây lan của bệnh thủy đậu
bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ, nằm trong nhóm bệnh mùa Đông – Xuân, thường xảy ra và bùng phát khi thời tiết ấm áp. Nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu là virus Varicella zoster, thuộc họ Herpes Virus, có đặc tính hướng da và niêm mạc nên khi phát bệnh, người bệnh thường có những nốt mụn nước ở các tổ chức này.
Các nốt ban ở người mắc bệnh thủy đậu
Ở người bình thường sau khi mắc bệnh thủy đậu thì cơ thể sẽ có miễn dịch trọn đời chống lại bệnh và không mắc bệnh thủy đậu lần 2. Đối với một số trường hợp có hệ miễn dịch yếu thì virus thủy đậu sẽ được tái kích hoạt, do đó bệnh thủy đậu có thể tái phát dưới dạng bệnh Zona (zona thần kinh).
Bệnh lây lan rất nhanh qua 3 con đường chính:
-
Lây qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt ban ngứa của người mắc thủy đậu.
-
Lây theo đường không khí qua dịch các nốt ban hoặc dịch hô hấp của người bệnh.
-
Lây lan gián tiếp qua tiếp xúc với các đồ vật dính dịch nốt ban hoặc dịch hô hấp của người bệnh (các đồ vật nhiễm virus).
Ngoài ra, khi người bệnh đi tiểu tiện làm nước tiểu bám lên thành bồn vệ sinh cũng có thể gây nhiễm cho những người tiếp xúc với nước tiểu đó.
Bệnh có thể lây lan trước khi người bệnh xuất hiện các nốt ban cho đến khi các nốt ban đóng vảy hoàn toàn. Khoảng 90% người chưa từng mắc thủy đậu sẽ phát bệnh sau khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân.
2. Các thời kỳ phát triển và triệu chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu tiến triển qua 4 thời kỳ khác nhau, bao gồm:
Thời kỳ nung bệnh: kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn đối với những người có sức đề kháng yếu. Ở thời kỳ này, người bệnh đã bị nhiễm virus thủy đậu nhưng chưa có triệu chứng gì, virus đang trong quá trình nhân lên và xác lập tính gây bệnh của chúng trên cơ thể người bệnh.
Thời kỳ tiền phát: xảy ra khoảng 1 – 2 ngày. Người bệnh có các triệu chứng: sốt, đau đầu, chán ăn, xuất hiện các nốt ban màu hồng.
Thời kỳ toàn phát: các nốt ban xuất hiện ngày càng nhiều, đóng thành vảy màu đen như hạt đậu, dịch trong nốt ban chuyển từ trong suốt sang màu vàng và đục như mụn mủ. Các mụn đã đóng vảy bị bong ra và mọc thêm các mụn mới xung quanh vị trí đó.
Thời kỳ hồi phục: khoảng 1 tuần sau khi phát bệnh, các nốt vảy bong hết và dần dần hồi phục. Ở trẻ em ít để lại sẹo hơn người lớn.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bệnh Thủy đậu. Chắc hẳn lúc này bạn đang thắc mắc bị thủy đậu điều trị như thế nào và thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi bệnh. Hãy cùng MEDLATEC đọc tiếp đến hết bài để tìm ra câu trả lời nhé.
3. Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?
Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu, bạn nên gặp bác sẽ để thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ gây ra biến chứng nếu không được điều trị tốt. Nếu đang mắc bệnh thủy đậu mà có các triệu chứng sau thì bạn cần phải lưu ý:
-
Các nốt ban xuất hiện rất nhiều, lan rộng đến cả mắt.
-
Các nốt ban rất đỏ, nóng, nghi ngờ bị nhiễm trùng da.
-
Phát ban kèm theo sốt cao, chóng mặt, khó thở, loạn nhịp tim, nôn mửa, run rẩy, ho nhiều,…
-
Phát bệnh khi trong gia đình có trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Bệnh thủy đậu ở trẻ thường rất dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Bệnh thủy đậu có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên để hỗ trợ điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm thì có thể sử dụng các thuốc:
Thuốc uống: hạ sốt, vitamin. Dùng thuốc cần theo kê đơn của bác sĩ chứ không được tự ý mua thuốc ở ngoài, đặc biệt không dùng thuốc chứa aspirin.
Cần dùng thuốc hạ sốt trong điều trị thủy đậu nếu bị sốt cao
Thuốc bôi: bạn có thể sử dụng các thuốc bôi làm giảm ngứa các nốt mụn trên da. Các thuốc này có thể theo hướng dẫn của các dược sĩ. Ngoài ra bạn nên vệ sinh vùng da nổi mụn bằng các dung dịch sát trùng để tránh bị nhiễm trùng da.
4. Người mắc thủy đậu cần chú ý những điều sau
Để tránh các biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị, người bị thủy đậu cần lưu ý những vấn đề sau:
Cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ
Khi được hỏi thủy đậu kiêng gì thì không ít người đã trả lời rằng nên kiêng nước. Vậy quan niệm này có đúng không, bị thủy đậu có được tắm không?
Trả lời cho thắc mắc trên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên là người bị thủy đậu không cần kiêng nước, thậm chí cần cần tắm rửa, vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ trên da gây nhiễm trùng da. Ở trẻ em, các mẹ tuyệt đối không được tự ý tắm cho trẻ bằng các loại nước lá, rễ cây mà không qua ý kiến của bác sĩ. Lưu ý, khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể cần thao tác nhẹ nhàng, không chà xát làm vỡ các bọc mụn ra dễ gây nhiễm trùng và bệnh tình nặng hơn.
Không nên tắm cho trẻ bằng các nước lá, rễ cây
Chú ý về ăn uống
Có một thắc mắc khác được đặt ra đó là “bị thủy đậu kiêng ăn gì để không bị sẹo”. Người mắc thủy đậu được khuyên nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, bơ, sữa, phô mai,… Vì các thực phẩm này thúc đẩy quá trình tiết nhờn của da, virus phát triển mạnh và gây ra càng nhiều nốt mụn, nhờn tích tụ làm vi khuẩn phát triển, sẹo khó lành và có thể gây viêm da trầm trọng. Ngoài ra người bệnh nếu bị nổi mụn trong xoang miệng thì nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các thực phẩm chứa axit như cam, chanh.
Hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến từ bơ, sữa
Hạn chế ở nơi nhiều gió
Thêm một câu trả lời cho câu hỏi thủy đậu kiêng gì chính là bệnh nhân cần hạn chế ra nơi có gió, cần giữ ấm cơ thể để tránh mắc các bệnh cơ hội khác (vì lúc này sức đề kháng của cơ thể kém). Tuy nhiên bệnh nhân cần được ở nơi thoáng, không bí bách, trời nóng thì phải bật quạt để tránh ra nhiều mồ hôi gây viêm nhiễm.
Như vậy, câu trả lời cho thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi đã được chúng tôi giải đáp qua những thông tin chia sẻ trên đây. Để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên chủ động trong phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, MEDLATEC chúng tôi có dịch vụ sàng lọc các bệnh mùa Đông – Xuân tại nhà, an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Chi tiết về gói dịch vụ sàng lọc tại nhà, xét nghiệm tại nhà bạn vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!