Một chiếc bàn làm việc khoa học và hiệu quả cần đáp ứng được đầy đủ các quy chuẩn về chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, các công năng cần thiết và phù hợp với tính chất đặc thù với công việc mỗi người. Vậy kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn như thế nào là đúng?
Để chọn được một chiếc bàn làm việc có kích thước đúng chuẩn cần nắm được cơ bản các nguyên tắc chung, các lưu ý cần thiết trước khi chọn mua sản phẩm và bài đọc dưới đây mình mong sẽ hỗ trợ được các bạn phần nào khi chọn mua một chiếc bàn làm việc sao cho phù hợp nhất. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về kích thước bàn làm việc được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên tắc giúp lựa chọn kích thước bàn làm việc đúng chuẩn
1.1. Những tiêu chuẩn chung của bàn làm việc
– Kích thước bàn làm việc là yếu tố quan trọng hàng đầu khi chọn mua một chiếc bàn làm việc, cần chọn lựa cho mình một chiếc bàn làm việc có kích thước phù hợp, hài hòa với không gian để cân bằng diện tích căn phòng, không nên quá lớn cũng không được quá nhỏ.
– Chất liệu cần chọn những chất những liệu có độ bền cao, ưu tiêm sử dụng những chất chiệu tự nhiên hoặc những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, như vậy tuổi thọ và đọ bền sản phẩm sẽ được đảm bảo hơn
– Thiết kế kiểu dáng và màu sắc cần hài hòa với tổng thể nội thất bên trong ngôi nhà (văn phòng công ty) để tạo được sự đồng bộ một thể thống nhất chung cho toàn bộ.
– Ngoài ra tùy thuộc vào đặc thù tính chất công việc, cũng như những yếu tố liên quan khác như tín ngưỡng phong hay phong thủy cũng cần phải được lưu tâm đến, vì một chiếc bàn đạt chuẩn sẽ được nhà sản xuất khéo léo đưa vào để hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết
1.2. Chọn kích thước bàn làm việc theo công thái học
- Công năng sử dụng: Kích thước bàn làm việc cần phải đạt chuẩn đảm bảo được các công năng cho người dùng, những tính năng hỗ trợ cần thiết của một chiếc bàn làm việc hiện đại.
- Độ linh hoạt: Kích thước mặt bàn không thể thay đổi được, nên chân bàn cần linh động láo lắp để tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc di chuyển khi cần thiết.
- Đặc thù công việc cá nhân: Những công việc khác nhau sẽ đòi hỏi một kích thước bàn làm việc khác nhau, bàn của một nhân viên văn phòng bình thường sẽ rất khác với bàn làm việc của kiến trúc sư hay họa viên.
- Giảm tải những hoạt động dư thừa: Kích thước bàn cần đạt tiêu chuẩn người dùng có thể vươn đến mọi điểm trên mặt bàn mà không cần phải bỏ ra quá nhiều sức, gây khó khăn bất tiện.
- Độ an toàn: Bàn cần được khắc phục giảm thiểu tối đa những chi tiết có thể gây nguy hiểm cho người dùng như: không nên xuất hiện những cạnh sắt nhọn, những khe kẽ có thể gây tổn thương cho người dùng.
- Tính cảm quan: Ngoài những công năng cần có, bàn làm việc đạt chuẩn cũng cần đảm bảo được tính thẩm mỹ, truyền tải phần nào đó thông tin cũng như cảm hứng cho người dùng.
- Thiết kế đơn giản trực quan: Bàn làm việc hiện đại luôn có thiết kế đơn giản phần lớn tập trung vào công năng sử dụng và độ ổn định của sản phẩm, sự tinh tế của chúng nằm ở sự tối giản trong mỗi chi tiết nhỏ.
2. Các kích thước của bàn làm việc
2.1. Bàn chữ nhật (thông dụng)
– Bàn làm việc chữ nhật được xem là dạng bàn thông dụng nhất hiện nay và được sử dụng phổ biến trong nội thất văn phòng cũng như nội thất gia đình, phục vụ rất tốt cho công việc học tập.
– Bàn làm việc chữ nhật thường có thiết kế đơn giản, mẫu mã phụ thuộc chủ yếu vào kiểu chân cũng như cơ cấu lắp ráp.
– Hiện nay bàn làm việc chân sắt lắp ráp sơn tĩnh điện đang rất được ưa chuộng và đang hình thành nên xu hướng mới trong ngành nội thất hiện đại.
– Những chiếc bàn hiện chuẩn khoa học thường có kích thước bàn dựa trên những thông số cơ bản như: đảm bảo được chiều dài tối thiểu là 80cm, chiều sâu là 60 và chiều cao thường mặc định theo chuẩn quốc tế cũng như Việt Nam là xấp xỉ 75cm cho một chiếc bàn làm việc cá nhân cũng như học tập.
Một số kích thước bàn làm việc mặt chữ nhật đang được khách hàng đặc biệt ưa chuộng cũng như chọn lựa:
- 60 x100 x 75cm (R x D x C) (Rộng x Dài x Cao)
- 60 x 120 x 75cm & 70 x 120 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
- 70 x 140 x 75cm & 70 x 140 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
2.2. Bàn chữ L (bàn góc chữ L, bàn góc tường)
– Bàn làm việc góc chữ L (bàn làm việc góc tường) không còn quá xa lạ tại các văn phòng hiện đại vì nó được sử dụng khấ phổ biến, và cũng đang được sử dụng tại nhà rất nhiều nhằm tận dụng những khoảng trống góc tường.
– Bàn góc L thường không có một quy chuẩn chung nào về kích thước, kích thước bàn làm việc góc L thường dựa trên diện tích căn phòng mà khách hàng chọn lựa sản phẩm sao cho thực sự phù hợp.
– Những kích thước phổ biến của bàn góc chữ L thường có chiều dài tối thiểu là 1m4 và chiều rộng tối đa là 1m8, chiều cao vẫn được mặc định là 75cm.
Một số kích thước bàn tiêu chuẩn góc L hiện có trên thị trường
- 140 x 140 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
- 140 x 150 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
- 160 x 160 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
2.3. Bàn tích hợp tủ kệ sách
– Kích thước tiêu chuẩn bàn kết hợp kệ sách thường giới hạn chiều cao từ mặt đất lên đến kệ không quá 1m8 và không dưới 1m2, kích thước mặt bàn có thể dao động từ 1m2 đến 1m4 và chiều sâu từ 50 đến 70cm.
– Bàn kết hợp kệ sách thường có kích thước lớn hơn bàn làm việc bình thường ở chiều cao vì có tích hợp thêm kệ sách, chiều cao có thể thay đổi tùy vào nhu cầu mục đích sử dụng, nhưng cần chú ý trước khi quyết định lựa chọn kích thước để tránh bất tiện về sàu này trong quá trình sử dụng
Một số kích thước tiêu chuẩn cho bàn làm việt kết hợp kệ sách là :
- Kích thước mặt bàn: 1.2m x 55cm – (80cm x 50cm) (D x R)
- Kích tước kệ: Kệ trên 120cm x 18cm kệ dưới 120cm x 25cm – (80cm x 18cm và 80cm x 25cm)
- Chiều cao mặt bàn 75cm
- Tổng chiều cao: 1,4m (C)
3. Kích thước bàn làm việc văn phòng
3.1. Kích thước của bàn cho giám đốc
– Bàn giám đốc thường có kích thước to hơn những loại bàn làm việc khác, nhằm thể hiện sự sang trọng, bề thế của những vị trí lãnh đạo công ty với những khách hàng đối tác bên ngoài.
– Kích thước tiêu chuẩn cho bàn giám đốc thường là 80x160x75cm (R x D x C) chiều cao của bàn có thể tăng nhưng không quá 90cm, vì những dòng ghế cao cấp đạt chuẩn chỉ thường kết hợp với những chiếc bàn có chiều cao chuẩn 75cm, nên sẽ rất khó kết hợp nếu chiều cao bàn quá lớn.
3.2. Kích thước của bàn cho nhân viên
– Kích thước tiêu chuẩn và phổ thông nhất cho một chiếc bàn làm việc cá nhân của nhân viên là 60 x 120 x 75cm (R x D x C), đây được xem là phù hợp nhất đáp ứng tốt được khoảng không diện tích cần thiết, đồng thời có thể vươn đến mọi điểm trên mặt bàn giúp công việc trơn tru, dễ dàng hơn.
– Cụm bàn nhân viên dành cho những văn phòng hiện đại và đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay, kích thước cụm bàn nhân viên không hoàn toàn có định nó phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong mỗi cụm bàn
- Cụm bàn 2 người kích thước tiêu chuẩn thường là: 120 x 120 x 75cm & 140 x 140 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
- Cụm bàn 4 người kích thước tiêu chuẩn thường là: 120 x 240 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
- Cụm bàn 6 người kích thước tiêu chuẩn thường là: 120 x 360 x 75cm (R x D x C)(Rộng x Dài x Cao)
3.3. Kích thước của bàn họp
– Kích thước bàn họp chuẩn thường là 90 x 180 x 75cm dành cho 6 đến 8 người ngồi, tuy nhiên tùy vào diện tích khoảng không gian cũng như số lượng nhân viên trong mỗi cuộc họp mà chúng ta có thể thay đổi điều chình kích thước sao cho phù hợp.
Những kích thước các bạn có thể thảm khảo thêm cho một chiếc bàn họp văn phòng:
- Bàn họp kích thước 80 x 160 x 75cm bàn họp nhỏ dành cho 4 hoặc 6 người ngồi
- Bàn họp kích thước 100 x 200 x 75cm dạng lớn dành cho từ 8 đến 10 người người
- Bên cạnh đó còn có các kích thước ngoại cỡ dành cho những buổi hội họp với số lượng lớn người tham gia
4. Kích thước bàn học sinh
– Kích thước bàn học sinh thường không theo một quy chuẩn chung nào cả, mà tùy vào vóc dáng thể trạng của từng cấp bậc học mà những nhà sản xuất cũng như thiết kế tạo ra những sản phẩm phù hợp trong phạm vi sử dụng chung của các lớp mà không gây ảnh hưởng sức khẻo hay khả năng tiếp thu của học sinh.
– Kích thước bàn học sinh cần phải đúng chuẩn và sao cho phù hợp nhất có thể, vì nó ảnh tới rất lớn tới kết quả học tập cũng như sức khỏe nếu trong suốt 1 năm học phải ngồi học trên một chiếc bàn có kích thước không phù hợp, tác động đến tư thế ngồi, khó khăn trong ghi chép bài vở và đặc biệt là cột sống hậu quả về lâu dài là rất lớn.
– Tuy nhiên vẫn có những công thức chung để tính toán nhằm có những số liệu cụ thể cho quá trình thiết kế sản xuất.
Chiều cao tỷ lệ kích thước bàn học sinh thường tính theo công thức sau
- Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0,46
Chiều cao tỷ lệ kích thước ghế học sinh thường tính theo công thức sau
- Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0,27
4.1. Kích thước bàn học sinh cấp 1
– Ngoài những thông tư quy định chung cơ bản về bàn của học sinh như, màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, kết cấu thì kích thước được xem là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng.
Quy định về mã số nhóm sắp xếp theo chiều cao của học sinh
Cỡ số Mã số Chiều cao học sinh (cm) I I/100 – 109 Từ 100 đến 109 II II/110 – 119 Từ 110 đến 119 III III/120 – 129 Từ 120 đến 129 IV IV/130 – 144 Từ 130 đến 144 V V/145 – 159 Từ 145 đến 159 VI VI/160 – 175 Từ 160 đến 175
Quy định về kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép ở đây là ± 0.5cm)
Thông số (cm) Cỡ số I II III IV V VI Chiều rộng bàn Bàn 2 chỗ ngồi 60 60 60 60 60 60 Bàn 2 chỗ ngồi 120 120 120 120 120 120 Hiệu số chiều cao bàn ghế 19 20 21 23 26 28 Chiều sâu bàn 45 45 45 50 50 50 Chiều cao bàn 45 48 51 57 63 69
Từ bảng này ta có thể phân loại kích thước bàn học sinh như sau:
- Chiều cao bàn (khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh sau mặt bàn đến sàn) là 48 cm hoặc 51 cm.
- Hiệu số chiều cao bàn ghế (khoảng cách thẳng đứng từ mặt trên của bàn đến mặt ghế) là 20 cm hoặc 21 cm.
- Chiều sâu bàn (khoảng cách vuông góc giữa mép trên của cạnh trước và cạnh sau của mặt bàn) là 45 cm đối với cả hai cỡ số.
- Chiều rộng bàn (khoảng cách giữa hai mép bên của bàn):
– Với bàn một chỗ ngồi là 60 cm đối với cả hai cỡ số. – Với bàn hai chỗ ngồi là 120 cm đối với cả hai cỡ số. – Việc lựa chọn kích thước bàn ghế cụ thể giữa hai cỡ số thì cha mẹ cần phụ thuộc vào chiều cao của con để lựa chọn bộ bàn học sinh tương ứng.
4.2. Kích thước bàn học sinh cấp 2
– Kích thước bàn học sinh cấp 2 nhìn chung cũng theo cùng một công thức và cũng nằm trong những quy định và sai số cho phép giữa tỷ lệ kích thước chiều cao giữa bàn và ghế
- Chiều cao bàn (khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh sau mặt bàn đến sàn) là 51 cm hoặc 57 cm.
- Hiệu số chiều cao bàn ghế (khoảng cách thẳng đứng từ mặt trên của bàn đến mặt ghế) là 21 cm hoặc 23 cm.
- Chiều sâu bàn (khoảng cách vuông góc giữa mép trên của cạnh trước và cạnh sau của mặt bàn) là 45 cm đối với cả hai cỡ số.
- Chiều rộng bàn (khoảng cách giữa hai mép bên của bàn):
– Với bàn một chỗ ngồi là 60 cm đối với cả hai cỡ số. – Với bàn hai chỗ ngồi là 120 cm đối với cả hai cỡ số. – Việc lựa chọn kích thước bàn ghế cụ thể giữa hai cỡ số thì cha mẹ cần phụ thuộc vào chiều cao của con để lựa chọn bộ bàn học sinh tương ứng.
4.2. Kích thước bàn học sinh cấp 3
– Đối với cấp 3 đến độ tuổi này các em đã tự ý thức được chiếc bàn mà các em đang dùng có thực sự phù hợp với bản thân của mình hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết, tuy nhiên thì vẫn sẽ dựa trên những quy định chung để có thể chọn lựa kích thước bàn ghế trừ một số trường hợp pháp triển cơ thể cá biệt.
- Chiều cao bàn (khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh sau mặt bàn đến sàn) là 63 cm hoặc 69 cm.
- Hiệu số chiều cao bàn ghế (khoảng cách thẳng đứng từ mặt trên của bàn đến mặt ghế) là 26 cm hoặc 28 cm.
- Chiều sâu bàn (khoảng cách vuông góc giữa mép trên của cạnh trước và cạnh sau của mặt bàn) là 50 cm đối với cả hai cỡ số.
- Chiều rộng bàn (khoảng cách giữa hai mép bên của bàn):
– Với bàn một chỗ ngồi là 60 cm đối với cả hai cỡ số. – Với bàn hai chỗ ngồi là 120 cm đối với cả hai cỡ số. – Việc lựa chọn kích thước bàn ghế cụ thể giữa hai cỡ số thì cha mẹ cần phụ thuộc vào chiều cao của con để lựa chọn bộ bàn học sinh tương ứng.
5. Bàn làm việc theo phong thủy
5.1. Phong thủy bàn làm việc của từng vị trí
– Ngoài việc chọn được chiếc bàn có kích thước phù hợp với mình, để phong thủy chỗ ngồi làm việc tốt nhất, bạn có thể làm tham khảo thêm một số thông tin về phong thủy cho từng vị trí cấp bậc:
- Bàn nhân viên: văn phòng, kế toán, những người chuyên làm việc phải tính toán, suy nghĩ, vận động đầu óc nhiều nên chọn kiểu bàn chữ nhật. Nếu có điều kiện, hãy ghép theo chữ L để kích thích năng suất làm việc cao hơn.
- Bàn họp: tượng trưng cho năng lượng dương, dễ phân tán sự tập trung, thường thích hợp nhất với bàn hội nghị để tăng sự sáng tạo. Tuy nhiên những người mệnh Kim và Thủy lại hợp với kiểu này.
- Bàn giám đốc: thường có dạng bàn móng ngựa, vòng cung, chữ U, hay góc chữ L là lựa chọn tốt nhất cho những ai cần sự tập trung cao do kiểu bàn này quy tụ năng lượng về phía trung tâm người ngồi. Hợp nhất với những người giữ vị trí quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên để hạn chế sự tù túng và áp lực, hãy để bàn cách tường một khoảng, trồng thêm cây để bàn làm việc hợp phong thủy,…
5.2. Phong thủy bàn làm việc theo màu sắc
– Màu sắc của bàn làm việc ảnh hưởng đến hướng di chuyển của năng lượng theo thuyết phong thủy khi lựa chọn màu sắc bàn ghế làm việc.
– Mỗi màu sắc mang một ý nghĩ riêng biệt khác nhau, dưới đây là một số màu sắc phổ biến và ý nghĩa của của chúng trong phong thủy, hy vọng sẽ hỗ trợ được các bạn phần nào khi chọn mua một chiếc bàn sao cho phù hợp nhất
- Màu đen: Di chuyển năng lượng xuống phía dưới và vào bên trong cơ thể, khơi dậy những khả năng còn tiềm ẩn bên trong con người bạn.
- Màu nâu: Tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhưng không có tác dụng kích hoạt trí não.
- Màu trắng: Cung cấp năng lượng cho trí não, nhưng làm tiêu hao năng lượng của cơ thể.
- Màu xám: Tăng khả năng tập trung của trí não, nhưng lại làm tiêu hao năng lượng của cơ thể.
- Màu xanh lá cây: Cân bằng tinh thần và thể chất, duy trì sự tập trung.
- Màu trung tính: Tăng cường khả năng tập trung của trí não, nhưng không làm tiêu hao năng lượng của cơ thể.
- Màu trắng: Kích hoạt mắt, khiến cho cơ thể và trí não luôn ở trạng thái động.
5.3. Hình dáng thiết kế bàn làm việc theo phong thủy
- Bàn hình chữ nhật: Rất phù hợp với công việc văn phòng. Hình chữ nhật tạo ra năng lượng Thổ, tốt cho các hoạt động thiên về trí não.
- Bàn chữ L: Khi 2 bàn hình chữ nhật ghép lại vuông góc với nhau tạo thành kiểu bàn hình chữ L. Hình dạng này càng kích thích năng lượng Thổ. Ngồi làm việc tại bàn chữ L sẽ có cảm giác an toàn hơn so với bàn hình chữ nhật.
- Bàn hình tròn: Thường tạo ra quá nhiều năng lượng dương, khiến người ngồi làm việc khó tập trung. Loại bàn này thường được sử dụng trong các hội nghị nhằm khơi dậy những giải pháp sáng tạo.
- Bàn hình vòng cung: Phù hợp với công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Hình dạng vòng cung lưu giữ năng lượng ngay tại vị trí trung tâm (vị trí ngồi làm việc).
6. Những lưu ý về kích thước khi chọn lựa bàn làm việc
– Dù có những quy chuẩn tiêu chuẩn cho việc chọn lựa bàn làm việc, tuy nhiên đó chỉ là những yếu tố khách quan giúp bạn có thông những thông tin cần thiết khi lựa chọn sản phẩm, quan trọng nhất vẫn là cam giác thực sự của bạn khi sử dụng nó một chiếc bạn chỉ thực sự tốt khi người dùng cảm thấy thoải mái và ưng ý khi dùng.
– Tư thế ngồi làm việc hay học tập đều rất quan trọn bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về chiều cao khi chọn lựa bàn làm việc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập cũng như hiệu quả công việc của bạn.
Team Home Office
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!