Chuẩn 80 Plus trong nguồn máy tính là gì?

Nếu là người sử dụng thì chắc chắn bạn đã biết đến nguồn máy tính (PSU) và chức năng cũng như độ quan trọng của nó. Vậy nếu hiểu đơn giản nguồn (PSU) là linh kiện dùng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) sang dòng điện một chiều (DC)

Thế nhưng việc quá trình chuyển nổi này không hoàn hảo và có sự hao hụt nhất định, được tính theo chuẩn riêng do hãng Ecova Plug Load Solutions tạo ra. Và để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chứng nhận 80 Plus Certification là gì?

Hiệu suất làm việc thông thường hay bị bỏ qua khi đề cập tới những đặc tính kỹ thuật của bộ nguồn . Nó cho biết điện năng lãng phí bao nhiêu trong khi dùng PC và vấn đề ở đây người dùng lại phải trả tiền cho những năng lượng bị lãng phí . Chứng nhận 80 Plus được tạo ra cho phép người tiêu dùng biết rằng bộ nguồn của họ có Hiệu suất làm việc rất tốt , và có khả năng đạt được tới Hiệu suất 80% do những nhà kiểm định độc lập đặt ra. Thông thường những bộ nguồn được đo với 3 mức tải khác nhau đó là mức 20% , 50% và 100% được gọi là mức Light / Typical / Full . Tuy nhiên nhiều nhà kiểm định lại đo với 05 mức tải khác nhau đó là “ 20% . 40% , 60% , 80% và 100%

Chứng nhận thường thấy được khắc ngay trên sản phẩm

Hiệu suất có khác biệt gì không ?

Đầu tiên chúng ta xem xét về những vấn đề liên quan tới Hiệu suất . Hiệu suất thường được sử dụng theo chữ cái Hy Lạp là η và được tính theo công thức Công suất đầu ra / Công suất đầu vào .

Nếu bạn có PC dùng hết 250W và có bộ nguồn với Hiệu suất 75% thì có nghĩa là bạn sẽ cần Công suất đầu vào là 334W ( 250 x 100 : 75 ) . Nếu vẫn máy tính đó mà có bộ nguồn với Hiệu suất 85% thì chỉ cần Công suất đầu vào là 295W như vậy tiết kiệm được tới 39W . Như vậy với bộ nguồn có Hiệu suất cao hơn cho phép bạn tiết kiệm tiền điện . Bộ nguồn không có Hiệu suất cố định . Đồ thị của Hiệu suất là một đường cong hình chuông và nó đạt Hiệu suất làm việc cao nhất khi cung cấp 50% mức công suất ghi trên nhãn .

Chính vì nguyên nhân này nên khuyến cáo bạn mua bộ nguồn có công suất gấp hai so với công suất thực mà bạn muốn sử dụng . Ví dụ nếu các linh kiện máy tính của bạn tiêu thụ hết 250W thì bạn nên mua bộ nguồn có thể tạo được ra công suất đầu ra là 500W . Điều đó có thể lí giái tại sao người ta hay chào những bộ nguồn có công suất cao trên 700W . Những nhà sản xuất không nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng hoàn toàn công suất mà bộ nguồn có thể được tạo ra mà họ cho rằng bạn sẽ làm việc với mức công suất bằng 50% mức mà bộ nguồn đó có thể tạo ra vì khi ấy Hiệu suất làm việc là cao nhất .

Còn nếu sử dụng bộ nguồn chuẩn 80 Plus thì hiệu suất chuyển đổi điện năng từ nguồn AC sang DC sẽ đạt tối thiểu 80%

Thông số điển hình trên các sản phẩm nguồn chuẩn 80 Plus

Có những loại chứng chỉ 80 Plus nào?

Chúng ta có thể chia ra làm 6 loại cấp bậc từ loại thấp nhất là 80 Plus cho tới cao nhất là 80 Plus Titanium và có bảng dưới đây

Lựa chọn loại nguồn nào là phù hợp? Về việc lựa chọn nguồn thì tất nhiên vẫn ưu tiền về chất lượng nguồn và điện năng cần thiết để sử dụng cho máy của bạn. Sau đó bạn có thể tính tới chọn các hãng chuẩn làm về nguồn tốt và bền nhất hiện nay ( Corsair, Coolermaster, Seasonic…)

Sau cùng là chuẩn 80 Plus, theo bảng phía trên thì bạn có thể hiểu lý do vì sao nguồn chuẩn Platinum có giá cao gấp đội gấp 3 nguồn chuẩn Bronze. Nhưng không có nghĩa Bronze chất lượng không tốt. Mặc dù vậy với người dùng bình thường thì mức Silver trở xuống là đủ dùng, chỉ những người dùng chuyên nghiệp về máy tính đòi hỏi nguồn điện “sạch” mới cần lựa chọn chuẩn Gold trở lên

Còn tiếp…