Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng khiến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc giảm sút. Nguy hiểm hơn, bệnh còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng trong cơ thể, đe dọa sự sống. Vậy người bị thiếu máu nên ăn gì để hỗ trợ bệnh cải thiện ngày càng tốt hơn?
17/09/2020 | Thiếu máu – nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biến chứng 04/06/2020 | Định lượng Haptoglobin và ý nghĩa trong chẩn đoán thiếu máu tan máu 01/04/2020 | Cùng tìm hiểu về bệnh thiếu máu thiếu sắt
1. Những tác hại do thiếu máu gây ra
Khi số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và lượng huyết sắc tố giảm khiến cho oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu gọi là thiếu máu. Đây là một bệnh lý gây ra nhiều tác động nguy hại, điển hình có thể kể đến gồm:
– Cơ thể mệt mỏi
Thiếu máu ở mức nghiêm trọng khiến cho cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức để hoàn thành công việc trong ngày. Ngoài ra họ còn cảm thấy đầu óc choáng váng khi đi bộ, vui chơi,…
Người bị thiếu máu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó tập trung làm việc
– Thần kinh bị tổn thương, trí tuệ sa sút
Mặt khác, người bị thiếu máu rất khó tập trung vào bất kì việc gì, dễ quên. Điều này là do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ bị giảm. Hậu quả sinh ra từ đó là năng suất công việc giảm sút, hệ thần kinh bị tổn hại.
– Rối loạn vận động
Người bị thiếu máu thường xuyên cảm thấy chân tay nhức mỏi, tê bì nên vận động kém. Ngoài ra họ còn bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động cũng khó tránh bị ảnh hưởng.
– Rối loạn thị giác
Do lượng máu không đáp ứng được và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu hoạt động của mắt nên người bị thiếu máu thường xuyên bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực.
– Bệnh tim mạch
Do bị thiếu máu nên tim không được cung cấp đầy đủ oxy từ đó đập nhanh hơn bình thường, dễ bị đau thắt, tăng cảm giác chóng mặt và hoa mắt. Thiếu máu trong thời gian dài gây suy tim cùng suy nhiều nội tạng khác, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.
– Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm
Phụ nữ mang thai bị thiếu máu ở mức độ cao vô cùng nguy hiểm bởi nó không chỉ khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, bào thai bị suy dinh dưỡng,…
– Tử vong
Thiếu máu nặng dễ gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh thiếu máu cấp tính khiến lượng máu mất đi quá nhiều và quá nhanh, rất khó tránh tử vong.
2. Thiếu máu nên ăn gì để hỗ trợ tăng lượng máu cho cơ thể?
2.1. Nhóm chất cần bổ sung cho người bị thiếu máu
– Thực phẩm giàu chất sắt
Trong thực đơn cần bổ sung thiếu máu nên ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu chất sắt bởi hầu hết các trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Bổ sung chất sắt từ thực phẩm không những nuôi dưỡng tế bào tốt hơn mà còn giảm tình trạng thiếu máu. Các thực phẩm thuộc nhóm này điển hình có thể kể đến: thịt đỏ, gan động vật, nấm, mộc nhĩ,…
Nhóm thực phẩm giàu chất sắt cần được ưu tiên trong danh sách thiếu máu nên ăn gì
– Thực phẩm giàu vitamin B
Các loại vitamin B12, B9, B6, B,… đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tạo hồng cầu cũng như biệt hóa nguyên bào hồng cầu. Vì thế chúng cũng rất cần đối với người bị thiếu máu. Điển hình trong nhóm này có thể kể đến: trứng, rau đậm màu, các loại đậu, măng tây, sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, hoa quả tươi,…
– Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu rất tốt. Không những thế nó còn giúp sắt được hấp thụ tốt hơn, phòng chống viêm, nhiễm trùng, hình thành collagen,… Vì thế nó cũng nằm trong danh sách thiếu máu nên ăn gì không thể bỏ qua. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này phải kể đến các loại trái cây như xoài, cam, cải xoăn, ổi, đu đủ, dâu tây,…
2.2. Các loại thực phẩm cụ thể cho người thiếu máu
– Rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như: cải bó xôi, cải xoăn, cần tây, lá lốt, rau ngót, rau đay,… là nguồn cung cấp chất sắt nonheme vô cùng đa dạng. Không những thế nó còn cung cấp vitamin C và folate để việc hấp thụ sắt trở nên dễ dàng hơn.
– Các loại thịt
Hầu hết các loại thịt đều có lượng lớn sắt heme giúp cơ thể có thể hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết cho sự sản sinh của hồng cầu, hỗ trợ điều trị thiếu máu. Vì thế nếu chưa biết thiếu máu nên ăn gì thì hãy nhớ bổ sung các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…
– Hải sản
Hải sản, nhất là hải sản có vỏ rất nhiều chất sắt và folate nên người bị thiếu máu nhất thiết phải tăng cường bổ sung. Không những thế, hải sản còn chứa các loại khoáng chất như: photpho, canxi, kẽm,… tốt cho xương khớp. Các loại hải sản nên ăn gồm: tôm, cua, hàu, cá mòi, cá thu,…
– Các loại đậu
Đậu là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất sắt nhưng lại rất rẻ tiền và dễ kiếm nên phù hợp với mọi người bị thiếu sắt. Tiêu biểu phải kể đến: đậu đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành,…
– Các loại hạt
Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,… là nguồn cung cấp chất sắt rất dồi dào. Người bị thiếu máu có thể sử dụng nó kèm với salad, các loại rau hoặc trái cây để có được một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường máu và sức đề kháng cho cơ thể.
Các loại hạt là nguồn bổ sung sắt và chất dinh dưỡng rất tốt cho người bị thiếu máu
– Trái cây giàu vitamin C
Nho, xoài, cà chua, chanh, cam, dâu tây, ổi,… giàu vitamin C là nguồn thực phẩm lý tưởng cho chế độ thiếu máu nên ăn gì. Việc bổ sung vitamin C tự nhiên từ trái cây sẽ giúp cơ thể giữ và hấp thụ sắt tốt hơn nhờ đó mà quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu trở nên tốt hơn.
– Nho khô
Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế nho khô có rất nhiều kẽm, sắt, photpho, canxi,… rất tốt cho máu. Không những thế, nho khô còn có nhiều chất chống oxy hóa giúp kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu từ đó ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
– Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa không những chứa các loại khoáng chất bổ máu và bổ dưỡng cho cơ thể như photpho, sắt, canxi, magie, photpho,… mà còn giàu vitamin B12, C, A có vai trò quan trọng trong việc giữ sắt và hình thành nên hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu.
2.3. Những điều cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho máu
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng thiếu máu nên ăn gì người bệnh cần chú ý:
– Tránh ăn các món ăn bổ máu đồng thời với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gây ức chế và giảm sự hấp thụ sắt như: cải bó xôi, ngũ cốc, sữa, đậu nành,…
– Không nên hút thuốc lá bởi nó làm giảm hàm lượng vitamin được dùng để hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác.
– Khi ăn không nên uống trà hoặc cà phê vì nó làm cản trở quá trình hấp thu sắt.
– Nên kết hợp thực phẩm giàu vitamin C và thức ăn bổ máu, thực phẩm có nhiều protein để tăng cường hấp thu sắt.
Những chia sẻ về vấn đề thiếu máu nên ăn gì trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để đạt hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu cao nhất, người bệnh nên tham vấn dinh dưỡng từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để chia sẻ và nhận được những giải đáp cặn kẽ từ chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!