1Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO quy định, chiều cao và cân nặng của trẻ em theo từng giai đoạn tuổi và theo giới tính được xác định như sau:
Chiều cao, cân nặng của bé gái sơ sinh từ 0 đến 11 tháng tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 0 tháng tuổi 7.3 lb (3.31 kg) 19.4″ (49.2 cm) 1 tháng tuổi 9.6 lb (4.35 kg) 21.2″ (53.8 cm) 2 tháng tuổi 11.7 lb (5.3 kg) 22.1″ (56.1 cm) 3 tháng tuổi 13.3 lb (6.03 kg) 23.6″ (59.9 cm) 4 tháng tuổi 14.6 lb (6.62 kg) 24.5″ (62.2 cm) 5 tháng tuổi 15.8 lb (7.17 kg) 25.3″ (64.2 cm) 6 tháng tuổi 16.6 lb (7.53 kg) 25.9″ (64.1 cm) 7 tháng tuổi 17.4 lb (7.9 kg) 26.5″ (67.3 cm) 8 tháng tuổi 18.1 lb (8.21 kg) 27.1″ (68.8 cm) 9 tháng tuổi 18.8 lb (8.53 kg) 27.6″ (70.1 cm) 10 tháng tuổi 19.4 lb (8.8 kg) 28.2″ (71.6 cm) 11 tháng tuổi 19.9 lb (9.03 kg) 28.7″ (72.8 cm)
Bé gái từ 12 đến 23 tháng tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 12 tháng tuổi 20.4 lb (9.25 kg) 29.2″ (74.1 cm) 13 tháng tuổi 21.0 lb (9.53 kg) 29.2″ (74.1 cm) 14 tháng tuổi 21.5 lb (9.75 kg) 30.1″ (76.4 cm) 15 tháng tuổi 22.0 lb (9.98 kg) 30.6″ (77.7 cm) 16 tháng tuổi 22.5 lb (10.2 kg) 30.9″ (78.4 cm) 17 tháng tuổi 23.0 lb (10.43 kg) 31.4″ (79.7 cm) 18 tháng tuổi 23.4 lb (10.61 kg) 31.8″ (80.7 cm) 19 tháng tuổi 23.9 lb (10.84 kg) 32.2″ (81.7 cm) 20 tháng tuổi 24.4 lb (11.07 kg) 32.6″ (82.8 cm) 21 tháng tuổi 24.9 lb (11.3 kg) 32.9″ (83.5 cm) 22 tháng tuổi 25.4 lb (11.52 kg) 33.4″ (84.8 cm) 23 tháng tuổi 25.9 lb (11.75 kg) 33.5″ (85.1 cm)
Bé gái từ 2 đến 12 tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 2 tuổi 26.5 lb (12.02 kg) 33.7″ (85.5 cm) 3 tuổi 31.5 lb (14.29 kg) 37.0″ (94 cm) 4 tuổi 34.0 lb (15.42 kg) 39.5″ (100.3 cm) 5 tuổi 39.5 lb (17.92 kg) 42.5″ (107.9 cm) 6 tuổi 44.0 lb (19.96 kg) 45.5″ (115.5 cm) 7 tuổi 49.5 lb (22.45 kg) 47.7″ (121.1 cm) 8 tuổi 57.0 lb (25.85 kg) 50.5″ (128.2 cm) 9 tuổi 62.0 lb (28.12 kg) 52.5″ (133.3 cm) 10 tuổi 70.5 lb (31.98 kg) 54.5″ (138.4 cm) 11 tuổi 81.5 lb (36.97 kg) 56.7″ (144 cm) 12 tuổi 91.5 lb (41.5 kg) 59.0″ (149.8 cm)
Bé gái từ 13 đến 20 tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 13 tuổi 101.0 lb (45.81 kg) 61.7″ (156.7 cm) 14 tuổi 105.0 lb (47.63 kg) 62.5″ (158.7 cm) 15 tuổi 115.0 lb (52.16 kg) 62.9″ (159.7 cm) 16 tuổi 118.0 lb (53.52 kg) 64.0″ (162.5 cm) 17 tuổi 120.0 lb (54.43 kg) 64.0″ (162.5 cm) 18 tuổi 125.0 lb (56.7 kg) 64.2″ (163 cm) 19 tuổi 126.0 lb (57.15 kg) 64.2″ (163 cm) 20 tuổi 128.0 lb (58.06 kg) 64.3″ (163.3 cm)
Chiều cao, cân nặng của bé trai từ 0 đến 11 tháng tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 0 tháng tuổi 7.4 lb (3.3 kg) 19.6″ (49.8 cm) 1 tháng tuổi 9.8 lb (4.4 kg) 21.6″ (54.8 cm) 2 tháng tuổi 12.3 lb (5.58 kg) 23.0″ (58.4 cm) 3 tháng tuổi 14.1 lb (6.4 kg) 24.2″ (61.4 cm) 4 tháng tuổi 15.4 lb (7 kg) 25.2″ (64 cm) 5 tháng tuổi 16.6 lb (7.53 kg) 26.0″ (66 cm) 6 tháng tuổi 17.5 lb (7.94 kg) 26.6″ (67.5 cm) 7 tháng tuổi 18.3 lb (8.3 kg) 27.2″ (69 cm) 8 tháng tuổi 19.0 lb (8.62 kg) 27.8″ (70.6 cm) 9 tháng tuổi 19.6 lb (8.9 kg) 28.3″ (71.8 cm) 10 tháng tuổi 20.1 lb (9.12 kg) 28.8″ (73.1 cm) 11 tháng tuổi 20.8 lb (9.43 kg) 29.3″ (74.4 cm)
Bé trai 12 đến 23 tháng tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 12 tháng tuổi 21.3 lb (9.66 kg) 29.8″ (75.7 cm) 13 tháng tuổi 21.8 lb (9.89 kg) 30.3″ (76.9 cm) 14 tháng tuổi 22.3 lb (10.12 kg) 30.7″ (77.9 cm) 15 tháng tuổi 22.7 lb (10.3 kg) 31.2″ (79.2 cm) 16 tháng tuổi 23.2 lb (10.52 kg) 31.6″ (80.2 cm) 17 tháng tuổi 23.7 lb (10.75 kg) 32.0″ (81.2 cm) 18 tháng tuổi 24.1 lb (10.93 kg) 32.4″ (82.2 cm) 19 tháng tuổi 24.6 lb (11.16 kg) 32.8″ (83.3 cm) 20 tháng tuổi 25.0 lb (11.34 kg) 33.1″ (84 cm) 21 tháng tuổi 25.5 lb (11.57 kg) 33.5″ (85 cm) 22 tháng tuổi 25.9 lb (11.75 kg) 33.9″ (86.1 cm) 23 tháng tuổi 26.3 lb (11.93 kg) 34.2″ (86.8 cm)
Bé trai từ 2 đến 12 tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 2 tuổi 27.5 lb (12.47 kg) 34.2″ (86.8 cm) 3 tuổi 31.0 lb (14.06 kg) 37.5″ (95.2 cm) 4 tuổi 36.0 lb (16.33 kg) 40.3″ (102.3 cm) 5 tuổi 40.5 lb (18.37 kg) 43.0″ (109.2 cm) 6 tuổi 45.5 lb (20.64 kg) 45.5″ (115.5 cm) 7 tuổi 50.5 lb (22.9 kg) 48.0″ (121.9 cm) 8 tuổi 56.5 lb (25.63 kg) 50.4″ (128 cm) 9 tuổi 63.0 lb (28.58 kg) 52.5″ (133.3 cm) 10 tuổi 70.5 lb (32 kg) 54.5″ (138.4 cm) 11 tuổi 78.5 lb (35.6 kg) 56.5″ (143.5 cm) 12 tuổi 88.0 lb (39.92 kg) 58.7″ (149.1 cm)
Bé trai từ 13 đến 20 tuổi
Tuổi Cân nặng Chiều cao 13 tuổi 100.0 lb (45.36 kg) 61.5″ (156.2 cm) 14 tuổi 112.0 lb (50.8 kg) 64.5″ (163.8 cm) 15 tuổi 123.5 lb (56.02 kg) 67.0″ (170.1 cm) 16 tuổi 134.0 lb (60.78 kg) 68.3″ (173.4 cm) 17 tuổi 142.0 lb (64.41 kg) 69.0″ (175.2 cm) 18 tuổi 147.5 lb (66.9 kg) 69.2″ (175.7 cm) 19 tuổi 152.0 lb (68.95 kg) 69.5″ (176.5 cm) 20 tuổi 155.0 lb (70.3 kg) 69.7″ (177 cm)
2Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ
- Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 49,5 cm, cân nặng trung bình khoảng 3,175 kg.
- Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi: Hầu hết các bé ở độ tuổi này phát triển khoảng 10 đến 12 cm và tăng khoảng 2,27 kg. Giai đoạn này trẻ sẽ dần trở nên trông cứng cáp hơn.
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Hầu hết trẻ em tăng khoảng 1,996 kg mỗi năm từ 2 tuổi đến khi dậy thì. Chiều cao tăng thêm khoảng 8 cm trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, 7 cm từ 3 đến 4 tuổi. Khi trẻ được 24 đến 30 tháng trẻ em sẽ đạt đến một nửa chiều cao của người trưởng thành.
- Trẻ từ 5 – 8 tuổi: Ở độ tuổi này, chiều cao của trẻ tăng khoảng từ 5 đến 8 cm mỗi năm và cân nặng cũng tăng từ 2 đến 3 kg mỗi năm trong độ tuổi từ 6 tuổi đến khi dậy thì.
3Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ
- Trẻ em thường có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Ở giai đoạn này, cơ thể của trẻ có thể có những sự thay đổi rõ rệt, có thể tăng hoặc giảm cân một cách nhanh chóng và chiều cao cũng tăng lên thấy rõ.
- Mỗi trẻ em dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều cần dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Vậy nên, không khuyến khích việc áp dụng ăn kiêng cho trẻ vì có thể gây ra các vấn đề do thiếu hụt dinh dưỡng như loãng xương, xương giòn, dậy thì muộn,….
4Cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh
Đối với đo chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, ta sẽ áp dụng phương pháp đo chiều dài ở tư thế nằm của trẻ theo các bước như sau:
- Đặt các bé nằm trên một mặt phẳng cố định như mặt giường, sàn nhà,… đồng thời cởi bỏ giày dép và các đồ dùng cá nhân.
- Chuẩn bị thước dây đặt bên cạnh và song song với chiều nằm của trẻ.
- Duỗi cho đầu gối cho trẻ và để cho hai gót chân chạm nhau.
- Sau đó, đo chiều dài cho trẻ từ vị trí chóp đầu cho đến gót chân. Đọc kết quả đến một số thập phân với đơn vị là cm.
5Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ
Thể trạng của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào gen từ bố và mẹ, nếu bố mẹ thấp hay cao hay cân nặng ở mức nào thì tính trạng di truyền sẽ được thể hiện ở trẻ. Tuy nhiên sự phụ thuộc này là không hoàn toàn, chiều cao và cân nặng của trẻ còn chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố khác như:
Sinh non
Nếu trẻ sinh non, cân nặng của bé có thể ít hơn cân nặng trẻ em mới sinh trung bình, và ngược lại nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng của bé có thể sẽ lớn hơn cân nặng trung bình của trẻ em mới sinh.
Sức khỏe của mẹ bầu
Nếu mẹ không được chăm sóc tốt, không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai, hoặc sử dụng ma túy, hút thuốc sẽ có khả năng khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá nhiều trong giai đoạn mang thai, khả năng trẻ sinh ra sẽ có cân nặng lớn hơn mức trung bình.
Giới tính
Bé gái mới sinh thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai.
Nội tiết tố
Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Di truyền
Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ví dụ như các chứng bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner hay hội chứng Noona sẽ làm thể trọng của trẻ khác với các trẻ em khác ở mức bình thường.
Các vấn đề sức khỏe
Nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính (như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc hấp thu chất dinh dưỡng (chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa), thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại khiến cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức trung bình.
Thời gian ngủ
Sự phát triển vượt bậc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến thời gian ngủ, thời gian ngủ nhiều hơn sẽ làm gia tăng xác suất phát triển chiều cao của em bé.
Các loại thuốc và trẻ đang sử dụng
Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Loại sữa mà trẻ đang sử dụng
Trong năm đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm hơn trẻ bú sữa công thức. Trong vài tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ thực sự lớn nhanh hơn, nhưng đến 3 tháng tuổi, sự phát triển này sẽ chững lại. Đến 2 tuổi, trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức thường có cân nặng tương đương nhau.
6Cách giúp bé phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng
Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé như mục trên thì ta nên ít quan tâm hơn về những di truyền hay giới tính vì đây là những yếu tố không thay đổi được.
Chúng ta nên tập trung vào các yếu tố quan trọng có thể thay đổi và cải thiện như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt của trẻ… để giúp bé phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng với những cách như sau:
- Kiểm tra tầm soát sức khỏe cho trẻ sau khi sinh từ 48 – 72 giờ bằng phương pháp xét nghiệm máu gót chân. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn để dự phòng cho những trường hợp bệnh tật có thể xảy ra sau này của trẻ.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Tập cho trẻ có thói quen tăng cường vận động như tập thể dục, chơi thể thao,… Việc này sẽ giúp cho cơ thể bé trao đổi chất tốt hơn và hấp thu các chất dinh dưỡng cũng hiệu quả hơn.
- Tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Dựa theo độ tuổi và sức khỏe của bé để sử dụng bổ sung các loại sữa thích hợp.
Xem thêm:
- Phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi?
- Hiểu về suy dinh dưỡng và cách tăng cân nhanh chóng cho trẻ suy dinh dưỡng
- Bệnh béo phì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Cách tính chỉ số BMI
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!