Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Chiều dòng điện qui ước là chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương. Căn cứ vào chiều dòng điện và cường độ dòng điện ta có các khái niệm sau.
1. Dòng điện không đổi
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
Biểu thức cường độ dòng điện không đổi
[I = dfrac{q}{t}]
Trong đó:
- I: cường độ dòng điện (A)
- q: điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn (C)
- t: thời gian điện lượng chuyển qua (s)
2. Dòng điện một chiều (DC)
Dòng điện một chiều: dòng điện có chiều không đổi theo thời gian (DC)
DC là viết tắt của Direct Current: Hiểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.
Các bộ nguồn, pin thì cung cấp điện áp DC không đổi, là sự chọn lựa tốt cho các mạch điện của chúng ta. Nguyên tắc chung của các bộ nguồn này là chuyển đổi điện áp AC lớn ngõ vào thành một điện áp AC nhỏ hơn. Tiếp đó thì sử dụng cầu diod để chuyển đổi AC thành DC kết hợp với các tụ có giá trị lớn ngõ ra để tạo ra điện áp DC ngõ ra với một chút gợn sóng. Tùy vào chất lượng nguồn mà giá trị DC ngõ ra có gợn sóng nhiều hay ít. Nhưng đa phần là đáp ứng tốt cho hầu hết các mạch điện.
Dòng điện không đổi là dòng điện một chiều, nhưng điều ngược lại chưa chắc đúng.
Xem thêm: video lịch sử Electric Vocabulary
3/ Dòng điện xoay chiều:
Dòng điện xoay chiều (AC) là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian. Trong chương trình vật lí phổ thông ta chỉ xét dòng điện xoay chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian có đồ thị là hình sin.
AC là viết tắt của Alternating Current: Là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định.
Để do dòng điện xoay chiều khi sử dụng dụng cụ đo ta phải chuyển sang chế độ ACA (đo cường độ dòng xoay chiều) chế độ ACV (đo điện áp dòng xoay chiều).
Dòng điện xoay chiều được tạo ra từ máy phát điện xoay chiều. Cấu tạo chính của máy phát điện xoay chiều gồm Roto (phần động) và Stato (phần tĩnh). Việc bố trí vòng dây và số cặp cực của Roto sẽ quyết định tần số ra của máy phát điện xoay chiều. Tần số của dòng điện xoay chiều có đơn vị là Héc (Hz).
Trong quá trình lịch sử phát triển máy phát điện xoay chiều, tần số của dòng điện xoay chiều ban đầu lên tới 133Hz, tần số dòng điện xoay chiều càng lớn thì tốc độ quay của Roto càng lớn → giảm tuổi thọ sử dụng của máy phát điện xoay chiều. Sau rất nhiều thí nghiệm các nhà khoa học nhận thấy rằng tần số tối ưu nhất là 60Hz. Tuy nhiên một số nước thuộc chế độ CHXH trong đó có Việt Nam lại sử dụng tần số 50Hz, không thể chứng minh được tần số 50Hz tối ưu hơn tần số 60Hz và ngược lại, việc sử dụng tần số 50Hz, 60Hz mang ý nghĩa lịch sử, chính trị hơn là khoa học. Ngày nay ta không thể thay đổi lại tần số này vì muốn thay đổi phải sửa lại máy phát điện xoay chiều, điều đó là vô cùng lãng phí so với hiệu quả mà nó mang lại.
tham khảo: internet.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!