Bên cạnh vị trí Director, vị trí Associate Director cũng đóng vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Đây là một trong những vị trí cấp cao có ảnh hưởng lớn đến hoạt động dẫn dắt quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Cùng Glints tìm hiểu Associate Director là gì và có vai trò gì đối với một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cùng làm rõ sự khác biệt giữa Associate Director Và Director.
Associate Director là gì?
Associate Director đề cập đến chức vụ Phó Giám đốc. Bên cạnh chức vụ Director (Giám đốc hay Tổng Giám đốc), Associate Director là một thành viên quan trọng không kém nằm trong Ban lãnh đạo và quản trị của doanh nghiệp.
Tùy theo lĩnh vực hoạt động và quy mô doanh nghiệp, số lượng Associate Director cũng có thể khác nhau để đảm nhiệm các bộ phận, phòng ban, lĩnh vực với những phân công công việc khác nhau để mang lại hiệu quả vận hành tối ưu cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Associate là vị trí gì?
Một Phó giám đốc thường đảm nhiệm vai trò liên kết, phối hợp các bộ phận để đảm bảo sự ổn định cho các hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời, nhân tố này cũng đóng vai trò xây dựng định hướng hoạt động cùng những chiến lược thực thi để doanh nghiệp phát triển hiệu quả.
Vị trí Associate Director sẽ hoạt động dưới quyền của Giám đốc. Phó giám đốc chính là người ghi nhận và thực hiện các mục tiêu do Giám đốc đặt ra, từ đó triển khai các mục tiêu thành kế hoạch cụ thể cho các phòng ban và nhân viên, đồng thời giám sát và đảm bảo hiệu quả cho các kế hoạch này.
Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Phó Giám Đốc, Vai Trò Của PGĐ Trong Doanh Nghiệp Là Gì?
Mô tả công việc của Associate Director
Tùy theo doanh nghiệp và cơ cấu hoạt động, các vị trí Associate Director khác nhau cũng sẽ có phạm vi công việc khau. Nhưng nhìn chung, công việc chủ yếu của một Phó giám đốc sẽ bao gồm:
- Chỉ đạo các mục tiêu, nhiệm vụ, công việc để các nhân viên cấp dưới tiếp nhận và thực thi.
- Đảm bảo quá trình phân công nhiệm vụ được thực hiện hợp lý giữa các phòng ban, nhân viên.
- Đảm bảo sự liền mạch, hiệu quả của quá trình hoạt động giữa các phòng ban, nhân viên để công việc hoàn thiện một cách tối ưu nhất.
- Truyền đạt đầy đủ các chính sách, thủ tục và quy trình hoạt động để đảm bảo nhân viên nắm rõ thông tin cần thiết, để công việc hiệu suất hơn.
- Tham gia vào hoạt động tuyển dụng nhân viên mới và đào tạo nhân viên định kỳ.
- Giải quyết các vấn đề xảy ra với khách hàng và đảm bảo hoạt động chăm sóc khách hàng được diễn ra hiệu quả.
- Tham gia cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Đề xuất giải pháp, ý tưởng mới giúp phát triển hoạt động kinh doanh và vận hành.
Tố chất cần có để trở thành Associate Director
Khả năng chuyên môn
Associate Director là một vị trí nhân sự cấp cao đòi hỏi về trình độ học vấn và nền tảng chuyên môn vững chắc để có thể làm nền tảng phát triển lên vị trí Associate Director.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần sở hữu kinh nghiệm làm việc dày dặn và có chuyên môn trong một ngành, lĩnh vực để có thể có đủ điều kiện và tố chất trở thành một Phó giám đốc của doanh nghiệp.
Khả năng lãnh đạo
Associate Director chắc chắn cần sở hữu một khả năng lãnh đạo tuyệt vời để lèo lái và dẫn dắt hoạt động vận hành, kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp cùng với cấp lãnh đạo cao hơn là Director.
Một khả năng lãnh đạo giỏi sẽ giúp cho Associate Director làm chủ hiệu quả nguồn nhân lực, sản phẩm và dịch vụ để thực hiện điều phối mọi hoạt động liền mạch và năng suất.
Khả năng truyền đạt và giao tiếp
Một nhân tố Associate Director lý tưởng sẽ là người vững vàng về khả năng giao tiếp và truyền đạt.
Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết cho mọi người, đảm bảo những ý tưởng, mong muốn và yêu cầu của bản thân được truyền đạt đầy đủ, chính xác đến người nghe, giúp người nghe nắm bắt và hiểu rõ những gì mình cần làm.
Khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic
Có rất nhiều vấn đề và tình huống cần đến khả năng xử lý và ra quyết định nhanh chóng của Associate Director. Vì vậy, bạn cần có khả năng nhạy bén và linh hoạt khi có các vấn đề, tình huống khẩn cấp xảy ra để có thể giải quyết kịp thời.
Từ đó, góp phần giúp cho mọi quy trình, công việc được thực hiện kịp thời, suôn sẻ và mang lại hiệu quả trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng quản lý bản thân
Để có thể đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc, Associate Director cần có khả năng quản lý bản thân một cách hiệu quả, để cho các công việc được sắp xếp hợp lý, đầy đủ trong khi vẫn đảm bảo được hoàn thành đúng hạn.
Đọc thêm: Công Việc Của Giám Đốc Điều Hành Là Gì?
Phân biệt Associate Director và Director
Nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa Associate Director và Director vì cả hai đều là những vai trò cấp cao có ảnh hưởng và tác động quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cả hai vị trí này đều chịu trách nhiệm điều hành quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Về cấp bậc trong doanh nghiệp
Associate Director là vị trí dưới quyền kiểm soát của Giám đốc – Director. Associate Director là người quản lý, kiểm soát cho một bộ phận, phòng ban nhất định trong doanh nghiệp. Do đó, một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều Associate Director để quản lý nhiều phòng ban, bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Director là người quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hoạt động quản lý các phòng ban do Associate Director nắm giữ.
Về nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của một Associate Director bao gồm:
- Tuyển dụng và quản lý đội ngũ nhân sự.
- Tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp.
- Dẫn dắt, kiểm soát mọi hoạt động của các phòng ban
- Thực thi các quyết định từ Giám đốc và điều phối ngân sách phù hợp.
Trong khi đó, nhiệm vụ chính của một Director bao gồm:
- Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ doanh nghiệp.
- Tham gia đề xuất, tư vấn, cố vấn chiến lược hoạt động, phát triển cùng với chủ doanh nghiệp (hay vị trí chủ tịch).
- Chịu trách nhiệm xây dựng cơ cấu doanh nghiệp hoàn thiện và quản lý hiệu quả của đội ngũ nhân lực.
- Là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tác để thúc đẩy cơ hội, triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Bộ phận BOD là gì? Board of Director
Về quyền hạn và phạm vi công việc
Một Director có quyền hạn điều hành và quản lý doanh nghiệp cao nhất. Đây là nhân tố tạo nên sự thành công, tăng trưởng cho doanh nghiệp với vai trò ra quyết định kinh doanh và các quyết định quan trọng hằng ngày của doanh nghiệp.
Dưới quyền Director, vai trò Associate Director sẽ là cầu nối giữa Giám đốc và những phòng ban, bộ phận chuyên môn để đảm bảo mọi quy trình đều diễn ra liền mạch. Bên cạnh đó, Phó giám đốc cũng sẽ là người thay mặt giải quyết mọi vấn đề khi Giám đốc vắng mặt.
Đọc thêm: Nghề Trợ Lý Giám Đốc Là Gì? Mô Tả Công Việc Trợ Lý Giám Đốc Chi Tiết
Phân biệt Associate Director và Assistant Director (Phó giám đốc với trợ lý giám đốc)
Vị trí Phó giám đốc và Trợ lý giám đốc thường gây ra sự nhầm lẫn. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt trong trách nhiệm của hai vị trí này. Trong đó, Assistant Director là vị trí dưới quyền kiểm soát của Associate Director.
Do có sự khác biệt về cấp bậc và các yếu tố trên, một Associate Director thường sẽ có mức thu nhập cao hơn một Assistant Director. Hơn nữa, ở một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hai vị trí này thường là một.
Kết luận
Qua những thông tin chi tiết trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ thắc mắc Associate Director là gì và có vai trò gì đối với một doanh nghiệp.
Nếu bạn có niềm đam mê chinh phục vị trí này, hi vọng bạn đã nắm bắt những thông tin cần thiết để phát triển thành một Associate Director thực thụ.
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!