Hiện nay vì nhiều lý do khác nhau mà các bà mẹ cho con bú bình thay vì bú mẹ trực tiếp. Tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo trẻ nhỏ 1-2 tháng không nên bú bình. Muốn biết lý do vì sao mẹ hãy tìm hiểu những lý do sau đây. Ngay từ khi bé lọt lòng thì sữa mẹ chính là thức ăn đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên rất giàu giá trị dinh dưỡng để giúp con phát triển toàn diện. Tuy nhiên, một số bà mẹ lại gặp phải tình trạng thiếu sữa cho con bú hoặc có những vấn đề về sức khỏe khiến trẻ không thể bú sữa mẹ. Vậy khi nào thì một đứa trẻ nên bú bình và cơ thể mẹ sẽ thế nào nếu bé không bú sữa mẹ. Dưới đây là tất cả những thông tin hữu ích cho những ai lần đầu làm mẹ. Tại sao trẻ 1 – 2 tháng tuổi không nên bú bình? – Trẻ em 1 – 2 tháng nên bú sữa mẹ Cơ thể trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi vẫn còn non nớt và cần thời gian thích nghi với môi trường mới cũng như tăng cường sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Việc cho trẻ bé bú trực tiếp sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu đời sẽ giúp bé nhận được hệ miễn dịch từ sữa mẹ, tăng cường sức đề kháng và kích thích cơ thể phát triển toàn diện. Trước khi chuyển sang bú bình, trẻ cần được bú mẹ ít nhất trong vòng 3 – 6 tháng hoặc càng lâu càng tốt. Do vậy, trong điều kiện lý tưởng (sữa mẹ kịp về, mẹ không mắc bệnh) trẻ em dưới 3 tháng tuổi được bú mẹ trực tiếp vẫn tốt nhất. – Tại sao trẻ 1 – 2 tháng tuổi không nên bú bình? Có nhiều lý do thuyết phục để bạn chọn không cho bé bú bình trong độ 1-2 tháng tuổi. Thứ nhất: 2 tháng đầu tiên là thời điểm quan trọng để bé phát triển các hệ cơ quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là các cơ. Khi bú sữa mẹ, con sẽ dùng lực cơ miệng để thực hiện động tác bú. Do vậy việc cho trẻ bú trực tiếp sữa mẹ hoàn toàn trong 2 tháng này sẽ giúp bé phát triển các cơ quanh miệng tốt nhất. Với các bình bú khác, núm vú dù chất lượng hoàn hảo thế nào cũng khó có thể đạt được tiêu chuẩn của một bầu sữa mẹ về độ mềm và tính linh hoạt. Do đó sẽ chẳng có núm vú nào có thể sánh được với bầu sữa của mẹ. Thứ hai: Tuyến sữa hoạt động dựa trên nguyên tắc càng kích thích sữa càng về nhiều. Nếu trẻ không bú, sữa mẹ sẽ không tiết ra, giảm dần về lượng và chất, thậm chí nặng hơn có thể gây tắc tuyến sữa. Đó là lý do vì sao thời gian đầu tiên của quá trình cho con bú bằng sữa mẹ, trẻ sơ sinh phải bú trực tiếp. Thứ ba: Các dụng cụ cho trẻ bú sữa muốn không nhiễm trùng phải tiệt trùng qua nước sôi rất kỹ. Điều này làm mất thời gian nghỉ ngơi quý giá của mẹ trong những tuần đầu tiên và ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi. Trong khi đó, nếu bú mẹ trực tiếp, chỉ cần mẹ lau bầu vú bằng khăn sạch là bé có thể yên tâm hoàn toàn khi bú mẹ. Thứ tư: Nếu ngay từ đầu tập cho trẻ bú bình, bé sẽ quen với bình sữa và khi quay trở lại bú mẹ sẽ xảy ra tình trạng bé chê ti mẹ, gây khó khăn cho việc bú ti của con. Bé sẽ bú ít hơn hoặc thậm chí bỏ luôn các cữ sữa. Đây là nỗi ám ảnh không nhỏ với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì vậy, trong trường hợp sữa mẹ chưa kịp về, các bác sĩ khuyên mẹ nên bón sữa cho con bằng muỗng để khi trở lại bú mẹ, bé vẫn dễ dàng thích nghi và không cự tuyệt với chuyện bú ti. Nếu không thể cho con bú sữa mẹ, mẹ nên làm gì? Một số bà mẹ có vấn đề về sức khỏe như nhẹ cân hoặc bệnh huyết áp thấp nếu cho con bú sữa mẹ trực tiếp có thể làm tổn hại sức khỏe của chính mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, các chuyên gia không khuyến khích mẹ cho con bú bình trong trường hợp này. Thay vì để trẻ ngậm bình sữa, các mẹ có thể bón sữa cho con bằng muỗng. Và thay vì dùng sữa công thức, các mẹ nên vắt sữa ra và bón cho trẻ ngay sau khi vắt sẽ đảm bảo an toàn nhất cho bé. Thế nhưng, cách bón sữa thế này lại gây khó khăn cho các bà mẹ trong trường hợp người mẹ phải đi làm vắng nhà. Vì vậy, cho trẻ bú bình lúc này là cách tốt nhất. Tuy nhiên chỉ nên làm điều này khi con được hơn 3 tháng tuổi. Những khó khăn khi cho trẻ dưới 3 tháng tuổi bú bình – Cơ miệng hoạt động không bình thường Bú bình trong độ tuổi 1 – 2 tháng sẽ làm cho các cơ không được hoạt động không bình thường. Bởi vì đây là thời điểm trẻ cần được phát triển các hệ cơ. Bú trực tiếp từ ti mẹ, con sẽ bú liên tục, từ đó tác động và kích thích các cơ phát triển đúng cách. Khi trẻ dừng bú, sữa cũng dừng lại. Quá trình này giúp các cơ của bé được khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Trong khi bú bình, em bé chỉ cần hút vài lần và khi dừng thì sữa trong chai vẫn chảy, hậu quả là làm cho các cơ quanh miệng không được phát triển chắc khỏe. – Dễ gây đầy hơi Khi bú bình, bé sẽ nuốt quá nhiều không khí có trong bình. Đây là nguyên nhân làm trẻ dễ đầy hơi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí là không cho mẹ lại gần. Do đó, mẹ không nên cho trẻ bú bình dưới 3 tháng tuổi để tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng và thậm chí gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác. – Tăng nguy cơ béo phì Trẻ em sẽ có nguy cơ bị béo phì nếu được bú bình. Nguyên nhân là do bình sữa hoạt động không linh hoạt, lượng sữa trong bình sẽ chảy ra nhiều và không thể điều tiết ít hoặc nhiều dù con đã dừng bú theo nhu cầu. Như thế sẽ làm trẻ bú rất nhiều sữa. Đặc biệt nếu trẻ bú bằng sữa công thức thì nguy cơ bị béo phì rất khó tránh khỏi. – Gây mất kiểm soát cảm xúc Mặc dù bú bình rất tiện lợi thế nhưng điều này có thể hình thành thói quen xấu cho trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên bú bình khi còn nhỏ thì lớn lên thường dễ mất kiểm soát cảm xúc, dễ nóng giận. Thậm chí, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Lý do là vì các bé không cảm nhận được sự ấm áp và tình yêu thương thiêng liêng của người mẹ qua dòng sữa mát ngọt. Trong khi đó, trẻ được cho bú mẹ sẽ có thời gian ngắm nhìn gương mặt mẹ; được mẹ ôm ấp, vỗ về; cảm nhận được tình yêu thương ấm áp và gắn kết chặt chẽ với người mẹ. Những điều này sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc của đứa trẻ để bé lớn lên với những tình cảm nồng ấm và thiên hướng tốt đẹp. Do vậy, nếu mẹ cho con bú đến 3 tháng tuổi hoặc lâu hơn sẽ rất có lợi cho sự trưởng thành của một đứa trẻ. Tóm lại, đối với những bà mẹ cần có thời gian đi làm hoặc gặp phải vấn đề sức khỏe cũng nên cố gắng truyền sự ấm áp cho con bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt hoặc ít nhất là đến 3 tháng tuổi. Tất nhiên, việc cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu sẽ càng tốt cho sự phát triển toàn diện của các bé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!