Hầu hết các bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, thường cảm thấy lo lắng khi để cho con ngủ trong bóng tối. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc lấy những vật dụng nhỏ như bình sữa, khăn xô… Khi bé đột nhiên thức dậy và đòi ăn giữa đêm, nhiều bà mẹ thường có thói quen bật đèn ngủ hoặc thậm chí để đèn sáng suốt đêm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, các bậc làm cha làm mẹ nên từ bỏ thói quen bật đèn sáng cho con vào ban đêm và tập cho bé quen với việc ngủ trong bóng tối hoàn toàn, nhằm tạo cho bé một môi trường phát triển toàn diện và lý tưởng nhất.
Phá vỡ nếp ngủ đều đặn của bé
Trẻ sơ sinh không nhận thức đâu là ngày, đâu là đêm. Vì vậy, việc giúp bé phân biệt hai khái niệm này rất quan trọng để bé có thói quen ngủ đều đặn. Bật đèn ngủ trong phòng khiến bé không nhận ra sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm. Điều này dẫn đến khả năng bố mẹ bị đánh thức thường xuyên bởi bé đang ngủ mà lại thức dậy và quấy khóc.
Khi bé đi ngủ vào ban đêm, cần hạn chế ánh sáng và tiếng ồn. Còn vào ban ngày, cần sử dụng ánh sáng và hoạt động để giúp trẻ nhận biết thời gian đi ngủ. Điều này giúp trẻ ngủ tốt và giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé.
Đèn ngủ khiến bé chậm lớn
Khi đang ngủ, cơ thể của trẻ em vẫn tiếp tục sản xuất các hormone tăng trưởng, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, bật đèn khi đang ngủ không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone này. Sự giảm hormone tăng trưởng có thể làm chậm quá trình tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.
Gây hại cho hệ thần kinh
Sử dụng đèn ngủ thường xuyên cho trẻ sơ sinh có thể ngăn cản quá trình cơ thể bé tiết ra chất melatonin – một loại hoormôn được kích thích tiết ra nhiều nhất khi không có sự xuất hiện của ánh sáng. Não bộ chủ yếu chỉ sản xuất ra chất này vào ban đêm, vì vậy melatonin còn được gọi là “hoormôn của bóng tối”.
Melatonin có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của hệ thần kinh. Nhờ có melatonin, trẻ em có thể có giấc ngủ thoải mái, yên bình vào ban đêm và không cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy vào buổi sáng. Vì vậy, hãy nhớ tắt đèn khi trẻ em đi ngủ để cân bằng nhịp sinh học trong não, điều chỉnh giấc ngủ tự nhiên và giúp trẻ luôn có tâm trạng thư thái, dễ chịu.
Tăng nguy cơ trẻ bị cận thị
Nghiên cứu của một nhóm giáo sư chuyên về mắt tại viện Scheie Eye ở Pennsylvania, Hoa Kỳ (1999) trên 479 trẻ em trong độ tuổi từ 2-16 cho thấy rằng trẻ em ngủ với đèn ngủ bật trong phòng trước năm 2 tuổi có nguy cơ bị cận thị cao gấp 5 lần so với trẻ em ngủ trong bóng tối. Mặc dù kết quả của nghiên cứu này đang gây tranh cãi, nhưng để phòng ngừa, tốt nhất là các bậc phụ huynh nên hạn chế cho con ngủ dưới ánh đèn.
Giảm khả năng miễn dịch của trẻ
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi em bé ngủ đủ và ngủ sâu trong điều kiện không có ánh sáng, cơ thể sẽ sản xuất lượng kháng thể chống virus cao hơn gấp đôi so với những em bé khác. Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng cho con, mẹ nên đảm bảo rằng ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
Những lưu ý khi tắt đèn ngủ để an toàn cho bé và tiện lợi cho mẹ
Tổng hợp.

Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!