1 số điện bao nhiêu tiền? Biểu giá điện sinh hoạt, kinh doanh?

1 số điện bao nhiêu tiền? Biểu giá điện sinh hoạt, kinh doanh? đây là một câu hỏi tưởng như ai cũng biết nhưng lại rất nhiều người thắc mắc bởi tùy từng địa điểm và hình thức thì điện được tính với giá khác nhau. Để trả lời cho những câu hỏi này, hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. 1 số điện bao nhiêu tiền?

1 số điện bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào bậc giá. Hiện có 6 bậc giá bán lẻ điện sinh hoạt cụ thể với cách tính lũy tiến với mức giá mới như sau:

+ Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.678 đồng/kWh (giá cũ là 1.549 đồng/kWh).

+ Bậc 2: Từ 51 – 100kWh: 1.734 đồng/kWh (giá cũ là 1.600 đồng/kWh).

+ Bậc 3: Từ 101 – 200kWh: 2.014 đồng/kWh (giá cũ là 1.858 đồng/kWh).

+ Bậc 4: Từ 201 – 300kWh: 2.536 đồng/kWh (giá cũ là 2.340 đồng/kWh).

+ Bậc 5: Từ 301 – 400kWh: 2.834 đồng/kWh (giá cũ là 2.615 đồng/kWh).

+ Bậc 6: Từ 401kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh (giá cũ là 2.701 đồng/kWh).

Ví dụ: Tủ lạnh Loại 130 lít, công suất khoảng 105W (0.105KW) Lấy 1KW / 0.105KW = 9.5 thì 9,5 giờ sử dụng hết 1 số điện

Chúng ta có thể sử dụng công thức tính lượng điện năng tiêu thụ của đồ điện, để tính lượng điện năng tiêu thụ trong một tháng của tủ lạnh, cụ thể bằng công thức sau:

W = P.t

Trong đó:

P : Công suất của đồ dùng điện thường là W

t : Thời gian làm việc của đồ dùng điện

W : Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t (với tủ lạnh thường là 24h)

Ví dụ nếu bạn có một chiếc tủ lạnh công suất 105W, tức là mỗi giờ tủ lạnh tiêu tốn 0,105kW điện, trong một ngày sẽ hao 0,105 x 24 = 2,6 kWh, vậy một tháng sẽ tiêu hao 2,6 x 30 = 44 số điện. Sau đó nhân với tiền điện là ra số tiền phải trả

Ví dụ : 44 x 1484 = 62,295 VNĐ

Mức tiêu thụ điện là số KW tiêu thụ của thiết bị điện.Vậy tiêu thụ nhiều KW là tiêu thụ nhiều số điện.Tiêu thụ nhiều điện thì số tiền phải trả càng lớn.Hi vậy nên hãy chọn các thiết bị sử dụng điện tiết kiệm điện nhé.

Như vậy là các bạn có thể biết và tính toán được tiền điện tiêu thụ của gia đình bạn trên 1 ngày, 1 tháng, 1 năm. Điều này vô cùng tốt. Bạn sẽ có kế hoạch tiết kiệm và phân phối tài chính cho gia đình tốt hơn.

2. Biểu giá điện sinh hoạt, kinh doanh:

2.1. Đơn giá điện sinh hoạt:

Chính phủ quy định mức giá điện bình quân cho một kWh điện và giao cho Bộ Công thương xây dựng bảng giá điện bán lẻ phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Theo đó, giá tiền điện sinh hoạt bán lẻ phải đảm bảo hai mục tiêu:

+ Thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ tốt cho những người có mức thu nhập thấp

+ Khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm.

Để đạt được các mục tiêu đó, Bộ Công thương đã xây dựng giá tiền điện theo bậc thang, tính theo lũy tiến. Cụ thể là ban hành Quyết định 648/QĐ-BCT, từ ngày 20/3/2019 mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh chưa gồm thuế GTGT, tăng so với Quyết định 4495/QĐ-BCT là 143,79 đồng/kWh. Trong đó, giá điện sinh hoạt hiện nay được chia làm 6 bậc như sau:

Nguồn: Website Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.

Đối với giá điện cho thuê phòng trọ, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở:

+ Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 1 năm và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

+ Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.

2.2. Giá điện kinh doanh:

Nguồn: Website Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.

2.3. Giá tiền điện các ngành sản xuất:

Giá tiền điện theo lĩnh vực sản xuất

2.4. Bảng giá tiền điện hành chính, sự nghiệp: