Cúng tạ đất gồm những gì? Cần chuẩn bị vật lễ và bài khấn, nghi thức thực hiện ra sao?
Đối với người Việt, cúng tạ đất là một nghi thức quan trọng mỗi khi làm việc có liên quan đến đất đai, như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… Cúng tạ đất thể hiện sự tôn kính đối với Thổ Công, hay còn gọi là Thổ thần hay Thổ Địa – người cai quản một vùng đất nào đó.
Ý nghĩa cúng tạ đất trong tín ngưỡng người Việt
Theo quan niệm của ông bà ta từ xa xưa, mỗi mảnh đất nơi chúng ta sinh sống, làm ăn đều có một vị thần đứng ra trông coi, cai quản, giữ cho đất được yên. Khi làm bất cứ việc gì liên quan đến đất đai cũng phải có lễ để xin phép, báo cáo với vị thần đó, mong cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Hoặc, nhiều gia đình, vào những ngày như mùng 1, ngày rằm, giỗ chạp, lễ, Tết, cũng thường làm lễ khấn Thổ Công.
Cúng tạ đất là nghi thức, cách thức thể hiện sự thành kính, lòng tin của gia chủ đối với Thổ Công. Đây không hẳn là nghi thức bắt buộc nên với những gia đình bận rộn, có thể kết hợp với các lễ khác như lễ cúng ông Công ông Táo, lễ hóa vàng sau Tết, rằm tháng Giêng…
Cúng tạ đất diễn ra vào thời gian nào?
Thông thường, việc cúng tạ đất (Thổ Công) sẽ diễn ra vào đầu năm, cuối năm, cúng đất khi mới mua, lễ Tết… hoặc khi thực hiện các công việc cần đụng chạm tới long mạch như xây dựng công trình, làm nhà, đào giếng…
Tùy theo mục đích của từng gia đình mà lễ tạ đất có thể thực hiện vào những thời điểm khác nhau.
Lễ cúng tạ đất dịp đầu năm và cuối năm thường là để báo cáo với Thổ Công những việc đã làm được trong năm cũ, cầu mong sự phù hộ để sang năm mới được bình an, nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi, nhiều thành công, cuộc sống ấm no, thịnh vượng.
Ở đa số các vùng trên cả nước hiện nay, lễ cúng tạ đất đầu năm sẽ diễn ra vào ngày làm lễ hóa vàng hoặc rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Riêng một số tỉnh như Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi…. nghi lễ cúng đất đầu năm thường sẽ được tiến hành vào tháng 2 âm lịch.
Lễ cúng tạ đất khi có hoạt động liên quan đến đất đai được thực hiện vào thời điểm đó, trước khi bắt đầu khởi công, tác động đến đất để xin phép, cầu cho mọi việc thuận buồm xuôi gió.
Cách Bày Ngựa Cúng Tạ Đất
Theo quan niệm dân gian, trong mỗi gia đình đều tồn tại thần Thổ Công Thổ Địa và chính vị thần này là người cai quản tài lộc của gia đình.
Đồng thời bảo vệ gia đình đó khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ. Và trong thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới; các gia đình lại thực hiện nghi lễ cúng tạ đất để cảm tạ những vị thần này đã ngày đêm không biết mệt mỏi; vì sự bình yên của gia đình trong 1 năm qua.
Thông qua lễ tạ đất đầu năm này, con cháu trong gia đình cũng dâng lên ông bà tổ tiên những món ăn ngon nhất để cảm tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của thế hệ đi trước. Cũng như thể hiện lòng biết ơn vì ông bà tổ tiên đã phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp nhiều may mắn trong suốt một năm đã qua.
Đây cũng được cho là ý nghĩa quan trọng nhất của nghi lễ này; thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt và là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh cần được duy trì và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Trong khi tìm hiểu cách bày ngựa cúng tạ đất, người cúng cần sắm bộ lễ vàng mã gồm:
- 5 con ngựa, trong đó : 5 con ngựa 5 màu ( đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.
- 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo; hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
- 1 cây vàng hoa đỏ ( 1000 vàng )
- 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền ( dâng gia tiên)
Cách Cúng Tạ Đất
Lễ tạ này mang ý nghĩa tri ân chư vị Thổ Thần đã hộ trì cho mình. Nếu làm lễ thì có thể làm ngay tại ban thờ Phật nhà mình. Chúng ta bạch thỉnh các vị ấy lên và bạch nôm na như thế này: “Hôm nay là ngày cuối năm 23 tháng Chạp, chúng con sắm sửa mâm cơm chay tịnh.
Trước là cúng dường trên mười phương chư Phật, chư Bồ tát, Thánh Hiền; thứ nữa là cúng dường cho hết thảy chư vị chư thiên; chư thần, Thổ Thần, Thổ địa, Long Thần ở đây, mong các vị hộ trì cho chúng tôi”.
Rồi sau đó chúng ta phát nguyện sám hối, tụng kinh, bố thí; phóng sinh để hồi hướng phúc báu cho họ. Tuy nhiên, việc tri ân không bắt buộc, nếu chúng ta không có thời gian thì cũng không sao cả.
Lễ Vật Cúng Tạ Đất
Bên cạnh việc tìm hiểu cách bày ngựa cúng tạ đất, người cúng cũng cần biết các lễ vật cúng. Đồ lễ không yêu cầu quá cầu kỳ; mâm cao cỗ đầy mà yêu cầu quan trọng nhất là con người phải thành tâm, thành kính. Tuy nhiên, mâm lễ vẫn nên gồm tối thiểu những vật phẩm sau đây để đảm bảo sự sang trọng và lịch sự :
Quả tươi: nên sử dụng những loại quả tròn trịa; mang ý nghĩa tốt đẹp và có màu sắc bắt mắt như cam, quýt, xoài, lê, táo, ổi. Không nên sử dụng những loại quả có mùi khó chịu; có hình dáng xấu xí, nhiều gai nhọn như mít hay sầu riêng. Đặc biệt, không được phép sử dụng những loại quả đã chín quá hoặc thối, quả dập hay quả giả không ăn được.
Mâm lễ mặn, do gia chủ chuẩn bị tùy tâm theo điều kiện của gia đình. Trong đó, mâm lễ này nên có:
- Một bộ tam sên, bao gồm 1 khổ thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc; 1 con tôm luộc tượng trưng cho Thiên – Địa – Thủy.
- Một con gà luộc. Gà luộc nên để cả con và có thể ngậm bông hoa hồng trong miệng. Trường hợp gia chủ có điều kiện hơn có thể chuẩn bị một chiếc thủ lơn luộc để thay thế.
- Một đĩa heo quay.
- Giò lụa, chả quế.
- Một vài món xào.
- 1 đến 2 món canh.
- Xôi, tốt nhất nên sử dụng xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh, không nên sử dụng xôi ngô hoặc xôi đỗ đen.
- Ngoài ra, trong mâm lễ cúng cần có thêm trà, thuốc lá, rượu trắng, oản, trầu cau và bánh kẹo.
Mâm Lễ Cúng Tạ Đất
Đối với những gia đình theo đạo Phật, ăn chay kiêng đồ mặn; có thể chuẩn bị mâm cúng tạ đất đầu năm gồm những vật phẩm như:
- Xôi.
- Oản.
- Bánh bao chay.
- Một vài món ăn chay như canh rau, đậu phụ,…
- Chè, thuốc lá và bánh kẹo.
- Hoa quả tươi.
Ngoài ra, khi chuẩn bị cho lễ tạ đất đầu năm, gia chủ cũng nên chuẩn bị trước bài văn khấn tạ đất. Bài văn khấn này khá dễ tìm và gia chủ có thể tham khảo trong tuyển tập văn khấn cổ truyền Việt Nam.
Văn Khấn Cúng Tạ Đất
Bài Cúng Tạ Đất Đầu Năm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!