Cách làm nước mắm chua ngọt ăn cùng cơm tấm, cứ ăn là ghiền chỉ cần vài bước đơn giản cùng vài nguyên liệu quen thuộc. Đây sẽ là chén nước mắm “đánh gục” độ khó tính của bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn.
Dạo quanh một vòng Sài Gòn, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hàng quán cơm tấm (từ bình dân đến cửa hàng sang trọng) được bán ở khắp các ngõ phố. Món ăn này không chỉ là món yêu thích của du khách, với người Việt Nam đây còn là món ăn không thể thiếu của hầu hết tất cả mọi người. Với cách trình bày trang trí đẹp mắt; cơm trắng và thịt nướng nóng hổi, cùng một ít rau củ muối bên cạnh chén nước mắm chua ngọt dậy mùi thơm đã vô tình cuốn hút ánh nhìn của bất kỳ vị khách nào khi ngang qua.
Chiếm ánh nhìn của thực khách nhờ vào hình thức và mùi thơm của món ăn, nhưng bí mật để món ăn này giữ chân thực khách ngồi lại bàn thưởng thức lại nằm ở chén nước mắm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết làm cơm tấm và cách làm nước mắm chua ngọt ăn là ghiền để bạn có thể tự làm tại nhà những ngày lười ra phố.
Cách làm nước mắm chua ngọt
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm nước mắm chua ngọt: 1 muỗng canh tỏi băm, ½ muỗng canh ớt băm (Bạn có thể điều chỉnh lượng ớt tùy theo khẩu vị gia đình), 6 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước sôi, ½ quả chanh.
Cách làm nước mắm chua ngọt cứ ăn là ghiền
Bước 1: Bỏ tỏi ớt bằm vào chén. Cho đường vào. Thêm nước cốt chanh vào quậy lên, lấy xác tép chanh cho luôn vào chén.
Bước 2: Tiếp theo cho nước sôi vào quậy đều cho sệt kẹo. Cuối cùng cho nước mắm vào khuấy thật đều cho tan hết đường là xong.
Lưu ý khi làm nước mắm chua ngọt:
- Cho thứ tự như trên. Vì cho chanh trước khi cho nước sôi và mắm vào tỏi ớt mới nổi lên.
- Nước mắm pha chua ngọt ngon hay không là nhờ nước mắm. Bạn nên chọn nước mắm có độ đạm cao để pha nước chấm khi ấy chén nước chấm mới ngon đậm đà hương vị.
- Khi muốn điều chỉnh độ ngọt, mặn hay chua thì bạn có thể thêm đường trực tiếp vào tô, nhưng nếu muốn thêm nước mắm hoặc chanh, bạn nên múc ra chén và cho vào chén. Nếu bạn cho trực tiếp vào tô sẽ làm tỏi ớt bị chìm hết xuống đáy.
Cách làm cơm tấm
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cơm tấm: 150 gram gạo tấm, một chút muối, dầu ăn hoặc bơ.
Cách làm cơm tấm
Bước 1: Cho lượng gạo tấm đã chuẩn bị vào nồi cơm điện rồi đem vo sạch với 3 lần nước. Sau đó, ngâm gạo trong khoảng từ 20 – 30 phút cho nở đều, khi nấu cơm sẽ chín đều và không bị nát.
Bước 2: Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn chắt bỏ nước cũ và cho một lượng nước mới vào để đem đi nấu cơm.
Lưu ý: Lượng nước nấu sẽ tùy thuộc từng loại gạo và sở thích ăn khô hay ướt của bạn. Tuy nhiên, để có một chén cơm tấm ngon thì bạn cần cho nước để nấu bằng số bát gạo cộng thêm ½ chén.
Bước 3: Trước khi cho vào nồi cơm điện để nấu, bạn cho thêm khoảng ½ thìa cà phê muối và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Nếu có thể dùng bơ để thay thế với lượng tương tự. Việc này giúp cho cơm tấm sau khi chín sẽ không bị cháy ở nồi, cơm có mùi vị hấp dẫn và màu sắc óng vàng hấp dẫn.
Bước 4: Bạn cho lòng nồi cơm vào trong nồi và thực hiện như cách nấu cơm bình thường. Sau một khoảng thời gian, nồi sẽ nhảy nút, báo hiệu cơm đã chín thì bạn để khoảng thêm 15 phút nữa thì rút phích cắm nhé.
Bước 5: Bạn khoan vội mở nắp mà ủ cơm thêm khoảng 10 – 15 phút nữa. Việc này, giúp cơm tấm khô bề mặt, hạt cơm không bị dính vào thân nồi và chín đều.
Lưu ý: Sau khi nấu cơm chín, bạn đem mời mọi người thưởng thức luôn khi còn nóng nhé. Bởi khi cơm nguội, sự thơm ngon của cơm cũng sẽ bị mất đi một phần.
Cách trang trí cho dĩa cơm tấm đúng chuẩn Nam Bộ
Cách pha nước mắm ngon giúp dĩa cơm tấm thêm phần ngon
Sườn: Sườn để ăn với cơm tấm phải là loại sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt, sau đó đem nướng.
Chả: Gọi là chả hoặc chả trứng, được làm từ trứng, cua, thịt xay, nấm mèo và bún tàu. Chả trứng sau khi chín sẽ được cắt thành hình chữ nhật hoặc xát lát.
Trứng: Trứng chiên ốp la.
Bì: là hỗn hợp nhiều thứ, thường gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thính và gia vị.
Mỡ hành: Là hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi trộn với tóp mỡ chiên. Mỡ hành giúp cơm tấm có độ béo đặc trưng, tuy nhiên một số người không ăn vì nhiều lý do sợ béo.
Đồ chua: Thường làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ.
Qua bài chia sẻ về cách thực hiện món cơm tấm và cách làm nước mắm chua ngọt, hy vọng với các công thức trên bạn sẽ thực hiện được một bữa cơm tấm đầy đủ hương vị cho gia đình. Chúc bạn thành công và ngon miệng.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách làm nước mắm kho quẹt ngon
- Bí quyết làm nước mắm ruốc thơm ngon, đơn giản ngay tại nhà
- Cách làm vịt chiên nước mắm chiêu đãi gia đình cuối tuần
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!