3. Có thể giúp ngăn ngừa loãng xương
Collagen có thể cải thiện sự hình thành và mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Lượng collagen trong chân gà có thể kích thích các tế bào tạo xương, giúp duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh, từ đó giúp giảm nguy cơ loãng xương.
4. Giảm triệu chứng ốm nghén
Nhiều mẹ bầu ốm nghén, chán ăn, nhất quyết không đụng đũa đến các món thịt nhưng lại thèm nhâm nhi món chân gà. Thứ nhất là do chân gà không chứa thịt nên không gây ngán.
Thứ hai là chân gà có thể chế biến thành nhiều món có khả năng kích thích khẩu vị của mẹ bầu, điển hình là món chân gà sả tắc. Bầu ăn chân gà sả tắc được không?
Đây là món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, rất thích hợp để mẹ bầu nhâm nhi trong lúc vật vã với những cơn ốm nghén, ngán cơm ngán thịt.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Tất cả thông tin và giải đáp ở đây cho mẹ bầu
Bầu ăn chân gà được không?
Chân gà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe không thua gì thịt gà. Mẹ vẫn còn thắc mắc bầu ăn chân gà được không? Mẹ lo lắng có bầu ăn chân gà được không vì sợ con sinh ra có chân vòng kiềng?
Đây là quan niệm được truyền miệng trong dân gian và không có cơ sở khoa học nên mẹ không cần lo lắng nhé. Mẹ hoàn toàn có thể ăn được chân gà trong giai đoạn thai kỳ, miễn là đảm bảo được các nguyên tắc ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vậy bầu 3 tháng đầu ăn chân gà được không? Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ khá nhạy cảm nên mẹ rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Đây cũng là thời điểm ốm nghén dữ dội nhất của nhiều mẹ bầu.
Nếu mẹ thèm ăn chân gà trong giai đoạn này, mẹ vẫn có thể ăn được. Món ăn này vừa đem đến dưỡng chất, lại vừa giúp mẹ làm dịu các triệu chứng khó chịu của ốm nghén.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý là cho dù có thèm đến thế nào, thì cũng chỉ nên ăn lượng chân gà vừa phải thôi nhé. Việc ăn quá nhiều một món ăn nào đó cũng đem đến những tác dụng phụ, dễ thấy nhất là tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể sẽ không đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Mách mẹ bầu cách ăn chân gà an toàn và bổ dưỡng
Có bầu ăn chân gà được không? Câu trả lời là được, tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số điểm sau.
- Mua chân gà sạch: Chân gà được bày bán phổ biến ở nhiều nơi như chợ, cửa hàng, siêu thị, các khu giết mổ, các quán ăn. Mẹ nên tìm mua chân gà ở những cửa hàng uy tín, tốt nhất là những nơi có chứng nhận kiểm định. Ngoài ra, mẹ nhớ kiểm tra kỹ càng chất lượng chân gà khi mua. Những cặp chân có vẻ bẩn hoặc da bị bỏng trông giống như vết chai là dấu hiệu của việc vệ sinh kém.
- Sơ chế sạch sẽ: Chân gà là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đất, cát. Vì vậy, sau khi mua về, mẹ cần chà rửa nhiều lần, rửa với nước muối cho thật sạch sẽ. Nếu chân gà không được sơ chế vệ sinh sẽ có nguy cơ gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, nhiễm khuẩn, ngộ độc.
- Cẩn thận tình trạng hóc, nghẹn: Chân gà có nhiều gân và xương nhỏ, vì vậy mẹ nên cẩn thận và chậm rãi khi ăn, tránh tình trạng hóc xương.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn đậu Hà Lan được không? Lợi ích không ngờ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!