Ăn lựu khi mang thai có tốt cho thai kỳ? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn?

Hấp thu lượng folate thích hợp trong khi mang thai sẽ giữ cho em bé được an toàn và được bảo vệ chống lại các dị tật bẩm sinh khác nhau, bao gồm khiếm khuyết ống thần kinh.

3. Giàu vitamin K

Quả lựu là một nguồn tuyệt vời chứa vitamin K. Một ly nước ép quả lựu chứa 26,1 mcg vitamin K. Hàng ngày, mẹ bầu cần khoảng 90 mcg vitamin K nên hãy ăn lựu khi mang thai nhé. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển xương của bé. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ trong quá trình đông máu.

4. Giàu kali

Bạn cần khoảng 4.700 mg kali trong suốt thai kỳ. Uống 240ml nước ép lựu trong một ngày sẽ đảm bảo bạn có được 538 mg kali, là một chất dinh dưỡng quan trọng khi bạn mang thai.

Chứng chuột rút, đặc biệt là ở chân, khá phổ biến trong thời kỳ mang thai. Việc ăn, uống thực phẩm giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa và thậm chí giảm bớt chứng chuột rút. Kali cũng hỗ trợ hoạt động của cơ và các dây thần kinh. Khi bạn có thai, lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng lên đáng kể. Kali sẽ giúp điều chỉnh lượng máu trong cơ thể bạn luôn ở mức ổn định.

5. Giàu chất chống oxy hóa

Quả lựu giàu chất chống oxy hóa. Chất này có nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa giúp thai nhi giảm nguy cơ gặp các vấn đề về não bộ. Chúng có vai trò sửa chữa bất kỳ thiệt hại nào của các gốc tự do cho đến các tế bào của nhau thai.

Một nhóm các chất chống oxy hóa được biết đến như polyphenol giúp làm giảm tổn thương não do thiếu oxy, thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Ăn lựu khi mang thai giúp ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ

Một nghiên cứu gần đây cho biết, nước ép lựu ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật, sinh non và các vấn đề về tăng trưởng khi phụ nữ mang thai sử dụng nó thường xuyên.

Khi có sự gia tăng các gốc tự do, các tế bào trong cơ thể chịu sự oxy hóa. Nước ép lựu có chứa một lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do trong những lần mang thai phức tạp. Oxy hóa góp phần gây ra vấn đề của nhau thai, dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật, nơi mà mức độ huyết áp của phụ nữ mang thai tăng đột biến. Do đó, các vấn đề về nhau thai có thể làm giảm cân ở trẻ sơ sinh và cũng dẫn đến sinh non.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu ăn sung được không? Ăn bao nhiêu là hợp lý?

Lưu ý khi ăn lựu trong quá trình mang thai

Ngoài những lợi ích của việc ăn và uống nước quả lựu trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh dùng chiết xuất từ vỏ lựu vì nó có thể gây co thắt dẫn đến chuyển dạ sớm;
  • Nước ép lựu có hàm lượng calo cao, do đó bạn nên uống với lượng vừa phải;
  • Lựu khi vào cơ thể sẽ tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc giảm loãng máu, thuốc ức chế ACE, statin và thuốc trị huyết áp.

Hãy thêm quả lựu một cách phù hợp vào chế độ ăn uống khi mang thai để có được những lợi ích tốt nhất cho bạn và bé yêu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.