Khi mắc bệnh hen phế quản cần được điều trị. Các biện pháp điều trị hen phế quản nhằm cắt cơn hen cấp và dự phòng nguy cơ tái phát cơn hen. Cho nên việc biết bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì là điều rất quan trọng.
Điều trị hen phế quản người bệnh cần dùng thuốc trong cơn hen và dùng thuốc ngoài cơn hen. Tuy nhiên, các thuốc điều trị này đều cần chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua và dùng vì có thể dùng sai, liều lượng không đúng gây ra tác dụng phụ nhiều hơn hay không đảm bảo điều trị hiệu quả.
2.1 Các thuốc điều trị cơn hen cấp
Khi cơn hen xuất hiện người bệnh hay người chăm sóc cần nhận ra cơn hen sớm để việc dùng thuốc đạt hiệu quả tối ưu. Các thuốc dùng trong cơn hen cấp gồm:
- Thuốc giãn phế quản: Đây là các thuốc được sử dụng giúp làm giãn các cơ bị co thắt xung quanh khí phế quản. Các loại thuốc thường được dùng dưới dạng máy phun sương hoặc xịt định liều. Thuốc giãn phế quản dùng trong cơn hen cấp để cắt cơn thường dùng là thuốc chủ vận beta có tác dụng ngắn có tác dụng nhanh trong vài phút để cắt ngay cơn khó thở như salbutamol; Fenoterol; Terbutaline hoặc dùng thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh như ipratropium. Xịt theo liều chỉ định và theo dõi nếu sau 20 phút cơn hen chưa cải thiện thì xịt tiếp liều thứ 2, nếu bệnh nhân diễn biến nặng nên xịt thuốc rồi tới viện cấp cứu.
- Corticoid đường uống hoặc tiêm: Thường dùng nếu như cơn hen nặng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
Lưu ý khi dùng thuốc cắt cơn hen, đó là không được lạm dụng dùng quá nhiều lần. Nếu cơn hen xuất hiện liên tục, chứng tỏ mức độ kiểm soát hen chưa tốt. Cần phải kiểm tra, đánh giá lại và nâng mức độ dùng thuốc kiểm soát cơn hen.
2.2 Các thuốc kiểm soát hen
Đây là những loại thuốc người bệnh cần dùng liên tục kéo dài, nhằm mục đích kiểm soát các cơn hen, giúp hạn chế sự xuất hiện của cơn hen cấp tính.
Các thuốc này bao gồm;
- Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài: thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài như Ciclesonide, formoterol, salmeterol… ; thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài như tiotropium; theophylin. Thường dùng dạng uống để dự phòng cơn hen.
- Thuốc corticoid dạng hít: Chúng được dùng để điều trị viêm đường thở và giữ cho đường thở mở thông. Một số loại thuốc thường dùng như: beclomethasone, budesonide, ciclesonide, flunisolide, fluticasone, mometasone.
- Thuốc kháng leukotriene: Một phương pháp điều trị tình trạng hen suyễn dài hạn khác, những loại thuốc này ngăn chặn Leukotrienes, những yếu tố trong cơ thể có thể gây ra cơn hen suyễn hay co thắt phế quản. Bạn cần uống chúng mỗi ngày một lần. Các chất kháng Leukotriene phổ biến bao gồm Montelukast, Zafirlukast…
- Thuốc sinh học: Nếu bạn bị hen suyễn nặng mà không đáp ứng với thuốc kiểm soát đã dùng đúng cách, có thể bạn được điều trị hen suyễn bằng thử một loại thuốc sinh học như Omalizumab để trị bệnh hen suyễn do chất gây dị ứng. Bạn có thể dùng thuốc này dưới dạng tiêm mỗi 2 – 4 tuần. Các chất sinh học khác cũng có thể ngăn chặn các tế bào miễn dịch của bạn tạo ra những thứ gây viêm.
Các loại thuốc kiểm soát hen lâu dài được dụng hàng ngày, giúp giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn, nhưng chúng không kiểm soát được các triệu chứng tức thời khi bị khởi phát đợt cấp. Nếu gặp phải cơn hen cấp thì cần dùng thuốc điều trị cơn hen. Việc phân biệt hai loại thuốc này rất quan trọng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và ghi chú nếu chẳng may quên hoặc người chăm sóc không rõ.
Không phải người bệnh nào cũng dùng tất cả các thuốc kiểm soát hen này. Mà cần dùng tùy theo từng mức độ, nếu nhẹ bệnh nhân chỉ cần dùng các thuốc giãn phế quản kéo dài, nếu như không kiểm soát được cơn hen mới tiếp tục kết hợp hay tăng liều thuốc. Điều này cần thăm khám định kỳ để được đánh giá mức độ kiểm soát hen, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp với bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!