Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết nên sử dụng astringent hay toner thì phù hợp với làn da của mình hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Từ đó, bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn các sản phẩm có chứa thành phần an toàn, lành tính cho làn da bạn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Giải mã mọi thứ bạn cần biết về toner – nước cân bằng da
Có thể sử dụng cả astringent và toner hay không?
Câu trả lời là có, nhưng chỉ nên áp dụng khi bạn có làn da dầu. Bạn nên sử dụng astringent vào buổi sáng và dùng toner vào buổi tối. Một cách dùng khác là bạn có thể thoa astringent trước bằng một miếng bông, để khô trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút, sau đó phủ thêm một lớp toner lên trên.
Thực sự vẫn chưa có bằng chứng nào về tính hiệu quả cao hơn khi sử dụng cả hai sản phẩm này. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc da, nếu bạn sở hữu làn da dầu và bạn cảm nhận được hiệu quả dưỡng da khi kết hợp cả 2 sản phẩm mà không gây hại cho da, bạn có thể yên tâm tiếp tục sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể luân phiên sử dụng giữa các loại toner và astringent quanh năm nếu làn da bạn thay đổi theo thời tiết. Ví dụ, nếu da của bạn thường tiết dầu nhiều trong mùa hè nóng ẩm, astringent sẽ là sản phẩm lý tưởng mà bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, nếu làn da của bạn có xu hướng khô hơn trong những tháng mùa đông, bạn nên chuyển sang dùng loại toner chứa ít cồn để đảm bảo làn da không bị mất nước hoặc trở nên quá khô.
Tác dụng phụ
Astringent có thể làm khô da, vì thế, bạn nên tránh các loại có chứa cồn và hóa chất nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm.
Nếu bạn có làn da khô mụn, sản phẩm này còn có khả năng làm kích ứng thêm mụn, dẫn đến hiện tượng da mặt bị bong tróc và khiến da nổi mẩn đỏ.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng astringent chứa cồn nếu bạn mắc bệnh chàm hoặc bệnh rosacea. Thay vào đó, bạn hãy thử dùng toner dưỡng ẩm không chứa dầu để cân bằng độ pH của da và giúp làm sạch da nhẹ nhàng. Hoặc nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng da của mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Nếu bạn có làn da dầu và muốn sử dụng sản phẩm astringent chứa cồn, hãy cân nhắc chỉ nên thoa cho những vùng da nhiều dầu. Bằng cách này, sản phẩm có thể giúp bạn kiềm dầu hiệu quả và đồng thời ngăn ngừa tình trạng da kích ứng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Niacinamide trong mỹ phẩm có công dụng gì đối với làn da?
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, test da là việc làm cần thiết. Bạn áp dụng một ít astringent vào một diện tích nhỏ cánh tay của bạn. Để một lúc và cảm nhận những dấu hiệu kích ứng (nếu xảy ra). Nếu bạn cảm thấy ngứa và kích ứng da, phát ban xuất hiện sau khi áp dụng sản phẩm trên da, bạn nên ngừng sử dụng đó. Bạn có thể cảm thấy da mặt bị căng, ngứa ran và châm chích nhẹ sau khi thoa astringent. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, vì những hiện tượng này là hoàn toàn bình thường.
Trong trường hợp da mặt của bạn cảm thấy đỏ, nóng hoặc kích ứng dữ dội, hãy ngừng sử dụng astringent ngay lập tức và đến gặp bác sĩ da liễu để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!