Khi mang thai 40 tuần, xin chúc mừng, mẹ đã sắp về đích rồi! Theo bác sĩ, trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ, đi đứng và chuẩn bị đồ đạc trước khi sinh để quá trình “vượt cạn” diễn ra thuận lợi hơn.
Thai 40 tuần là mấy tháng?
Vậy là hành trình mang thai kỳ diệu của mẹ đã sắp kết thúc tốt đẹp. Thai 40 tuần tuổi đang bước vào những ngày cuối cùng của thai kỳ, tức tháng 9 của thai kỳ mẹ nhé!Ngày dự sinh đã cận kề, hai mẹ con sẽ sớm gặp nhau trong nay mai thôi! Đây cũng là thời điểm mẹ cần hết sức chú ý, nhất là các dấu hiệu chuyển dạ để đưa bé ra an toàn, khỏe mạnh! Cùng Fitobimbi khám phá sự phát triển của thai 40 tuần tuổi trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Sự phát triển của thai 40 tuần tuổi
Vào những ngày cuối của thai kỳ, bé yêu đã phát triển hoàn chỉnh và không có sự thay đổi nhiều so với tuần thứ 39, ngoại trừ móng tay và tóc vẫn tiếp tục dài ra.
Thai 40 tuần nặng bao nhiêu?
Theo chỉ số phát triển chung, thai 40 tuần tuổi có cân nặng khoảng 3.44kg và chiều dài khoảng 50.5cm. Thai 40 tuần đã lớn nên không thể ở mãi trong sự bao bọc của mẹ. Bé sẽ chào đời bất cứ lúc nào trong thời gian này. Tính từ ngày dự sinh, bác sĩ sẽ không để mẹ mang thai thêm quá 2 tuần vì như vậy sẽ dễ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, thời gian chờ sinh lâu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung, thai nhi vượt quá cân nặng chuẩn và nguy cơ cao là mẹ phải sinh mổ, thay vì sinh thường.
Bên cạnh cân nặng và chiều cao, các chỉ số phát triển khác của thai nhi trong giai đoạn này mà mẹ cần nắm là:
- Đường kính lưỡng đỉnh: 97mm
- Chiều dài xương đùi: 76mm
- Chu vi đầu: 344mm
- Chu vi vòng bụng: 354mm
Làn da của bé
Thông thường, khi mới sinh ra, mọi em bé đều sở hữu làn da màu đỏ tím. Sau đó một vài ngày, da sẽ chuyển sang màu đỏ hồng. Tông màu da này bắt nguồn từ các mạch máu xuất hiện qua lớp da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tay và chân của bé có thể hơi xanh, vì tuần hoàn máu đang trong giai đoạn trưởng thành, chưa đủ hồng cầu và oxy. Trong 6 tháng tới, làn da của bé sẽ trở về màu sắc thật và cố định đến khi trưởng thành. Hơn nữa, lớp sáp bao phủ cơ thể bé sẽ tan biến. Chính vì vậy, làn da của bé sẽ có thể bị khô tại một số vị trí.
Thai 40 tuần gò cứng bụng
Mẹ sẽ thấy bé ở kỳ thai 40 tuần chuyển động nhiều hơn. Đôi khi mẹ sẽ thấy bụng đau dữ dội, lý do có thể là em bé quá phấn khích khi sắp được chào đời đó! Tuy nhiên, nếu cường độ gò của bé giảm mạnh, mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra nhé!
Tư thế nằm của bé sau sinh
Những ngày đầu sau sinh, bé vẫn quen với tư thế nằm cuộn tròn của thai nhi như khi còn trong bụng mẹ. Phải mất một thời gian, bé mới nằm thẳng và thoải mái. Đây cũng là lý do vì sao nhiều bé sơ sinh thích được quấn trong tã, mang lại cảm giác quen thuộc và ấm áp.
Sự thay đổi của mẹ bầu khi thai 40 tuần
Tuần 40 của thai kỳ là thời điểm mà mẹ luôn mong chờ trong suốt 9 tháng vừa qua. Tuy nhiên, trước khi gặp con, mẹ sẽ phải trải qua những giây phút khó khăn về sự thay đổi trong cơ thể của chính mình. Mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Những thay đổi về thể chất
- Vào tuần 40 của thai kỳ, bạn có thể bị sưng phù mắt cá chân và bàn chân. Điều này khiến mẹ bầu đi bộ hay đứng lâu một chút cũng khó khăn
- Mẹ có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ và cảm giác nặng nề, tắc nghẽn vùng khoang chậu. Em bé có vẻ đã di chuyển xuống rất thấp và mẹ có thể cảm nhận một khối rắn trì nặng ở bên dưới
- Do áp lực em ép đè lên trực tràng và ruột dưới làm cho bàng quang không có nhiều chỗ tích lũy chất thải nên mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn
- Âm đạo tiết dịch có lẫn chút máu. Tình trạng này khá phổ biến nên mẹ không cần phải quá lo lắng
Những thay đổi về cảm xúc
Về mặt cảm xúc, khi thai 40 tuần, nhiều mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn vì em bé sắp ra đời. Rất hiếm khi bác sĩ cho phép mẹ mang thai thêm quá 2 tuần. Vì vậy, hãy yên tâm rằng, trong tuần thai này em bé sẽ chào đời. Cũng có khi mẹ sẽ lo lắng, không biết em bé sinh ra có an toàn, khỏe mạnh không, liệu mình có thể chăm em bé tốt hay không. Những lúc như vậy, mẹ hãy tìm cách để giải tỏa tâm trạng cho mình như nghe nhạc, shopping,…
Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày khi thai 40 tuần
Theo khảo sát, chỉ có 5% mẹ bầu sinh em bé ra theo đúng ngày dự kiến. Lúc này, em bé đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng chào đời. Dưới đây là một số dấu hiệu chuyển dạ để mẹ và người thân chủ động hơn trong “công cuộc” vượt cạn sắp tới nhé!
Sa bụng bầu: Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã di chuyển vào khu vực xương chậu của mẹ. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác dễ thở hơn khi thai nhi không còn chèn ép lên phổi, thay vào đó mẹ sẽ bị đi tiểu thường xuyên hơn.
- Xuất hiện cơn co thắt tử cung: Hay còn gọi là cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks, những cơn co thắt này xuất hiện dồn dập khiến mẹ đau đến mức ngất xỉu. Để đối phó với biểu hiện này, mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi, massage và tắm nước nóng để máu lưu thông đều
- Dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi: Dịch nhầy tiết ra nhiều hơn nhằm mục đích “bôi trơn”, giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trong dịch nhầy có lẫn máu thì cần đến bệnh viện ngay, bởi vì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm
- Cổ tử cung giãn nở: Vào thời điểm sắp sinh, cổ tử cung sẽ mở được khoảng 10cm
- Ngừng tăng cân và có thể bị giảm cân: Khi thai 40 tuần, em bé đã phát triển đầy đủ, lượng nước ối cũng giảm dần để cho bé chào đời. Đó lý do vì sao cân nặng của mẹ sẽ chững lại, một số mẹ còn có thể bị giảm cân
- Vỡ ối: Túi ối là vỏ bọc bảo vệ thai nhi. Khi túi ối vỡ, tức là bé yêu sắp ra đời. Tùy theo cơ địa mỗi mẹ mà lượng nước ối có thể nhiều hay ít. Nếu mẹ thấy nước ối có màu đục, xanh vàng hay hôi thì cần nhập viện ngay
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần?
Dưới đây là những khuyến cáo của bác sĩ khi mang thai tuần thứ 40. Mẹ hãy chú ý để quá trình “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ nhé!
Không nên đi xa
Khi thai 40 tuần, mẹ không nên đi xa nhà để đảm bảo việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Nhất là các mẹ trong trường hợp sau:
- Mang thai đôi, đa thai
- Mắc bệnh huyết áp cao
- Mắc bệnh tiểu đường
- Chảy máu âm đạo hoặc nhau thai bất thường
- Nguy cơ sinh non
- Có tiền sử của bệnh đông máu
Kiểm tra vùng xương chậu
Khi thai 40 tuần, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra vùng xương chậu, cũng như theo dõi sức khỏe của mẹ trước khi sinh. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định mẹ có đủ điều kiện sinh thường hay không:
- Ngôi thai ngược hay thuận
- Độ lọt của bé
- Độ mở của tử cung
Tránh căng thẳng
Sắp đến ngày sinh, hẳn các mẹ đều có chung một tâm trạng là hồi hộp, lo lắng, bất an, nhất là các chị em lần đầu mang thai. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế những cảm giác này vì sẽ khiến nhịp tim đập nhanh gây rối loạn tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
Chuẩn bị đồ sinh
Mẹ nên chuẩn bị sẵn các đồ đi sinh để không bị luống cuống hay bỏ sót khi chuyển dạ.
- Băng vệ sinh
- Bỉm, tã, khăn sữa
- Sữa cho trẻ sơ sinh
- Dụng cụ ăn uống cho mẹ và bé
- Phích nước nóng, chậu, khăn, bàn chải đánh răng
- Giỏ đựng đồ
- Khăn trùm đầu
Những câu hỏi thường gặp khi mang thai 40 tuần tuổi
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?
Tuần dự sinh đã cận kề mà em bé vẫn chưa có dấu hiệu chào đời thì hẳn mẹ nào cũng thấy lo lắng, bất an, nhất là khi nghe những lời hỏi thăm từ gia đình, bạn bè. Trên thực tế, điều này rất bình thường, mẹ không cần phải quá nóng vội. Vì vậy, với thắc mắc thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ không? Câu trả lời là chưa cần phải mổ, thay vào đó, mẹ nên đợi thêm 1 tuần. Bác sĩ chỉ chỉ định mổ khi có nhiều biến chứng thai kỳ khác.
Trường hợp nếu mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ có thể can thiệp bằng biện pháp giục sinh để em ra đời đúng theo dự kiến. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng hormone hoặc phương pháp cơ học để làm “già” cổ tử cung. Sau đó tiến hành làm mòn hoặc làm rách lớp màng nhầy hoặc sử dụng các loại thuốc như oxytocin (Pitocin) để bắt đầu các cơn co thắt.
Trong thời gian áp dụng phương pháp giục sinh, nếu thai chuyển động chậm hoặc có dịch nhầy tiết nhiều, hãy báo cho bác sĩ ngay nhé!
Thai 40 tuần cổ tử cung chưa mở có sao không?
Mang thai 40 tuần cổ tử cung chưa mở là dấu hiệu không mấy lạc quan. Điều này chứng tỏ cơ thể mẹ chưa sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn”. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do:
- Cổ tử cung ngắn hoặc mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung,…
- Rối loạn co thắt tử cung
- Cổ tử cung từng trải qua phẫu thuật để lại sẹo xơ
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình hình của thai phụ để đưa ra phương pháp kích thích chuyển dạ phù hợp, chẳng hạn như tách đối, đặt túi nước vào buồng trứng hoặc cho thai phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Thai 40 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Để nhanh chuyển dạ, mẹ bầu có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau: trà lá mâm xôi đỏ, trà cam thảo, thực phẩm chứa chất xơ, tỏi, nước dừa nóng, rau lang, nước lá tía tô, đu đủ xanh, thực phẩm cay, vừng đen, dứa.
Fitobimbi hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những thông tin về sự phát triển của thai 40 tuần. Đừng quên theo dõi Fitobimbi để cập nhật nhanh chóng những kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!