Hướng Dẫn Thiết Kế Cắt May Đầm Xòe Công Chúa Cho Các Nàng Yêu Thích Phong Cách Vintage – Học May

Biết may thì nhất định phải may cho bản thân mình những bộ đồ thật xinh đẹp để diện thỏa thích đúng không nào? Hôm nay Hocmay.vn sẽ chia sẻ với các bạn cách thiết kế và cắt may một chiếc đầm liền xòe kiểu vintage xinh yêu hết nấc cho bạn mặc dạo phố ngày hè này nhé. Các bước thực hiện sẽ được hướng dẫn cụ thể để bạn có thể dễ dàng làm theo đấy.

Bạn đang xem bài viết: Hướng Dẫn Thiết Kế Cắt May Đầm Xòe Công Chúa Cho Các Nàng Yêu Thích Phong Cách Vintage

Tổng hợp Đầm Công Chúa Tay Phồng giá rẻ, bán chạy tháng 9/2022 - BeeCost

Đặc điểm chiếc đầm này: Đầm liền 2 dây, phía thân trên có ly chiết ngực và eo tạo phom. Phần chân váy xòe xếp nhún tại eo. Đầm có kéo khóa giúp mặc dễ dàng.

Nguyên liệu may đầm xòe công chúa vintage

+ Vải may: Bạn có thể lựa chọn loại vải theo sở thích. Chiếc váy mẫu trong hình sử dụng vải màu sắc xanh nhẹ, họa tiết caro (gingham).

+ Khóa kéo giọt lệ.

+ Dây viền ren trang trí.

+ Chỉ may có màu phù hợp với vải.

* Trước khi cắt vải bạn có thể giặt và là vải để tránh vải bị co giãn dẫn đến sai kích thước sau này nhé.

Xem thêm bài viết: dọn dẹp và làm mới tủ quần áo

Dụng cụ cần thiết may phong cách Vintage

+ Máy may

+ Máy vắt sổ

+ Những vật dụng hỗ trợ may cơ bản: Bàn ủi, kéo cắt vải, kéo cắt giấy, ghim, kim băng…

Các bước tiến hành may đầm xòe công chúa

Bước 1: Thiết kế và cắt mẫu

Để thiết kế mẫu rập bạn sẽ cần hai số đo: chu vi vòng eo của bạn và khoảng cách từ vòng eo đến điểm gấu váy – chiều dài phần chân váy (dưới đầu gối / trên đầu gối / mắt cá chân).

+ Thiết kế chân váy: Để tính chiều rộng chân váy: Chia vòng eo của bạn thành hai và sau đó nhân với 3.

Ví dụ, vòng eo là 60 cm. Cộng thêm 1 cm cho lượng cử động = 61 cm rồi chia hai = 30,5 cm. Sau đó nhân 30,5 cm x 3 = 91,5 (cm). 91.5 cm sẽ là chiều rộng của chân váy

Khoảng cách từ eo đến điểm mà bạn muốn gấu váy kết thúc là chiều dài của chân váy.

Dưới đây là hình minh họa cho việc thiết kế chân váy của bạn. Sau khi vẽ theo thông số dài rộng tính ở trên, bạn thêm 1,5 cm phụ cấp đường may xung quanh. Sau khi có mẫu rập, bạn cần cắt 2 mảnh vải cho phần chân váy này. Một mảnh là mặt trước của váy, mảnh còn lại sẽ là mặt sau của váy. Đánh đấu vị trí tra khóa giọt lệ

+ Thiết kế phần thân trên

Để thiết kế phần thân trên, hãy tìm một chiếc áo vừa vặn với bạn. Hãy chắc chắn rằng nếu bạn chọn gingham hoặc vải không co giãn khác, bạn cũng sẽ cần lấy một chiếc áo không co giãn để làm mẫu.

Đặt thật phẳng chiếc áo lên giấy, bạn có thể gập đôi áo như trong hình dùng bút vẽ theo các đường vòng cổ, vòng nách sườn và gấu. Sau đó vẽ mẫu rập như trong hình.

Với vòng eo, bạn có thể áp dụng công thức sau để lấy được độ rộng eo:

Thân trước: (Vòng eo + 1) /4 + 3 cm. 3 cm là độ lớn ly chiết.

Thân sau: (Vòng eo + 1) /4 + 2 cm. 2 cm là độ lớn ly chiết.

Ở thân trước bạn cũng thiết kế ly ngực khoảng 1 cm như hình.

Thêm 1.5 cm phụ cấp đường may xung quanh sườn và eo, 1.2 cm cổ và vòng nách.

Tiếp theo là cắt vải theo mẫu rập vừa thiết kế.

Cắt thêm 4 dải dây làm dây áo.

Bước 2: May chắp chân váy

Đầu tiên, vắt sổ xung quanh hai mảnh vải mà bạn vừa cắt.

Đặt hai mảnh vải cho mặt phải của chúng quay vào nhau, dùng ghim cố định hai bên sườn sau đó may chắp hai bên sườn. Đường may cách mép vải 1.5 cm. Chú ý bên có may khóa chỉ may đến vị trí đánh dấu và lại mũi thật chắc chắn.

Sau khi may, dùng bàn ủi là rẽ hai đường may thật phẳng.

Bước 3: Rút nhún váy

Bước tiếp theo là bạn thực hiện rút nhún phần eo của chân váy lại. Rút nhún có nhiều cách, có thể làm bằng máy may cũng có thể khâu tay. Bạn có thể tham khảo những kỹ thuật rút nhún bèo trong bài viết dưới đây nhé.

Rút nhún cho đến khi bạn đạt được độ dài bằng (Độ lớn vòng eo + 1) cm nhé.

Bước 3: May phần thân trên

Bắt đầu với việc may các ly chiết ở thân trước và sau, sau khi may, dùng bàn ủi là cho chúng lật về phía trung tâm rồi vắt sổ xung quanh.

Tiếp theo, đặt thân áo phía trước và phía sau cho mặt phải chúng quay vào với nhau, ghim và may hai thân lại với nhau tại một bên đường sườn không tra khóa. Dùng bàn ủi là rẽ thật êm phẳng đường may. Ở bên sườn tra khóa bạn có thể may lược nếu muốn.

Là gập các đường nách và cổ lại khoảng 1.2 cm. May đường may cách mép vải khoảng 7 mm.

May gập 4 các sợi dây áo rồi may vào với thân như hình trên.

Sau đó, bạn may sợi viền ren vào nách và cổ để chiếc váy thật xinh hơn nhé.

Bước 4: May thân trên vào với chân váy

Lộn mặt trái chân váy ra ngoài, thân trên để nguyên cho mặt phải ở phía ngoài. Lồng thân trên vào chân váy.

Căn chỉnh cho các đường sườn khớp nhau. Dùng ghim cố định lại phần eo như hình dưới.

May váy và thân áo với nhau. Chú ý tại bên tra khóa lại mũi chắc chắc hai bên.

Dùng bàn ủi là cho đường may lật lên thân trên.

Bước 5: Tra khóa giọt lệ vào với sườn.

Để tra khóa giọt lệ, bạn sẽ cần chân vịt tra khóa chuyên dụng. Bạn có thể tham khảo các bước tra khóa giọt lệ dưới đây.

Bước cuối cùng: may viền gấu

Gập gấu lên 4 cm, dùng bàn ủi là phẳng và may bản to gấu 3 cm.

Vậy là hoàn thành rồi đó, bây giờ cùng ngắm nghía thành quả nào.

Tổng kết

Hãy thử chiếc váy của bạn, thêm chiếc đai đễ thương vào eo để tạo điểm nhấn.

Chiếc váy thật xinh đẹp và đáng yêu đúng không nào.

Hy vọng bài viết hữu ích này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức may vá Chúc các bạn thành công!