JD là gì? Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên kích thích và tạo hứng thú với ứng viên từ phía nhà tuyển dụng. Nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng biết cách để mang đến một JD thực sự cuốn hút. Nếu bạn là nhà tuyển dụng và cũng đang loay hoay với JD xin việc, hãy để Chefjob giúp bạn qua bài viết dưới đây.
Với những nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhân tài thì JD đóng vai trò rất quan trọng – Ảnh: Internet
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển dụng của mình, nhân viên Nhân sự cần rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc đến kỹ năng viết JD. Một JD rõ ràng và biết cách “đánh” vào tâm lý tìm việc của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận được nhiều hồ sơ tốt và phù hợp hơn. Vậy, JD là gì mà lại có tác dụng “thần thánh” đến vậy?
JD là viết tắt của từ gì? Ý nghĩa của JD khi xin việc
JD là từ viết tắt của Job Description – bản mô tả công việc; đưa ra các chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn,… mà nhà tuyển dụng xây dựng dành cho ứng viên theo vị trí công việc hiện tại đang tuyển dụng ở doanh nghiệp. Thông thường, JD được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, giúp ứng viên hiểu ngay việc cần làm để so sánh với năng lực bản thân xem có phù hợp hay không.
JD chính là Job Description – bản mô tả công việc – Ảnh: Internet
Một JD tiêu chuẩn sẽ biểu đạt hết các ý nghĩa sau đây:
- Ứng viên hiểu được trách nhiệm công việc, điều mà họ cần làm khi vào doanh nghiệp là gì.
- Định hướng mục tiêu lẫn tiêu chuẩn cho ứng viên nhằm hoàn thành tốt công việc.
- Tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp và các đơn vị khác cùng ngành.
Nội dung cần có của một JD
Không có một khuôn mẫu tiêu chuẩn dành cho JD song các chuyên gia cho rằng, để tạo nên JD hấp dẫn ứng viên, nhà tuyển dụng cần đảm bảo các thông tin dưới đây:
- Công việc, vị trí: Mỗi doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức nên nhà tuyển dụng cần thể hiện được vị trí mà đơn vị đang cần nằm ở đâu, từ đó giúp ứng viên dễ hình dung hơn. Các thông tin về công việc, nơi làm việc,… cũng cần đầy đủ.
- Mô tả trách nhiệm: Đây là phần cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ giúp ứng viên hiểu được công việc mình sẽ đảm nhận là gì, cần làm gì để hoàn thành tốt và vì sao lại thực hiện hết các yêu cầu đó.
- Nền tảng năng lực: Nhằm đáp ứng công việc, ứng viên cần có nền tảng kiến thức – kỹ năng cứng – kỹ năng mềm. Do vậy mà trong JD nhất định không thể bỏ qua những tiêu chuẩn cơ bản này.
Xây dựng JD càng rõ ràng, cụ thể sẽ giúp ứng viên dễ dàng so sánh với năng lực và điều kiện bản thân để ứng tuyển – Ảnh: Internet
Cách viết JD ngành Nhà hàng – Khách sạn chuẩn
JD – bản mô tả công việc được cho là bản cam kết công việc giữa nhà tuyển dụng và nhân viên nhằm đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, JD còn giúp ứng viên hiểu rõ vai trò của mình để thực hiện một cách phù hợp. Là ngành có tiềm năng phát triển bậc nhất hiện nay, tuy nhiên thị trường lao động mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của Nhà hàng – Khách sạn. Chính vì thế, các đơn vị trong ngành luôn “khát” nhân sự và “đấu đá” nhau để có được nhân tài. Một JD hấp dẫn sẽ là bước khởi đầu giúp nhà tuyển dụng xóa tan nỗi lo trên.
JD ngành Nhà hàng – Khách sạn chuẩn cần những điểm gì? Đó là:
- JD Name – Chức danh công việc: Nhằm phân loại các vị trí, phòng ban dễ cho việc tìm kiếm của ứng viên và phân loại duyệt hồ sơ cho nhà tuyển dụng.
- JD Reason – Lý do tuyển dụng vị trí này: Dù là nhân viên Phụ bếp, Đầu bếp, Bếp trưởng hay vị trí Quản lý thì cũng đều có lý do tồn tại của nó. Hãy đưa ra cụ thể, ngắn gọn giúp ứng viên hiểu được tầm quan trọng và giá trị bản thân khi đóng góp công sức cho đơn vị bạn.
- Table of organisation – Vị trí có liên quan trong cấu trúc tổ chức: Giúp ứng viên hiểu được cơ cấu và mối liên hệ đồng nghiệp khi làm việc.
- Duties – trách nhiệm công việc: Để ứng viên hiểu được bổn phận, nghĩa vụ của mình tại vị trí đó.
- Task – trách nhiệm chính: Muốn hoàn thành công việc, ứng viên cần làm gì? Câu trả lời này nhà tuyển dụng hãy mô tả rõ ràng trong phần Task. Nhà tuyển dụng có thể thêm phần Sub Task – nhiệm vụ chi tiết giúp ứng viên hiểu rõ hơn.
- Rules – quyền lợi: Toàn bộ chính sách về lương thưởng, phúc lợi, lộ trình thăng tiến,… hấp dẫn tại công ty giúp ứng viên hứng thú với công việc, từ đó nộp hồ sơ ứng tuyển.
Không chỉ viết JD trong tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp trong Nhà hàng – Khách sạn còn thường xuyên xây dựng lại JD với mục đích sắp xếp, xây dựng lại cơ cấu tổ chức hay thay đổi nhiệm vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Hy vọng với những chia sẻ mà Chefjob tổng hợp được trên đây, các nhà tuyển dụng ngành Nhà hàng – Khách sạn đã hiểu được JD là gì, tầm quan trọng của JD để tạo nên một JD hấp dẫn nhất, thu hút nhân tài hiệu quả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!