Khi nhắc đến Bác sĩ chuyên khoa, chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta đã nghe qua chức danh này nhưng nếu không phải là người làm việc trong ngành Y sẽ không thể biết rõ về cụm từ này. Bên cạnh đó còn có những thắc mắc về Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì và họ đảm nhận những nhiệm vụ nào?
Trong bài viết này, Glints sẽ giải đáp những câu hỏi về công việc của Bác sĩ chuyên khoa 1, hãy cùng theo dõi những nội dung dưới đây.
Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?
Để trả lời được câu hỏi này, bạn phải biết và nắm được khái niệm của Bác sĩ chuyên khoa là gì, để từ đó có cơ sở giúp phân biệt được các số đứng sau cụm từ được dùng phổ biến đi kèm.
Hiểu rõ khái niệm bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ chuyên khoa là những người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực y khoa cụ thể như: thần kinh, hệ tiêu hóa, nhi, v.v. Họ mang trong mình trách nhiệm to lớn cũng như nắm vững kiến thức chuyên sâu về ngành nghề của mình.
Các sinh viên trường Y sau khi hoàn thành 6 năm học và được đào tạo thêm các nghiệp vụ sẽ trở thành bác sĩ. Mặc dù vậy, các “bác sĩ tập sự” này vẫn chưa được trực tiếp hành nghề mà phải thực tập tiếp trong một thời gian khoảng 18 tháng tại các cơ sở y tế, sau đó họ sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.
Ngoài ra, những bác sĩ có mong muốn nâng cao trình độ tay nghề, họ có thể lựa chọn hai con đường để theo đuổi đó là thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu học thêm. Nếu tiếp tục thực hành lâm sàng, các bác sĩ có thể lên dần đến trình độ bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2.
Bác sĩ chuyên khoa 1 có gì đặc biệt?
Bác sĩ chuyên khoa 1 (Specialist doctor) là người chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y và có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và chuyên khoa định hướng. Họ thường làm việc tại các phòng khám hay bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện công lập.
Sau khi làm bác sĩ chuyên khoa định hướng trong khoảng 1 năm, để có thể trở thành Bác sĩ chuyên khoa 1,tương tự bác sĩ đa khoa, bạn phải học tiếp thêm 2 năm nữa. Bên cạnh đó, những giảng viên có bằng bác sĩ nội trú hoặc bằng chuyên khoa 1, thuộc chuyên ngành được đào tạo, sẽ được xem là tương đương với trình độ Thạc sĩ.
Hai hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 là:
- Hệ tập trung học liên tục trong 2 năm
- Hệ chứng chỉ học theo từng đợt kế học trong vòng 3 năm.
Học gì và ở đâu để làm bác sĩ chuyên khoa cấp 1?
Những bạn trẻ có mong muốn theo đuổi ngành Y và trở thành Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 sẽ phải đương đầu với nhiều áp lực và khó khăn bởi đây là một ngành học khá nặng về kiến thức chuyên môn.
Dưới đây là những thông tin về khối học, điều kiện học chuyên khoa 1 và các cơ sở đào tạo để bạn tham khảo.
Học bác sĩ chuyên khoa thi khối gì?
Với các quy định trước đây, để được xét tuyển vào những trường Đại học Y khoa ở Việt Nam, các thí sinh chỉ có thể lựa chọn thi khối B với tổ hợp các môn: Toán, Hóa, Sinh.
Tuy nhiên, để phù hợp hơn với thời thế hiện nay, Bộ Giáo dục đã nhân rộng mô hình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Y khoa, bây giờ các thí sinh đã có thể thi:
- Khối A với Toán, Lý, Hóa
- Khối C08 với Văn, Hóa, Sinh
- Khối D07 với Toán, Hóa, Anh
- Khối B01 với Toán, Sinh, Sử
- Khối B03 với Toán, Văn, Sinh
- Khối B04 với Toán, Sinh, GDCD
- Khối A02 với Toán, Lý, Sinh
- Khối D01 với Toán, Văn, Anh.
Có thể thấy, ngành Y đã cập nhật thêm các khối học như A, A01, A02, B01, B03, B04, C08, D01, D07. Tùy vào năng lực của từng thí sinh mà giờ đây cánh cửa bước vào ngành Y nói chung và giấc mơ là Bác sĩ chuyên khoa 1 đã rộng mở hơn, sẵn sàng nguồn nhân lực Y khoa dồi dào cho toàn xã hội.
Đọc thêm: Nghề Trình Dược Viên Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Trình Dược Viên
Điều kiện học chuyên khoa 1
Để có thể học tập và hành nghề với tư cách là Bác sĩ chuyên khoa 1 đòi hỏi bạn cần phải có đủ các yếu tố sau đây:
- Đối tượng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy về ngành y khoa.
- Công tác trong các cơ sở y tế để thực hành nghề và đã có kinh nghiệm về lâm sàng từ 12 tháng trở lên.
- Nữ dưới 45 tuổi và nam dưới 50 tuổi.
Các trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?
– Trường Quân Y: Chủ yếu đào tạo dược sĩ, bác sĩ, và các y sĩ trình độ đại học nhằm phục vụ bộ đội và nhân dân. Trong quá trình đào tạo, học viên sẽ được hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước.
– Trường Đại học Y Hà Nội: là cơ sở uy tín đào tạo các nhân viên y tế, bác sĩ phẫu thuật tại Hà Nội nói riêng và trên toàn cả nước nói chung.
– Trường Đại học Y khoa Huế: thành lập năm 1957 với truyền thống lâu đời, hiện trường đã đào tạo khoảng gần 20.000 dược sĩ, bác sĩ phẫu thuật, cử nhân và hơn 8.000 nghiên cứu sinh.
– Đại học Y dược TP.HCM: đây là một ngôi trường đào tạo hàng đầu ngành Y Dược tại khu vực phía Nam có uy tín trên cả nước.
– Đại học Y khoa Thái Bình: được đánh giá là có hệ thống cơ sở vật chất đào tạo tốt, giao thông thuận tiện, chi phí sinh hoạt rẻ, và môi trường sống trong lành.
– Đại học Y Hải Phòng: trường chủ yếu đào tạo các bác sĩ chuyên khoa và đa khoa, cử nhân Kỹ thuật Y học, các cử nhân ngành điều dưỡng. Trường còn tổ chức nhiều chương trình hoạt động và các công tác nghiên cứu y học. ĐH Y Hải Phòng luôn thu hút một lượng lớn các bạn sinh viên tham gia. Điểm chuẩn vào trường qua các năm đều ở mức khá cao.
– Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: trước đây, ngôi trường này được biết đến là Trung tâm chuyên đào tạo và thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Y tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cơ hội việc làm của bác sĩ CK1
Trong nhiều năm gần đây Việt Nam còn đang thiếu hụt nhân lực ngành y khoa, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19, nên 99% sinh viên tốt nghiệp ngành này đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đây chính là con số thực tế đã phản ánh tình trạng không cân xứng.
Số bác sĩ trên toàn cả nước vào năm 2019 là 96,2 nghìn người, tương đương với 8,8 bác sĩ trên 10.000 dân.
Từ những thông tin trên có thể suy ra được rằng chỉ có khoảng 8 đến 9 bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho 10.000 dân, ngành Y tế Việt Nam đang phải đứng trước những áp lực to lớn. Chưa kể đây chỉ mới là những con số tính chung cho số lượng bác sĩ trên cả nước, còn số lượng bác sĩ chuyên khoa 1 có thể sẽ thấp hơn rất nhiều.
Bởi vậy mà việc mở rộng đầu vào cho ngành y là một sự đúng đắn và cần thiết; tuy nhiên số lượng cũng phải đi đôi với chất lượng.
Đọc thêm: Con Đường Để Trở Thành Bác Sĩ Phẫu Thuật: Học Ngành Gì Và Thi Khối Nào?
Lời kết
Hy vọng những nội dung mà Glints cung cấp đã giúp các bạn hiểu hơn về công việc của Bác sĩ chuyên khoa 1 và biết được phải học khối gì, cần điều kiện gì để có thể theo đuổi ngành nghề này.
Đừng quên truy cập vào Glints để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích và tìm cho mình những cơ hội việc làm nhé!
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!