Khi chế biến bột cho trẻ cần hạn chế nêm mì chính (bột ngọt) và muối, chỉ tận dụng vị ngọt có sẵn từ thực phẩm vì ăn mặn không tốt cho thận của bé. Các dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, người chế biến cần rửa tay trước khi thực hiện và sau khi cho trẻ ăn. Cho ăn nhiều thức ăn hơn mỗi khi trẻ bị bệnh và sau khi khỏi bệnh.
Nếu em bé ăn bột no mà cho bé bú mẹ ngay có thể làm bé dễ ói, do thức ăn quá nhiều trong đường tiêu hóa hoặc khiến bé tăng cân nhanh, gây thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nếu lượng bột quá ít, bé ăn chưa đủ no thì việc bú mẹ dặm thêm sẽ không khiến bé bị nôn ói, khó tiêu. Các chất dinh dưỡng trong bột ăn dặm và trong sữa mẹ không có tương kỵ nhau vì vậy phụ huynh đừng quá lo lắng.
Mặt khác, trẻ nhỏ có xu hướng ghiền bú sữa mẹ, nếu trẻ đã đến tuổi ăn dặm mà mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ liên tục, thậm chí bú ngay trước cữ bột có thể khiến cho bé lười ăn, trong khi chỉ bú duy nhất sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé tăng trưởng ở độ tuổi 6 tháng trở lên. Những trẻ nghiện bú mẹ thường ăn rất ít và suốt ngày “đeo mẹ”, nếu không tập cho bé đến giờ ăn phải ăn, đến cữ bú mới bú, khi đó bé sẽ rất dễ bỏ ăn để chờ bú, gây biếng ăn và chậm tăng cân.
Nếu trẻ tăng cân chưa tốt hoặc khó ăn kéo dài, các bậc phụ huynh nên mang trẻ đến khám dinh dưỡng để kiểm tra trẻ có mắc các vấn đề về sức khỏe nào dẫn đến biếng ăn hay tình trạng kém hấp thu hay không.
Giai đoạn cho trẻ ăn dặm cần hết sức kiên trì, không nên ép trẻ ăn, không tự ý quyết định lượng thức ăn của trẻ mà cần cho trẻ ăn dựa trên nhu cầu, quan trọng nhất là phải khuyến khích, động viên trẻ và có sự tương tác giữa mẹ và bé. Thông thường trẻ sẽ ăn dặm theo nguyên tắc là mẹ lựa chọn thức ăn, trẻ lựa chọn lượng ăn.
Tạm ngừng bữa ăn ngay khi trẻ không ăn nữa, sau đó lại tiếp tục. Trong bữa ăn bố mẹ nên trò chuyện vui vẻ, tiếp xúc bằng mắt với trẻ để dễ dàng nhận biết tín hiệu của con, ví dụ tín hiệu đòi thức ăn, không muốn ăn, không thích loại thức ăn này… Không cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn dặm.
Không khí gia đình trong bữa ăn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến trẻ, khi ăn cùng cả nhà trẻ có thể nhìn thấy người khác ăn và bắt chước theo. Nếu được bố mẹ hay cho trẻ cầm thức ăn tự ăn, mặc dù trẻ chắc chắn sẽ làm rơi vãi nhưng cách này khiến trẻ tự lập hơn, thích thú và ăn nhiều hơn. Không để trẻ xao nhãng vào những việc khác như xem điện thoại, tivi trong bữa ăn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!